【bd ty le ca cuoc】Đơn vị sự nghiệp công lập nắm gần 1 triệu tỷ đồng vốn và tài sản nhà nước
Sửa quy định để chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần | |
Cần cú hích để thúc đẩy cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập | |
Báo cáo kết quả chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công thành công ty cổ phần |
Ông Đăng Quyết Tiến phát biểu tại hội thảo sáng 11/12/2019. |
Còn nhiều tồn tại
Phát biểu tại đây,Đơnvịsựnghiệpcônglậpnắmgầntriệutỷđồngvốnvàtàisảnnhànướbd ty le ca cuoc ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết: Tính đến cuối năm 2018, cả nước có hơn 50.000 đơn vị sự nghiệp công lập, nắm giữ khối lượng vốn và tài sản nhà nước lên tới gần 1 triệu tỷ đồng (tương đương quy mô vốn và tài sản của khu vực doanh nghiệp nhà nước) và tạo ra hơn 2,5 triệu việc làm.
Hệ thống cung ứng dịch vụ sự nghiệp công đã hình thành ở hầu hết các địa bàn, từ vùng sâu xa, mạng lưới cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.
Các đơn vị sự nghiệp công lập giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong cung ứng dịch vụ công và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của các đơn vị này vẫn còn nhiều tồn tại.
Ông Tiến ví dụ: “Hệ thống tổ chức các đơn vị còn cồng kềnh, manh mún; quản trị nội bộ yếu kém, chất lượng hiệu quả dịch vụ thấp. Chi tiêu ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập còn quá lớn. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn hình thức, việc xã hội hóa còn chậm”.
Trước thực trạng đó, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã ra Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Để cụ thể hóa chủ trương này, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần trên nguyên tắc phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, đặc thù của khu vực sự nghiệp công lập khi chuyển sang mô hình doanh nghiệp.
Cũng theo ông Tiến, để xây dựng dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ khảo sát tại một số địa phương, bộ, ngành. Cho đến nay, dự thảo đã được hoàn thiện và gửi đi xin ý kiến rộng rãi.
Thêm chính sách linh động
Trong dự kiến của Bộ Tài chính, các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện thực hiện chuyển thành công ty cổ phần phải tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư hoặc tự đảm bảo được chi thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi; còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị đơn vị sự nghiệp công lập và thuộc danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
Đối với các đơn vị không thuộc danh mục, lĩnh vực chuyển nhưng đáp ứng đủ điều kiện về tài chính và có khả năng xã hội hóa thì Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về việc chuyển thành công ty cổ phần.
Thực tế việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần trong thời gian qua đã phát sinh các trường hợp có những đơn vị nhà nước không cần nắm giữ vốn sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần nhưng chưa có hành lang pháp lý để thực hiện.
Do vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho việc cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập mà nhà nước không nắm giữ vốn tại doanh nghiệp sau chuyển đổi, Bộ Tài chính đang đề nghị bổ sung hình thức “Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ” bên cạnh hình thức hiện hành là “Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ” và “Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc vừa kết hợp bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ”.
Đối tượng và điều kiện mua cổ phần cũng được mở rộng hơn, đặc biệt là tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cho các đơn vị đủ điều kiện. Theo đó, căn cứ vào quy mô vốn điều lệ, lĩnh vực hoạt động và yêu cầu mở rộng phát triển của đơn vị, cơ quan phê duyệt phương án chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và tỷ lệ cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược.
Về điều kiện, nhà đầu tư chiến lược phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật; có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế; có ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi;
Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi về việc tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của đơn vị trong thời gian ít nhất 3 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược và không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn này.
(责任编辑:World Cup)
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Chủ động phương án phục hồi nhanh nhất khi bị tấn công mạng
- ·Cà Mau có 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam
- ·Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm
- ·Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- ·Nông dân gặp khó vì giá cua, cá giảm
- ·Khoanh nợ, xoá nợ cho người nộp thuế
- ·Nhiều đường bay nội địa đã kín chỗ trong dịp nghỉ lễ 30
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Nộp thuế bằng điện thoại thông minh
- ·Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·Làng nghề đón tết
- ·Những giọt nước nghĩa tình ở đảo Hòn Chuối
- ·Triển khai dự án thả rạn san hô nhân tạo tái tạo nguồn lợi thuỷ sản
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Sản xuất trước biến đổi khí hậu
- ·App CSKH EVN SPC
- ·Lan tỏa những công trình, phần việc ý nghĩa
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Viettel Bù Đăng ký kết chuyển đổi số