【bang xep hang bd mexico】Việt Nam có nhiều giảng viên nữ hơn phương Tây
Là nữ giới cũng có nghĩa là chịu nhiều thiệt thòi trong sự nghiệp và tình trạng này đã tồn tại rất lâu. Nhưng trong thế kỉ 21,ệtNamcónhiềugiảngviênnữhơnphươngTâbang xep hang bd mexico tình trạng đó có được thay đổi theo chiều hướng tốt hơn? Một công trình phân tích thú vị mới công bố trên Scientometrics (tập san chuyên về đo lường khoa học mà tôi hay đọc) cho thấy trong môi trường đại học, nữ vẫn bị thiệt thòi hơn nam.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao giải Kovalevskaia cho hai nhà khoa học nữ. Ảnh: Chinhphu.vn |
Ở Mỹ, cơ hội sự nghiệp khoa bảng ở nữ giới kém hơn đồng nghiệp nam giới. Nếu lấy cơ hội được đề bạt chức danh giáo sư (full professor) thì nữ khoa học Mỹ có xác suất thấp hơn nam. Chẳng những thấp hơn mà nữ giới có xu hướng rời sự nghiệp nghiên cứu hay giảng dạy trong đại học sớm hơn nam giới.
Ở Thuỵ Điển, tình trạng thiệt thòi ở nữ giới không khá hơn Mỹ. Chứng cứ mà các nhà nghiên cứu đi đến kết luận được thu thập từ dữ liệu về nhân sự của các trường đại học Thuỵ Điển. Thuỵ Điển được xem là môi trường lí tưởng cho nghiên cứu loại này, vì quốc gia này được đánh giá là một trong những nước có bình đẳng giới tính cao nhất trên thế giới. Thật vậy, năm 2008, OECD xếp Thuỵ Điển hạng 3 trên thế giới về bình đẳng giới tính.
Tỉ lệ nữ giới trong đại học
Số liệu về giảng viên đại học và nhà nghiên cứu (có bằng tiến sĩ) của tất cả đại học Thuỵ Điển cho thấy, năm 2010 nữ giới chiếm 36%. Tỉ lệ này vào năm 1995 chỉ 20%. Nói chung tỉ lệ nữ trong “lực lượng” giảng viên đại học tăng dần theo thời gian.
Cơ hội đề bạt
Tính chung, hai tác giả của báo cáo phát biểu rằng xác suất nữ được đề bạt chức danh giáo sư (full professor) thấp hơn nam đến 37%. Nhưng tỉ lệ này không phải bất biến, mà còn tuỳ thuộc vào thời gian sau khi tốt nghiệp tiến sĩ và có qua giai đoạn hậu tiến sĩ hay không.
Bảng 1: Xác suất được đề bạt giữa nam và nữ giảng viên Thụy Điển
Số năm sau khi tốt nghiệp tiến sĩ | Chưa qua hậu tiến sĩ | Đã qua hậu tiến sĩ | ||
Nam | Nữ | Nam | Nữ | |
5 | 0.10 | 0.05 | 0.10 | 0.10 |
10 | 0.30 | 0.18 | 0.50 | 0.40 |
15 | 0.42 | 0.35 | 0.75 | 0.75 |
Số liệu bảng trên cho thấy trong nhóm chưa qua giai đoạn hậu tiến sĩ, nữ có xác suất được đề bạt thấp hơn nam, nhưng khoảng cách có vẻ hẹp sau 15 năm tốt nghiệp tiến sĩ. Chẳng hạn như xác suất mà nữ chưa qua hậu tiến sĩ được đề bạt (bất cứ chức danh nào) sau 5 năm chỉ 5%, và xác suất này chỉ bằng phân nửa nam giới; tuy nhiên, sau 15 năm thì xác suất nữ được đề bạt tăng lên 35 nhưng vẫn thấp hơn nam (42%).
Nhưng kết quả trên cho thấy trong nhóm đã qua hậu tiến sĩ, xác suất được đề bạt giữa nữ và nam không khác nhau đáng kể. Nếu có khác nhau thì chỉ ghi nhận trong thời gian sau 10 năm tốt nghiệp tiến sĩ, khi nam có xác suất đề bạt là 50%, cao hơn nữ 10%.
Còn ở Việt Nam thì sao?
