会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【cúp c1 nam mỹ】Làm sản phẩm OCOP ở vùng sâu Vĩnh Thuận!

【cúp c1 nam mỹ】Làm sản phẩm OCOP ở vùng sâu Vĩnh Thuận

时间:2024-12-23 12:22:07 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:211次

Là HTX nằm ở vùng sâu thuộc ấp Ruộng Sạ 2,ảnphẩmOCOPởvngsuVĩnhThuậcúp c1 nam mỹ xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang), nhưng với sự quyết tâm của tập thể, cùng sự hỗ trợ tích cực của ngành chức năng; đến nay HTX dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát đã có 5 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 3 sao.

Chị Kim Thoa bên sản phẩm đan lục bình của mình.

Tận dụng lợi thế địa phương

Chị Lê Thị Kim Thoa (sinh năm 1984), Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát, bộc bạch: “Lâu nay, huyện Vĩnh Thuận có nghề nuôi tôm khá mạnh, trong đó nông dân nuôi được tới 3 loại tôm gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh, cùng kết hợp với làm lúa 1 vụ cho hiệu quả khá cao. Thế mạnh là vậy, nhưng mỗi khi có khách phương xa về Vĩnh Thuận chơi thì việc tặng những đặc sản để làm quà đã khiến nhiều người đau đầu”. “Chẳng lẽ mình tặng khách vài ký tôm tươi còn sống thì làm sao bảo quản, làm sao mang về? Suy nghĩ mãi, tôi quyết định làm sản phẩm tôm khô Vĩnh Thuận được đóng gói, hút chân không… đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, dễ dàng mang đi xa và bảo quản được thời gian lâu”, chị Thoa nhớ lại.

Từ suy nghĩ đó, tháng 10-2019, HTX dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát được thành lập tại ấp Ruộng Sạ 2, xã Phong Đông với 8 thành viên, vốn hơn 1 tỉ đồng. Là người địa phương nên chị Thoa và các thành viên của HTX nắm rất rõ mùa vụ nuôi tôm trong huyện, thời điểm thu hoạch…, từ đó đến tận ruộng để đặt hàng mua tôm nguyên liệu của bà con, mang về chế biến thành sản phẩm tôm khô Vĩnh Thuận. Ban đầu HTX sản xuất số lượng chỉ vài trăm ký để gửi đi các nơi giới thiệu sản phẩm địa phương. Dần dà, khách hàng chuộng ăn và chấp nhận con tôm khô xứ này; thế là HTX mạnh dạn mở rộng thị trường ra các tỉnh ĐBSCL, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… nâng số lượng tôm khô chế biến lên 8 tấn mỗi năm.

Cùng với tôm khô thì chị Thoa cùng các xã viên đi thu mua cá lóc nuôi tự nhiên trong ruộng lúa. Đối với cá lóc con nhỏ thì làm khô, còn cá lóc con lớn làm mắm. Ngoài ra, lặn lội sang các khu vực lân cận để mua cá kèo nguyên liệu về chế biến khô; đồng thời làm thêm sản phẩm mà người dân miền Tây rất mê đó là mắm tôm chua. “Phải trải qua nhiều thời gian kiên trì của các thành viên HTX, cùng sự học hỏi không ngừng; vừa chế biến, vừa rút kinh nghiệm và lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng… các sản phẩm khô, mắm từng bước được sự tín nhiệm của khách hàng nên HTX rất mừng. Song song đó, HTX được các ngành chức năng ở tỉnh Kiên Giang và huyện Vĩnh Thuận tạo điều kiện cho tham dự nhiều hội chợ, giới thiệu sản phẩm, giao lưu xa gần… Nhờ đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm của HTX được mở rộng từ địa phương sang nhiều tỉnh thành khác nhau”, chị Thoa phấn khởi cho biết.

Bình quân mỗi năm HTX dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát chế biến và cung ứng ra thị trường hơn 8 tấn tôm khô Vĩnh Thuận với giá dao động khoảng 580.000-700.000 đồng/kg; hơn 1 tấn khô cá lóc giá khoảng 250.000 đồng/kg; hơn 1 tấn khô cá kèo giá khoảng 300.000 đồng/kg; gần 1 tấn mắm tôm chua giá 180.000 đồng/kg và 1 tấn mắm cá lóc giá 200.000 đồng/kg. Năm 2021, cả 5 sản phẩm trên được ngành chức năng công nhận đạt OCOP 3 sao. Năm 2022 này, HTX phấn đấu đưa sản phẩm tôm khô Vĩnh Thuận lên OCOP 4 sao. 

