会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【các trận bóng đá ngoại hạng anh】Chen chân vào thị trường di động!

【các trận bóng đá ngoại hạng anh】Chen chân vào thị trường di động

时间:2024-12-23 11:31:17 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:598次

chen chan vao thi truong di dong

Các sản phẩm ngày càng đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng. Ảnh: Nghiêm Linh.

“áp lực khủng khiếp” khi làm smartphone

“Nếu không có tình yêu đất nước,ânvàothịtrườngdiđộcác trận bóng đá ngoại hạng anh không có khát vọng, Bkav đã không bỏ thời gian dài với số tiền lớn như vậy ra làm điện thoại”, Chủ tịch Bkav Nguyễn Tử Quảng nói như vậy trong một cuộc gặp gỡ vài ngày trước khi Bphone 3 ra mắt.

Khát vọng trở thành Apple, Samsung của Việt Nam không chỉ của mình CEO Bkav mà còn cả của ông chủ Asanzo Phạm Văn Tam, khi hãng tivi này công bố sản xuất điện thoại vào hồi tháng 8 năm ngoái. Một điểm chung nữa của hai vị CEO này đó là những “áp lực khủng khiếp” khi làm smartphone.

Với dân số hơn 90 triệu người, 84% người sử dụng điện thoại dùng smartphone và khoảng trên 15 triệu chiếc điện thoại được tiêu thụ mỗi năm, Việt Nam là một thị trường quan trọng của nhiều hãng sản xuất trên thế giới. Đây cũng là thị trường cạnh tranh khốc liệt nhất với hơn 20 thương hiệu góp mặt. Ông Mai Triều Nguyên, lãnh đạo một hệ thống bán lẻ nhận xét: Thị trường smartphone ở Việt Nam hiện tại có tính cạnh tranh rất khốc liệt. Có quá nhiều thương hiệu lớn, trong đó các thương hiệu của Trung Quốc đang “đánh” rất mạnh nên sự cạnh tranh rất khủng khiếp.

Rất khó để trở thành Samsung, Apple của Việt Nam. Nhưng, năm 2018 được xem là năm trỗi dậy thành công của những thương hiệu điện thoại Việt với sự xuất hiện của Bphone 3, các phiên bản mới của Mobiistar, Asanzo hay điện thoại Vsmart.

Thị trường điện thoại Việt Nam đã phân chia với thị phần thuộc về các doanh nghiệp ngoại thì chuyện các doanh nghiệp nội tuyên bố làm điện thoại khiến người dùng tò mò, nghi ngại. Chắc chắn là nghi ngại bởi họ không phải là những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên cố gắng chen chân vào thị trường màu mỡ này.

Trước đó khá lâu, nhiều thương hiệu có tiềm lực mạnh cũng tuyên bố làm điện thoại nhưng hầu hết đều không tạo được tiếng vang. Mobiistar, một thương hiệu điện thoại Việt Nam khá thành công trong kinh doanh nhưng sản phẩm lại không ít được ai nhắc tới. Chỉ đến khi chiếc Bphone đầu tiên của Bkav ra mắt (năm 2015) và châm ngòi cho một cuộc tranh cãi nảy lửa, những chiếc điện thoại thương hiệu Việt mới lần đầu tiên được người ta mang ra so sánh, bình luận. Không thể phủ nhận, Bphone là mẫu smartphone Việt đã tạo nên tiếng vang nhất từ trước đến nay dù nhận được không ít “gạch đá” từ người dùng.

Cho đến khi Asanzo và mới nhất là Vingroup tuyên bố nhảy vào thị trường di động, người Việt mới nhận ra điều bấy lâu còn nghi ngại, người Việt thực sự “làm” được điện thoại. Và họ làm được thật. Asanzo ra điện thoại mới theo quý; 4 mẫu smartphone Vsmart ra đời chỉ sau 6 tháng với mức giá từ 2,5 - 6,3 triệu đồng. Mức giá được cho là phù hợp, đánh vào phân khúc bình dân khiến lượng quan tâm tăng vọt. Sự kiện ra mắt Bphone 3 và điện thoại Vsmart thu hút người Việt Nam chẳng kém gì một sự kiện ra mắt iPhone hay Samsung Galaxy mới.

Những chiến dịch khôn ngoan

So với lần xuất hiện cùng lời tuyên bố đầy hào nhoáng về mẫu điện thoại đẹp nhất nhì thế giới và mức giá gây sốc, Bkav đã chọn đường đi khôn ngoan hơn. Chiếc Bphone thế hệ thứ 3 có thiết kế đẹp, chạm đến phân khúc cao cấp với những tính năng hiện đại, một mức giá chấp nhận được và hệ thống phân phối dày đặc hơn. Bphone 3 có hơn 10.000 đơn hàng chỉ sau 1 tháng ra mắt. Nhưng đó không phải là thành công lớn nhất của Bkav mà là những phản hồi tốt của các chuyên gia công nghệ cũng như sự chấp nhận của khách hàng.

