【bảng xếp hạng hạng nhất bóng đá anh】Bộ trưởng Nội vụ: Khó hoàn thành sáp nhập huyện, xã trước tháng 10
Chiều 21/8,ộtrưởngNộivụKhóhoànthànhsápnhậphuyệnxãtrướcthábảng xếp hạng hạng nhất bóng đá anh Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề thứ 2, trong đó có nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã.
Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (đoàn Bắc Kạn) cho biết, trong báo cáo của Chính phủ có nêu, sau 4 năm vẫn còn 58/706 cán bộ, công chức cấp huyện, 1.405/9.694 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư chưa được sắp xếp, giải quyết chế độ.
Ngoài ra, có 5/6 ĐVHC đô thị cấp huyện hình thành sau sắp xếp chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đô thị; 43/152 ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạchvà 58/104 ĐVHC đô thị cấp xã hình thành sau sắp xếp đều có nguyên nhân là phụ thuộc vào nguồn lực và khả năng cân đối ngân sách của các địa phương.
Trong khi đó, đa số các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, gặp khó khăn về nguồn kinh phí để thực hiện.
“Đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết giải pháp căn cơ để tháo gỡ những vướng mắc, tồn tại trên?”, nữ đại biểu tỉnh Bắc Kạn chất vấn.
Vận dụng các chính sách hiện có để sắp xếp xong cán bộ dôi dư
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc sắp xếp cán bộ dôi dư sau khi sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 đã được giải quyết khá cơ bản. Đến nay số cán bộ, công chức dôi dư ở cấp huyện là 58 người (chiếm 8,22%) và ở cấp xã là 1.405 người (chiếm 14,49%).
"Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đến hết năm 2025 phải giải quyết xong số này", Bộ trưởng Nội vụ nói.
Vừa qua, để giải quyết tồn đọng giai đoạn trước và chuẩn bị cho giai đoạn 2023 -2030, Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt, ban hành nhiều nghị định quan trọng.
Trong đó, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 29/2023 quy định về tinh giản biên chế; trong đó dành riêng 1 khoản cho sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư khi sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
Ngoài ra, với cấp xã còn có Nghị định 33/2023 quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, cũng là điều kiện thuận lợi để sắp xếp cán bộ, công chức cấp xã dôi dư.
"Chúng tôi mong muốn các địa phương quan tâm, tập trung làm trên cơ sở chính sách đã có. Hiện có 46/54 địa phương trong diện sắp xếp đã có nghị quyết của HĐND để hỗ trợ thêm ngoài các quy định chung của Chính phủ là rất tốt", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nội vụ mong các địa phương rà soát, xem xét, công khai, dân chủ, công bằng để tiếp tục vận dụng các chính sách hiện có của Trung ương và địa phương giải quyết dứt điểm với cán bộ, công chức dôi dư.
Liên quan đến điều chỉnh quy hoạch đô thị và phân loại đô thị hình thành sau sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2019 – 2021, bà Trà nhìn nhận đây là một tồn đọng đúng như đại biểu nêu.
“Có thể nói, đây là một nhiệm vụ rất lớn, giai đoạn qua có một số khó khăn, chưa kịp điều chỉnh. Bởi vì thời điểm đó thực hiện theo quy hoạch tỉnh, sau đó mới rà soát các quy hoạch đô thị… Chính vì vậy có những địa phương chậm trễ. Tuy nhiên, cũng có địa phương làm rất tốt”, Bộ trưởng Nội vụ nêu thực tế.
Trong thời gian tới, Bộ trưởng Nội vụ đề nghị các địa phương căn cứ vào các quy định đã có nỗ lực hơn để hoàn tất các nhiệm vụ của giai đoạn trước và chuẩn bị cho cả giai đoạn sau.
Thường vụ Quốc hội sẵn sàng họp đêm, họp ngày
Đại biểu Hoàng Quốc Khánh (đoàn Lai Châu) dẫn báo cáo của Chính phủ cho thấy, giai đoạn 2023 - 2025, cả nước thực hiện sắp xếp 49 đơn vị cấp huyện và 1.247 đơn vị hành chính cấp xã của 53 địa phương; việc sáp nhập phải hoàn thành trước tháng 10/2024.
Tuy nhiên, đến nay mới có 3 địa phương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và 3 địa phương đang trình thẩm tra nên thời gian không còn nhiều.
“Đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết việc thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong thời gian qua có bị chậm tiến độ không? Trách nhiệm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào? Bộ trưởng cho biết các giải pháp trong thời gian tới để đảm bảo tiến độ đề ra?”, ông Khánh hỏi.
Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Nội vụ nhìn nhận giai đoạn 2023 – 2025, số lượng ĐVHC sắp xếp rất lớn nhưng tiến độ hiện nay còn rất chậm.
