会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ty lê keo hom nay】Đêm duy nhất được ngoại tình của người Ma Coong trong năm!

【ty lê keo hom nay】Đêm duy nhất được ngoại tình của người Ma Coong trong năm

时间:2025-01-09 19:58:18 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:898次

Đã thành thông lệ,ĐêmduynhấtđượcngoạitìnhcủangườiMaCoongtrongnăty lê keo hom nay cứ đến ngày 16/1 (âm lịch) hằng năm, người Ma Coong (thuộc dân tộc Bru - Vân Kiều), ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình lại tổ chức lễ hội đập trống. Đây là lễ hội lớn và quan trọng nhất của người Ma Coong giữa đại ngàn Trường Sơn.

Lễ hội này gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức trên khoảnh sân rộng nhất của bản. Dưới tán của cây cổ thụ, người làng dựng một dãy nhà tranh nhỏ. Trong căn nhà chính làm nơi hành lễ, treo trang trọng chiếc trống. Khi trăng bắt đầu lên, đồ vật cúng được mang ra sắp đặt. 

Dân làng dựng dãy nhà  tranh nhỏ để hành lễ

Cũng như mọi năm, 18 mâm cơm cúng Giàng của bà con gồm có rượu cần, gà, cá, xôi, ngọn cây mây, khúc thân cây đoác. 

Cá để cúng Giàng phải được lấy từ khúc suối cấm, đây là khúc ngăn của con suối Aky. 3 giờ sáng ngày 16, già làng Đinh Xon được dân bản tín nhiệm là người thả lưới lấy cá cúng Giàng tại khúc suối này. 

Mâm cúng Giàng gồm có rượu cần, gà, cá, xôi

Tất cả thể hiện sự kính trọng của dân làng đối với Giàng, với các vị thần luôn che chở cho cuộc sống của bà con. Khi trăng lên ngang đầu là lúc vào giờ khai lễ. Già làng Đinh Xon đọc lời khấn cầu trời đất phù hộ cho dân bản sống yên lành, làm ăn no đủ, mùa màng bội thu. 

Xong phần hành lễ, lúa gạo được ném ra tứ phía, cầu mong thóc lúa đầy bồ, đầy nương. Sau vài lượt cúng khấn, già làng phát lệnh và lễ hội đập trống bắt đầu, dân bản cùng khách tham dự đều ùa vào đập trống.

Già làng Đinh Xon làm lễ cúng Giàng

Kết thúc phần lễ cũng là lúc tiếng trống hội vang lên, những thanh niên khỏe mạnh giành nhau dùi và trổ tài đánh trống mạnh, đánh trống nhanh. Những người không tham gia đánh trống thì cầm tay nhau nhảy múa quanh đống lửa. 

Trống hội được hoàn thành từ trước. Tang trống được làm bằng thân cây gỗ chi-cúp (một loại cây rỗng ruột), da bịt mặt trống được lấy từ da trâu, bịt trống bằng những cây mây già, chêm mặt trống cho căng là những thân tre già. Trống phải đánh cho thủng trước khi trời sáng thì trời đất mới chứng giám cho lòng thành của mọi người, trong năm mới mới được mùa màng. 

Vừa đánh trống, đám thanh niên vừa la vang rừng: “Roa lữ Giàng ơi”

Vừa đánh trống, đám thanh niên vừa la vang rừng: “Roa lữ Giàng ơi” nghĩa là “sướng quá trời ơi”. 

Năm nay, trống vỡ lúc 11 giờ 45 phút, theo tục lệ của đồng bào, thời điểm trống vỡ cũng là lúc các đôi trai gái kể cả những người đã có vợ có chồng sẽ đưa nhau tìm về với núi rừng, khe suối của bản làng để tự tình vì Giàng đã cho phép một đêm ngoài vợ ngoài chồng duy nhất trong năm. 

Sau khi trống vỡ, nam thanh nữ tú và cả những người đã có vợ chồng đều được phép dắt nhau đi tình tứ, chỉ còn lại những người lớn tuổi hoặc khách ở xa đến chơi.

Sau những phút giây tự do yêu thì Giàng cũng làm cho mặt trăng lặn, mặt trời lên, buộc đàn ông, đàn bà ai về nhà nấy. Họ trở về với gia đình vốn có, vợ chồng theo lời của Giàng vẫn hoà thuận lên nương, lên rẫy, chăm chỉ làm ăn đến mùa đập trống năm sau lại về trẩy hội. 

Theo truyền thuyết, ngày xưa ở vùng đất của người Ma Coong xuất hiện một con khỉ vàng gian ác. Hằng đêm nó thường vào rẫy của bà con ăn ngô, lúa khiến bà con liên tục mất mùa, đau ốm nên rất đói khổ. Dân làng đã quyết tâm phải đuổi con khỉ ác này đi, một hôm khỉ ác tìm đến bản, bà con đã khua trống khiến con khỉ bỏ đi, từ đó dân bản không bị phá hoại mùa màng nữa.

Để nhớ công lao vị Già bản tiên tổ người Ma Coong và cầu cho quanh bốn mùa làm ăn thuận lợi, hàng năm họ tổ chức việc cúng tế linh đình dâng lên thần linh những của ngon vật lạ sinh lợi được trên vùng đất họ ở. Hoạt động ấy dần dần thành một lễ hội lớn của dân tộc người Ma Coong ở đây. Lễ hội đập trống của người Ma Coong có từ khi đó. 

Năm 2019, lễ hội đập trống của người Ma Coong đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Chuyện phía sau 11 chiếc xe số biển độc trong đám cưới 2 bên đèo Hải Vân

Chuyện phía sau 11 chiếc xe số biển độc trong đám cưới 2 bên đèo Hải Vân

Dàn xe máy gồm 11 chiếc có biển tứ quý độc đáo dẫn đầu đoàn xe rước dâu tại thành phố Huế khiến nhiều người trầm trồ.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
  • Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ rộng 500m2
  • Chế độ cảnh vệ với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội
  • Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp về công tác cán bộ
  • Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
  • Việt Nam phấn đấu GDP bình quân đầu người khoảng 7.500 USD vào năm 2030
  • Bộ Công an thu giữ 1.000 sổ đỏ, 500 lượng vàng trong vụ án Phúc Sơn
  • Tập đoàn Ấn Độ chọn Thanh Hóa đầu tư công viên dược 5 tỷ USD
推荐内容
  • Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
  • Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng truyền cảm hứng cho thế hệ tương lai
  • Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
  • Lãnh đạo các nước chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
  • Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
  • Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng Quốc khánh Liên bang Nga