【kết quả spezia】Tân tổng thống Hàn Quốc với hy vọng hóa giải "thế cờ bí"
Bước vào Nhà Xanh đúng thời điểm nhạy cảm cả về đối nội và đối ngoại như vậy, vị Tổng thống thứ 19 của “xứ sở Kim Chi” sẽ phải đương đầu với những thách thức không hề nhỏ trong 5 năm tới.
Trên bàn cờ đối nội, sau nhiều bê bối tham nhũng và lạm dụng quyền lực lặp đi lặp lại trên chính trường, mới đây nhất là vụ “Choi-gate” liên quan đến cựu Tổng thống Park Geun-hye, người dân Hàn Quốc mang tâm lý chán ngán hệ thống chính trị hiện thời và khát vọng thay đổi.
Tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu cao nhất trong hơn 20 năm qua đã phản ánh khát vọng này của người dân Hàn Quốc.
Những bê bối chấn động liên quan tới các tập đoàn gia đình trị (chaebol), vốn được coi là có mối quan hệ ngầm với giới chính trị, khiến người dân Hàn Quốc xuống đường biểu tình rầm rộ đòi cải cách quan hệ nhà nước - doanh nghiệp theo hướng một nền kinh tế thị trường công bằng và minh bạch cùng với một hệ thống chính trị "sạch."
Điều này có nghĩa là vị tổng thống tiếp theo sẽ cần có những thay đổi chính trị sâu sắc hơn để dập tắt sự bất mãn trong dân chúng.
Câu hỏi hóc búa về chaebol nằm trong một bài toán lớn hơn về kinh tế Hàn Quốc. Nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á đang phải đối mặt với một loạt thách thức như nguy cơ suy thoái.
Đặc biệt, sau tác động của các đòn trả đũa kinh tế của Trung Quốc khi Hàn Quốc đồng ý cho Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), “cỗ máy” kinh tế này đã mất khả năng chịu đựng và rơi vào tình trạng đình trệ.
Bất ổn kéo dài và tương lai chưa chắc chắn khiến nhiều doanh nghiệp hoãn kế hoạch đầu tư và tuyển dụng trong khi các hộ gia đình phải “thắt lưng buộc bụng.”
Tháng 2 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 5%, cao nhất trong 7 năm qua. Trong khi đó, những nguy cơ từ bên ngoài, như khả năng Mỹ thực hiện một chính sách thương mại theo hướng bảo hộ hơn sẽ có thể gây thêm tác động tiêu cực. Rõ ràng kinh tế là bài toán có quá nhiều ẩn số đang chờ ông chủ mới của Nhà Xanh.
"Thế cờ” hóc búa trên bàn cờ ngoại giao cũng khiến tân Tổng thống Hàn Quốc phải đau đầu. Việc triển khai THAAD giống như “cái gai” trong quan hệ giữa Hàn Quốc với Trung Quốc.
Ngay từ đầu, ý tưởng về THAAD đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của Bắc Kinh và việc triển khai hệ thống này đã khiến Hàn Quốc gánh chịu những đòn trả đũa kinh tế nặng nề và làm quan hệ Trung-Hàn “tụt dốc.”
Trong khi đó, tuy THAAD là bằng chứng mới nhất của một mối quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn “nồng ấm,” nhưng tuyên bố mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đề cập việc buộc Seoul trả 1 tỷ USD chi phí triển khai THAAD, đã khiến người dân Hàn Quốc bất bình và đặt câu hỏi về quan hệ đồng minh lâu năm này.
Trước thực tế trên, ông Moon Jae-in đã tranh cử với cam kết xem xét lại quyết định triển khai THAAD. Đây được xem là “một mũi tên trúng hai đích”: có thêm thời gian tìm kiếm sự đồng thuận với Bắc Kinh và tìm cách “sửa chữa” quan hệ với Trung Quốc, đồng thời thương lượng lại với Mỹ về khía cạnh tài chính để không ảnh hưởng đến quan hệ đồng minh khăng khít giữa hai nước.
Cử tri Hàn Quốc đã trao cho ông Moon Jae-in một cơ hội và quyền lực thực sự để xem xét lại THAAD.
Tổng thống đắc cử sẽ phải tìm cách giải thoát Hàn Quốc khỏi thế bị mắc kẹt, sớm tìm ra một lối đi khôn khéo để vừa cân bằng quan hệ với nước lớn, trong khi đảm bảo ngăn chặn mọi nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia.
Trong quan hệ với Nhật Bản, ông Moon Jae-in sẽ phải hóa giải vấn đề “phụ nữ mua vui.” Chính quyền tiền nhiệm đã đạt một thỏa thuận với Tokyo về việc xin lỗi và đền bù tài chính cho các nạn nhân, tuy nhiên dường như đối với người dân xứ Hàn, thỏa thuận này vẫn không thỏa đáng.
Vụ một bức tượng “phụ nữ mua vui” được dựng lên trước Lãnh sự quán Nhật Bản ở thành phố Busan (Hàn Quốc) là một cách phản ứng gay gắt của người dân địa phương.