Không ồn ào, Mobiistar vẫn trung thành với chiến lược smartphone giá rẻ. Sự kiên định này mang đến thành công nhất định. Mặc dù thị phần giảm sút và liên tục bị đe dọa bởi các hãng smartphone Trung Quốc, nhưng Mobiistar vẫn là thương hiệu Việt Nam bám trụ tốt ở các hệ thống bán lẻ dù chỉ nắm gần 3% thị phần, điều mà nhiều ông lớn như Sony, HTC hay ASUS chưa có được. Thương hiệu này cũng mạo hiểm tìm cơ hội khi bắt tay với đối tác để bán ra 2 mẫu smartphone giá rẻ tại Ấn Độ hồi tháng 5 năm nay. Lý giải về chiến lược, đại diện thương hiệu này cũng cho hay thị phần Mobiistar (tại Việt Nam) không đủ lớn khiến chuỗi cung ứng của hãng không thể giảm giá thành xuống mức tốt nhất. Việc mở rộng thị trường sang Ấn Độ giúp Mobiistar có đất rộng hơn, sản phẩm bán được nhiều hơn và có thể khắc phục được vấn đề chuỗi cung ứng, nghiên cứu và phát triển (R&D) để cho ra mắt các sản phẩm tốt hơn.

Một thương hiệu điện thoại khác cũng có cách làm tương tự là Asanzo. Thành công ở thị trường tivi với những mẫu sản phẩm bình dân, Chủ tịch tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam mang triết ký này vào kinh doanh điện thoại. Ngay lập tức, Asanzo đưa S2 và S3 với mức giá chưa đến 3 triệu đồng được đưa đến tay khách hàng vào đầu năm 2018. Hiện, thương hiệu này phân phối 4 mẫu smartphone chỉ tập trung đến đối tượng khách hàng bình dân với giá bán 2 - 4 triệu đồng và chỉ tiếp cận khách hàng ở vùng nông thôn.Vị CEO này từng chia sẻ “chấp nhận không có lãi trong 2 năm để người tiêu dùng nông thôn có cơ hội tiếp cận điện thoại thông minh”.

Sở hữu lợi thế lớn về nguồn lực tài chính, Vingroup công bố chiến dịch giá tên “ 3 Không” và mang đến cho các mẫu điện thoại Joy 1, Joy 1+, Active và Active 1+ mức giá từ 2,5 – 6,3 triệu đồng. Theo đánh giá từ các hệ thống bán lẻ, đây là mức giá rất tốt, so với mặt bằng chung trên thị trường thì đang rẻ hơn từ 20% - 30% tuỳ sản phẩm.

Cộng thêm đó, điện thoại Vsmart cũng được bảo hành dài hơn những hãng khác 6 tháng với chuỗi bảo hành rộng khắp ở hơn 500 điểm bán. Đây là những cơ sở để nhiều người đánh giá Vsmart sẽ thành công dù sản phẩm được đánh giá chưa có nhiều đột phá về thiết kế và tính năng.

Sẽ không dễ để Bphone, các mẫu điện thoại của Mobiistar, Asanzo và Vsmart thuyết phục khách hàng Việt khó tính bởi mỗi đời iPhone mới ra mắt còn bị “ném đá tơi bời”. Nhưng sự nổi lên của những chiếc điện thoại thương hiệu Việt được thị trường bán lẻ đón nhận một cách tích cực, như lời của đại diện một hệ thống bán lẻ đã từng nói: "Gần đây, sự quan tâm của người tiêu dùng với điện thoại Việt ngày càng lớn. Chúng tôi ngày càng nhận được nhiều câu hỏi về Bphone 3, Vsmart”. Đó đã là một thành công. Hay đơn giản như lời tâm sự của CEO Bkav khi giới thiệu Bphone 3: “Năm nay những tràng pháo tay (dành cho Bphone 3 - pv) là thật, khác với những tràng pháo tay hồi 2015".

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Danh sách ủng hộ 10 ngày đầu tháng 10
  • Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm soát hải quan
  • Thăm Thái Y Viện
  • Bắc Giang thu nội địa ước đạt hơn 1.630 tỷ đồng
  • Nỗi mặc cảm đáng thương của cậu bé ung thư
  • Không gian của âm nhạc đương đại
  • Ba giải pháp nâng tầm trao đổi thông tin về người nộp thuế
  • Kết quả bóng đá Asian Cup hôm nay 12/1
推荐内容
  • Báo VietNamNet
  • Cục Thuế Nam Định: Thu ngân sách tháng 10 đạt gần 182 tỷ đồng
  • Hải quan Long An: Một năm nhiều nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
  • Phú Thọ: Nỗ lực chống thất thu và đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế
  • Tàng trữ trái phép 15gr ma túy đá, chồng tôi sẽ bị xử lý ra sao?
  • Nơi giới trẻ khẳng định đam mê