Đến thời điểm này, Bộ đã tiếp nhận hồ sơ của 43/54 tỉnh trong diện sắp xếp; đã hoàn thành thẩm định 32 hồ sơ; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 3 hồ sơ.
Nêu thực tế còn 10 địa phương chưa gửi hồ sơ về Bộ Nội vụ để thẩm định, Bộ trưởng lo lắng, với tiến độ này thì rất khó hoàn thành trước tháng 10.
“Chúng tôi cho rằng trách nhiệm này trước hết có trách nhiệm của Bộ Nội vụ và các địa phương. Bởi vì ngay từ khi có Nghị quyết 35, Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo, địa phương cũng lập ban chỉ đạo. Thủ tướng cũng tổ chức hội nghị rất sớm để triển khai nhưng nhìn chung khi triển khai khối lượng công việc rất lớn, yêu cầu của Nghị quyết 35 chặt chẽ hơn", Bộ trưởng Nội vụ lý giải.
Bên cạnh đó, khi thực hiện nhiều địa phương kết hợp mở rộng không gian đô thị cấp huyện, cấp xã,… trong khi chưa xây dựng được kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch. Do vậy, các hồ sơ hiện nay còn vướng mắc cơ bản xoay quanh vấn đề này.
"Chúng tôi thấy có trách nhiệm Bộ Nội vụ và các bộ ngành liên quan nhưng đồng thời cũng có trách nhiệm của các địa phương", Bộ trưởng Nội vụ nhìn nhận.
Bà Trà nêu thực tế, có địa phương làm rất tốt như Nam Định sắp xếp 77 ĐVHC cấp xã, còn lại 51 đơn vị. Cho nên nếu địa phương nỗ lực, quyết tâm cao, tập trung quyết liệt cho việc này thì sẽ làm được.
Bộ trưởng cho biết, tới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch đô thị nhưng địa phương cần cố gắng thì mới hoàn thành nhiệm vụ này.
Ở vị trí điều hành, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Chủ tịch Quốc hội đã có chỉ đạo, Thường vụ Quốc hội cũng thường xuyên phối hợp chặt chẽ và đã có chương trình họp, kể cả họp đêm, họp ngày, thứ 7, Chủ nhật và sẵn sàng dành 1, 2 ngày khi Chính phủ trình nội dung này.
Ông cho biết, trong chiều mai, Thường vụ Quốc hội sẽ có chương trình xử lý hồ sơ 3 tỉnh mà Chính phủ mới trình và ra nghị quyết để tháo gỡ một số khó khăn.
"Tinh thần Chính phủ và Thường vụ Quốc hội là phối hợp hết sức chặt chẽ để chỉ đạo các địa phương làm khẩn trương", Phó Chủ tịch Quốc hội nói và mong các đại biểu ủng hộ, tăng cường giám sát các địa phương để thực hiện đúng nghị quyết của Quốc hội, phấn đấu cơ bản xong trong tháng 9.
Ba tỉnh đầu tiên sáp nhập đơn vị hành chính để giảm 1 huyện, 53 xã
100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt sáng nay biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của các tỉnh Nam Định, Sóc Trăng, Tuyên Quang.(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xử phạt hơn 1,2 tỷ đồng vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp
- ·Quản lý tài sản tại các đơn vị sự nghiệp có gì mới?
- ·Chứng khoán Mỹ, châu Âu tăng điểm trong phiên 8/11
- ·“Cất cánh dễ dàng với Vietnam Airlines” bằng thẻ nội địa
- ·Chủ tịch nước trao quyết định thăng quân hàm cho các sỹ quan cấp cao
- ·Lao động, việc làm quý IV có nhiều dấu hiệu khởi sắc
- ·Sách giúp nói tiếng Nhật như người Nhật
- ·Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm, rét hại, vùng núi cao dưới 0 độ C
- ·Tin bão mới nhất: Bão số 1 giật cấp 10 uy hiếp các tỉnh Phú Yên – Bình Thuận
- ·Trưng bày gần 30 ấn bản sách đẹp, đặc biệt
- ·Công ty CP Cao su Đà Nẵng với chương trình 5S
- ·Infographics: 10 sự kiện Việt Nam nổi bật năm 2020 do TTXVN bình chọn
- ·Đặc trưng hương vị biển!
- ·Thị trường tiền điện tử toàn cầu giảm 1.400 tỷ USD trong 2022
- ·Daniel Hauer
- ·Ô tô điện rao bán trên mạng sẽ không được lưu thông
- ·Những người phụ nữ dũng cảm đối mặt với súng trường
- ·Ngày 31/12, công bố thành lập TP. Thủ Đức
- ·Học sinh ngộ độc khí: Cắt điện Công ty Thép Việt Nhật nếu không khắc phục sự cố
- ·Chờ đợi tin mới, chứng khoán châu Á giảm điểm phiên sáng 12/12