Khi còn là Chủ tịch đảng Dân chủ, ông Moon Jae-in đã chỉ trích chính quyền chưa thảo luận với các nạn nhân trước khi đạt thỏa thuận với Nhật Bản. Trên cương vị mới, ông có thể sẽ đàm phán lại thỏa thuận này theo hướng có lợi hơn cho người dân Hàn Quốc.
Một vấn đề được dư luận Hàn Quốc quan tâm hàng đầu là sự điều chỉnh chính sách của ông Moon Jae-in đối với Triều Tiên, sau khi quan hệ hai bên liên tiếp căng thẳng suốt thời gian cầm quyền của bà Park.
Sinh ra trong một gia đình gốc Triều Tiên di cư sang Hàn Quốc từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, tân tổng thống là người có tư tưởng tự do và ôn hòa hơn nhiều so với người tiền nhiệm.
Trong nhiều năm tham gia chính trường, và ngay trong thời gian vận động tranh cử vừa qua, ông Moon Jae-in luôn chủ trương hướng tới một cách tiếp cận mang tính hòa giải hơn với Bình Nhưỡng, qua đó kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.
Chính vì vậy, khi trở thành lãnh đạo Nhà Xanh, ông Moon được cho là sẽ thúc đẩy nhiều hơn nữa các cuộc đối thoại với Triều Tiên, khuyến khích các hoạt động kinh tế liên Triều...
Việc Hàn Quốc bầu chọn một lãnh đạo có cách tiếp cận theo hướng “bồ câu” hơn với Bình Nhưỡng, và việc Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng đàm phán trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể được xem là hai diễn biến “cùng chiều,” mở rộng hơn con đường dẫn tới một giải pháp cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Những bước đi cụ thể mà giới quan sát Hàn Quốc nhắc tới là khả năng hai bên sẽ đàm phán để mở cửa lại Khu công nghiệp Kaesong, biểu tượng của hợp tác liên Triều nhưng đã bị đóng cửa từ đầu năm 2016.
Bên cạnh đó, Seoul có thể cân nhắc nối lại viện trợ nhân đạo đã bị cắt đứt từ thời cựu Tổng thống Lee Myung-bak và Park Geun-hye.
[Bốn thách thức đối với Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Moon Jae-in]
Sau cơn “địa chấn chính trị” làm rung chuyển xứ Hàn, chiến thắng của ông Moon Jae-in trong cuộc chạy đua vào Nhà Xanh lần này đồng nghĩa với việc phe tự do tại Hàn Quốc chính thức trở lại chính trường sau 9 năm dưới quyền của phe bảo thủ.
Vị Tổng thống thứ 19 có nhiệm vụ nặng nề là khôi phục uy tín của hệ thống chính trị trong lòng dân chúng thông qua một cuộc “đại phẫu” chính trị nhằm tìm cách hàn gắn xã hội đang bị chia rẽ sâu sắc và củng cố khối đoàn kết dân tộc để vượt qua khó khăn, thách thức.
Cuộc bầu cử vừa qua đã giúp chấm dứt tình trạng khoảng trống lãnh đạo nguy hiểm kể từ khi bà Park Geun-hye bị phế truất, song còn đó vô số bài toán khó liên quan cả kinh tế, xã hội, an ninh và ngoại giao đang chờ nhà lãnh đạo mới đưa ra lời giải.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Về một thế hệ xếp bút nghiên
- ·Giải ngân đầu tư công TP.HCM tăng vọt lên 8.200 tỷ
- ·TKV nỗ lực đảm bảo đủ than sản xuất điện trong mùa cao điểm
- ·Giá vàng giảm, mua đầu tuần lỗ 400.000 đồng/lượng
- ·Bố mẹ làm phụ hồ, cháu bé ung thư phải ở nhà chịu đau đớn suốt 2 năm
- ·Hàng trăm ngàn tỷ đồng được cho vay sau giảm lãi suất
- ·Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: “Cầu nối” thông suốt giữa làng nghề và cơ quan quản lý Nhà nước
- ·Điều động, bổ nhiệm Cục trưởng Cục Thuế Hải Phòng và Quảng Ninh
- ·Ngã giàn giáo, người phụ nữ 'trụ cột' bị liệt hoàn toàn
- ·Vietcombank, Hòa Phát bứt phá và phát 'pháo hiệu' của dòng tiền tỷ USD?
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 6/2020
- ·Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc
- ·Cục Thuế Thừa Thiên Huế nỗ lực chống thất thu thuế thương mại điện tử
- ·Ngành Hải quan thu nộp ngân sách đạt 328.900 tỷ đồng
- ·Bố mẹ và anh mất sau tai nạn, bé 5 tháng tuổi khát sữa khóc cả ngày
- ·Ngân hàng BOC HCM chính thức tham gia triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7
- ·Trung Quốc chi tiền gấp 5 để mua rau quả, xe chở sầu riêng ùn ùn lên cửa khẩu
- ·Ngăn chặn trốn thuế qua phân tích rủi ro sử dụng hóa đơn điện tử
- ·Mơ ước cuối đời của cụ ông sống lay lắt một mình trong ngôi nhà dột nát
- ·Miến đao sâm