Giúp hàng trăm phụ nữ nông thôn có việc làm

Song hành cùng các sản phẩm OCOP, người nữ Giám đốc HTX năng động Lê Thị Kim Thoa còn lặn lội sang Hậu Giang để học hỏi thêm nghề đan lục bình nhằm tạo việc làm cho hơn 300 chị em phụ nữ nông thôn của huyện Vĩnh Thuận. Chị Thoa cho biết: “Nghề đan lục bình không khó, ai làm cũng được và làm trong thời gian nhàn rỗi tại gia đình. Do đó, tôi bỏ công mấy tháng trời để đi học nghề này rồi về địa phương hướng dẫn lại cho các chị em cùng làm. Thật ra chỉ cần hướng dẫn cho mọi người vài lần thì ai cũng có thể làm được, lâu ngày sẽ thành khéo tay mà thôi. Mấy tháng đầu chỉ hướng dẫn cho khoảng 20 chị em tham gia, ai cũng mê việc này nên giờ đây có trên 300 chị em ở các vùng nông thôn trong huyện cùng làm, thu nhập bình quân từ 100.000-150.000 đồng/ngày/người, cũng giúp được phần nào cho các chị em việc chi tiêu trong nhà”.

Chị Nguyễn Thị Nhung (xã Phong Đông), bộc bạch: “Vợ chồng tôi nuôi tôm, vì vậy thường làm việc theo thời vụ, đa phần là đàn ông làm nhiều hơn, chỉ khi nào tới kỳ thu hoạch thì phụ nữ mới cực chút đỉnh. Do đó, khi được chị Thoa hỗ trợ nghề đan lục bình đã giúp cho bản thân tôi và nhiều chị em khác ở nông thôn có thêm việc làm và thêm thu nhập. Cứ hàng tuần thì chị em tới nhận nguyên liệu (lục bình), rồi mang về nhà để đan giỏ, túi xách… theo mẫu mà khách đặt hàng. Làm xong chở ra giao cho chị Thoa. Công việc cũng chẳng nặng nhọc gì và có thể làm bất cứ lúc nào, ban ngày hay ban đêm cũng được; đồng lời thu về mỗi tháng từ 3-3,5 triệu đồng, sống khỏe…”. Còn chị Nguyễn Thị Như Ý (ngụ ấp Vĩnh Thạnh, xã Phong Đông) cho rằng, nghề này tuy thu nhập không cao nhưng hiện tại mỗi ngày cũng được hơn 100.000-150.000 đồng, góp phần đáng kể chi tiêu lặt vặt hàng ngày trong gia đình, cho con đi học...

Bà Huỳnh Thị Tuyết Mơ, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phong Đông (huyện Vĩnh Thuận) cho biết, hiện tại có nhiều gia đình trong xã, nhất là chị em người dân tộc Khmer làm nghề đan lục bình. Từ đó, có thêm thu nhập, chị em không phải đi lao động xa ở các khu công nghiệp tận miền Đông Nam bộ hay Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, khi chị em có nguồn thu ổn định, chị em tham gia vào những tổ góp vốn xoay vòng để có số tiền lớn hơn nhằm thực hiện các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế hộ gia đình. “Có thể nói, mô hình đan lục bình đã góp phần giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống người dân cải thiện dần, tinh thần lao động, tăng thu nhập tại địa phương được lan tỏa. Đây là mô hình ý nghĩa, thiết thực đối với lao động nhàn rỗi tại địa phương”, bà Mơ nói.

Lãnh đạo huyện Vĩnh Thuận đánh giá cao sự nhạy bén, năng động, chịu khó vươn lên của HTX dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát, mà đứng đầu là vai trò của nữ Giám đốc Lê Thị Kim Thoa. Dù ra đời chưa lâu, nhưng HTX đã tạo được dấu ấn với các sản phẩm OCOP đặc thù của địa phương. Các sản phẩm này không chỉ quảng bá thương hiệu của vùng quê Vĩnh Thuận mà còn góp phần đáng kể trong việc tiêu thụ nguồn nguyên liệu cho nông dân; ngoài ra giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người dân nông dân. “Huyện chúng tôi đã và đang khuyến khích, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình HTX, phát triển thêm nhiều sản phẩm OCOP chất lượng. Quy tụ bà con vào con đường làm ăn hợp tác, mà ở đó HTX đóng vai trò nòng cốt, được xem là hướng đi bền vững…”, ông Nguyễn Văn Thoàn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Vĩnh Thuận, tâm sự.

Bài, ảnh: HƯNG TÂN

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Vô tình đục két sắt giúp “kẻ trộm”
  • Hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc Tết Tổng cục II
  • Đón bắt “hiệu ứng lò xo” tiêu dùng
  • Tổng Bí thư, Chủ tịch nước điện đàm với Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba
  • Đổi dân tộc vì muốn con được cộng điểm thi Đại học
  • Số ca F0 tăng, TPHCM tiếp tục chủ động ứng phó với dịch bệnh
  • Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình: Cùng tạo nên đồng khởi phát triển xanh, bền vững
  • Bộ Tài chính Việt Nam tham dự Hội nghị trực tuyến FCBDM năm 2022
推荐内容
  • Ngàn Thu ở lại
  • Bí thư Nguyễn Văn Nên: Sắp xếp bộ máy ở TP Thủ Đức phải hạn chế thiệt thòi cho cán bộ
  • Con út nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng; ‘Ba tôi ra đi thanh thản, mãn nguyện’
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
  • Có nhau trong đời
  • Đà Nẵng: Tập huấn kỹ năng bơi an toàn và phòng chống đuối nước trong cộng đồng