【kqbd israel】Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp
Chiều 14/5,đẩysốhangnhNngnghiệkqbd israel Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trên cả nước. Phó Thủ tướng Chính phủ - Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Bạc Liêu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Ngô Vũ Thăng chủ trì hội nghị.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Bạc Liêu.
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2023, ngành Nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đánh dấu sự hồi phục và tăng trưởng cao; tháo gỡ kịp thời các khó khăn trong xây dựng nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 78%; kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 53,01 tỷ USD, thặng dư thương mại toàn ngành đạt mức kỷ lục 12,07 tỷ USD. Trong đó, 6 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD. Đặc biệt, một số ngành hàng có bước phát triển vượt bậc, đạt mức xuất khẩu cao kỷ lục và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, như: Hàng rau quả đạt 5,69 tỷ USD, tăng 69,2%; gạo đạt 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%. Tính đến tháng 12/2023 đã có hơn 2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh, thành được đào tạo kỹ năng số, gần 50.000 sản phẩm nông sản được đưa lên sàn thương mại điện tử và hàng ngàn giao dịch điện tử đã được thực hiện cho thấy hiệu quả bước đầu của công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp. Khảo sát của Hiệp hội Crop Life châu Á, gần 50% nông dân trồng lúa, cây ăn quả và rau của Việt Nam được hỏi cho biết họ muốn áp dụng số hóa trong nông nghiệp. So với 3 quốc gia ASEAN trong cùng khảo sát, Việt Nam là nước có tỷ lệ cao nhất. Điều đó cho thấy nông dân Việt Nam quan tâm đến số hóa nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trong khu vực. Tuy vậy, việc xây dựng nông thôn số, nông dân số ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu.
Nông nghiệp luôn là nền tảng vững chắc, trụ cột kinh tế đóng vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo an ninh lương thực và là nguồn cung cấp các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, những năm gần đây, ngành Nông nghiệp đã chủ động triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, nhất là ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn như trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu, IoT, tự động hóa... vào hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đã giúp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, công cuộc số hóa trong lĩnh vực nông nghiệp từ trung ương đến địa phương cũng đang đối mặt với không ít rào cản và thách thức như: nhận thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ số còn hạn chế; sự kết nối, chia sẻ, liên kết giữa các bên liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp, doanh nghiệp công nghệ, hợp tác xã, người nông dân còn chưa chặt chẽ, hệ thống hạ tầng công nghệ chưa đồng đều giữa các khu vực và vùng địa lý, thể chế đầu tư cho chuyển đổi số còn chưa đồng bộ... Vì vậy, Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Bộ NN&PTNT đã nhận thấy rất rõ tính cấp thiết phải có những giải pháp toàn diện nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, ứng dụng số hóa nhanh và hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tại hội nghị, các đại biểu, chuyên gia cũng đã tập trung thảo luận, đánh giá thực trạng, các điểm nghẽn về tình hình số hóa, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời cũng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình thực tiễn và đề xuất giải pháp về số hóa nông nghiệp, chuyển nhanh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ghi nhận những kết quả bước đầu ngành Nông nghiệp đã đạt được trong chuyển đổi số và cho rằng, ngành Nông nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục phát triển cơ sở dữ liệu ngành. Đồng thời, phát triển hạ tầng số để các cơ sở dữ liệu có sự kết nối đồng bộ, tạo sự thuận lợi nhất cho nông dân, doanh nghiệp. Những ứng dụng đến với nông dân phải thật đơn giản, dễ hiểu. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ thông tin phải làm vai trò đầu mối trên cơ sở ngành Nông nghiệp cung cấp thông tin, dữ liệu. Ngành Nông nghiệp phối hợp với Bộ Công an đẩy nhanh việc định danh hệ thống tàu thuyền để góp phần chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU)…
Tin, ảnh:C.L
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- ·Chơn Thành: Ngày hội chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ
- ·Những món quà thiết thực từ đất liền gửi tặng quân, dân đảo Trường Sa
- ·Nông nghiệp U Minh
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Việt Nam nỗ lực đảo ngược quá trình suy giảm đa dạng sinh học
- ·178 học viên tập huấn bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình năm 2024
- ·Sò huyết: Sản phẩm OCOP của xã Việt Thắng
- ·Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn
- ·Cảnh giác cao độ trước dịch tả heo châu Phi
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Tuân thủ lịch thời vụ để sản xuất hiệu quả
- ·Nghỉ lễ 30
- ·Khắc phục bất hợp lý về tổ chức giao thông trên quốc lộ 13
- ·Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- ·Thời tiết ngày 11
- ·VIETTEL công bố nhận diện thương hiệu mới với sứ mệnh kiến tạo xã hội số
- ·Công khai báo cáo ngân sách năm 2021 dành cho công dân
- ·Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- ·Ban Phụ nữ Công an tỉnh “Trao áo dài, nhận yêu thương”