Số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy một xu hướng thú vị tích cực (Bảng 2). Năm 1999, trong số 22.606 giảng viên và giáo sư đại học (sẽ gọi tắt là “giảng viên”), có 7.697 nữ, tức chiếm khoảng 1/3 tổng số. Tỉ lệ nữ giảng viên tăng liên tục trong thời gian 1999 và 2010. Đến niên học 2010-2011 thì số nữ giảng viên đã lên đến gần phân nửa (46%) tổng số giảng viên đại học.
Bảng 2: Tỉ lệ nữ trong số giảng viên và giáo sư đại học 1999-2010
Năm | Tổng số giảng viên | Số nữ giảng viên | Tỉ trọng nữ giảng viên (%) |
1999 | 22606 | 7697 | 34 |
2000 | 24362 | 8635 | 35 |
2001 | 25546 | 9210 | 36 |
2002 | 27393 | 10105 | 37 |
2003 | 28434 | 10680 | 38 |
2004 | 33969 | 12943 | 38 |
2005 | 34294 | 13575 | 39 |
2006 | 38137 | 16214 | 42 |
2007 | 38217 | 16459 | 43 |
2008 | 41007 | 18185 | 44 |
2009 | 45961 | 20849 | 45 |
2010 | 50951 | 23306 | 46 |
Nhưng tỉ lệ nữ giảng viên đại học có khác với tỉ lệ giảng viên cao đẳng? Số liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy một bức tranh khác: tỉ lệ nữ giảng viên cao đẳng còn cao hơn tỉ lệ ở bậc đại học. Niên học 2010-2011 có 23.622 giảng viên cao đẳng và trong số này có 12.051 nữ giảng viên, chiếm hơn phân nửa (51%) tổng số giảng viên cao đẳng. Khác với bậc đại học, tỉ lệ giảng viên nữ từ năm 1999 đến nay chỉ dao động trong khoảng 49-51%.
Dựa vào xu hướng tỉ lệ giảng viên cao đẳng và đại học, có thể rút ra hai nhận xét chính:
Thứ nhất, càng lên cao thì tỉ lệ giảng viên nữ càng thấp.
Thứ hai, xu hướng đáng mừng là số nữ giảng viên đại học tiếp tục tăng theo thời gian. Điều đáng chú ý là tỉ lệ nữ giảng viên đại học Việt Nam cao hơn so với Thuỵ Điển (46% và 36%). Những con số này có vẻ phù hợp với giả thuyết rằng ở Việt Nam nữ không bị thiệt thòi như đồng nghiệp phương Tây.
GS Nguyễn Văn Tuấn
(Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan và Đại học New South Wales, Úc)
(责任编辑:La liga)
- ·Nguy cơ tai nạn giao thông do sử dụng lốp ô tô theo cách này
- ·8,4 triệu cổ phiếu BIDV được khớp lệnh ngày giao dịch đầu tiên
- ·Thời tiết đêm 8/12: Vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại
- ·Giáo dục nghề nghiệp phải tạo đột phá trong năm 2019
- ·Lưu ý 'vàng' cần biết để giữ tính mạng khi đi cạnh container
- ·Việt Nam là một trong 10 điểm đến du lịch hấp dẫn nhất năm 2019
- ·Nhật Bản: Toyota cho ra mắt các loại robot "y tá"
- ·Học sinh Hà Nội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi trong 10 ngày
- ·Bánh chưng làm bằng xốp ‘đắt khách’ trong dịp Tết ông Công ông Táo
- ·Hành quân về nguồn
- ·Nầm lợn chảy nước màu đen, bốc mùi hôi thối vẫn chuyển lậu bán kiếm lời
- ·Quảng Ninh có giám đốc trung tâm truyền thông
- ·Hơn 1,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1/2019
- ·Học bổng chính phủ đầu tiên của New Zealand dành cho học sinh trung học Việt Nam
- ·Chuyên gia cảnh báo: Ngồi nhiều lười vận động sẽ chết sớm
- ·Festival ‘Về miền Quan họ
- ·Ô nhiễm môi trường lao động: Gia tăng người mắc bệnh bụi phổi
- ·Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng Bảy
- ·Ngồi quá lâu có thể khiến bạn mắc ung thư
- ·Đường dây nóng tiếp nhận thông tin vụ việc có dấu hiệu tham nhũng