【bảng xếp hạng ý 2】Ngân hàng vượt khó cách nào?
Dù vậy,ânhàngvượtkhócáchnàbảng xếp hạng ý 2 tìm cách giảm rủi ro trong việc thực thi các gói hỗ trợ đồng thời tiếp tục tìm kiếm các giải pháp phát triển thị trường là điều không thể không làm trong giai đoạn hiện nay.
Dù khó vẫn phải giúp
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến hết 31/3, tín dụng toàn ngành ngân hàng tăng 1,3%. Con số này đã nhích lên đáng kể so với mức tăng 0,06% của 2 tháng đầu năm nay. Điều này cho thấy, trong tháng 3, các ngân hàng đã đẩy mạnh cung ứng tín dụng nhằm thực hiện chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ.
Số liệu từ NHNN cho biết, để hỗ trợ tín dụng cho các khách hàng gặp khó khăn, từ 23/1 - 28/3, các tổ chức tín dụng đã bước đầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho trên 12.000 khách hàng với dư nợ 13.500 tỷ đồng; đã và đang xem xét miễn, giảm lãi cho gần 36.000 khách hàng với dư nợ trên 91.000 tỷ đồng.
Theo Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, cơ quan này đã họp bàn với 20 tổ chức tín dụng (chiếm khoảng 75% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế) về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch Covid-19. Tất cả các tổ chức tín dụng đều đồng thuận rất cao là giảm tối thiểu 2% lãi suất cho vay so với thời điểm trước khi có dịch. NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cũng như giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới.
Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ; chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 11/CT-TTg, phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay; bảo đảm tăng trưởng tín dụng phù hợp với nhu cầu vốn của nền kinh tế, trong đó tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và các đối tượng chính sách, ưu tiên; đảm bảo thanh khoản cho nhu cầu tín dụng và thanh toán của người dân, doanh nghiệp; duy trì hoạt động giao dịch ngân hàng an toàn, thông suốt.
Trong khi đó, thực trạng hoạt động của ngành ngân hàng được dự báo sẽ không dễ dàng trong thời gian tới. Báo cáo chiến lược đầu tư vừa được Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) công bố nêu rõ tác động của dịch Covid-19 với ngành ngân hàng với mức độ ảnh hưởng là trung bình.
Theo đó, ảnh hưởng của dịch dự kiến làm giảm tăng trưởng tín dụng 2-3 điểm phần trăm so với năm 2019. Các tổ chức tín dụng sẽ khó tăng tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) bởi 2 lý do. Đó là việc thực hiện chủ trương miễn, giảm lãi suất của Chính phủ (dù được bù lại một phần từ chính sách giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước) và tăng cường trích lập dự phòng (dù chất lượng tài sản có thể chưa xấu đi ngay do nợ chưa bị chuyển nhóm).
Ngoài ra, dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến thu nhập dịch vụ do giảm phí giao dịch và gặp khó khăn hơn khi muốn bán chéo các sản phẩm nhưng bù lại chi phí thanh toán liên ngân hàng cũng giảm và nhu cầu bảo hiểm nhân thọ tăng nên dự kiến tác động chung lên thu nhập dịch vụ không quá lớn.
Cần thêm các giải pháp hỗ trợ
Các chính sách trên được các doanh nghiệp đánh giá là cần thiết theo Báo cáo “Đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách” vừa được Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) công bố.
Tuy nhiên, các chuyên gia của NEU cũng cho rằng, các tổ chức tín dụng cần thống nhất và thông báo tới các doanh nghiệp “chuẩn chung” cho công cuộc “giải cứu” nếu không muốn bị lạm dụng và dòng vốn đi sai mục tiêu ban đầu.
Các tổ chức tín dụng cần công bố cụ thể và minh bạch các tiêu chí, quy trình hỗ trợ để doanh nghiệp và thị trường cùng nắm bắt được. Sự hỗ trợ từ phía ngân hàng chia làm 2 phương án. Phương án thứ nhất là gói cho vay để hỗ trợ thanh khoản cho các doanh nghiệp “sống sót” qua mùa dịch. Phương án thứ hai là “tân trang” các khoản nợ có nguy cơ “xấu” bởi dịch Covid-19, để doanh nghiệp có thêm thời gian phục hồi, chẳng hạn như cơ cấu thời hạn trả nợ, giảm lãi, phí hay giữ nguyên nhóm nợ.
Đồng thời, ngành ngân hàng cần tận dụng cơ hội này để thực hiện một số giải pháp phát triển thị trường, sản phẩm, kênh phân phối mới trong giai đoạn hiện nay.
Theo đó, các ngân hàng cần phát triển ngay các gói sản phẩm ngân hàng chuyên biệt cho nhóm khách hàng là doanh nghiệp trong các ngành đang có các lợi thế kinh doanh tương đối trong đại dịch Covid-19 như: kinh doanh online, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu, khẩu trang, nước rửa tay, máy đo thân nhiệt.
Bên cạnh đó, phát triển các sản phẩm tín dụng ngắn hạn chuyên biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu tác động của Covid-19 như tài trợ hàng tồn kho, cho vay hỗ trợ xuất khẩu nhanh. Thêm vào đó, tăng cường phát triển thanh toán internet banking và mobile banking, đảm bảo an toàn cho các giao dịch này.
Đồng thời, dịch bệnh còn là thời cơ giúp ban lãnh đạo nhìn nhận lại các chính sách đối phó với các loại rủi ro, chủ động điều chỉnh hoặc xây dựng lại các kịch bản có thể gặp phải, từ đó hình thành các phương án đối phó hiệu quả hơn.
Trong khi đó, theo ý kiến của TS.Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng BIDV, việc thực hiện các giải pháp phát triển thị trường, đặc biệt là chiến lược ngân hàng số luôn được các ngân hàng xác định tại các chiến lược và kế hoạch kinh doanh.
“Ở giai đoạn dịch bệnh này, các giải pháp đó càng được chú trọng đẩy mạnh hơn. Ngân hàng không làm không được vì khách hàng có muốn đến quầy giao dịch nữa đâu. Tuy nhiên, khả năng sinh lời của các sản phẩm này không hẳn là lớn trong giai đoạn khó khăn chung hiện nay, chỉ nỗ lực để được đến đâu hay đến đấy và không sa thải nhân viên là tốt rồi” - ông Lực nói.
Cũng theo vị chuyên gia này, sau khi các doanh nghiệp chịu tác động sẽ đến lượt các ngân hàng. Do đó, bên cạnh nỗ lực tự thân, các ngân hàng cũng cần được hưởng các chính sách hỗ trợ tương đương như doanh nghiệp. Rất mừng là các cơ quan chức năng đã tiếp thu ý kiến của ngành ngân hàng để đưa các tổ chức tín dụng vào nhóm đối tượng được chậm nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 41/2020 vừa được Chính phủ ban hành. Đó là động thái chính sách tích cực trong thời điểm hiện nay.
Về mặt chính sách của cơ quan điều hành, các chuyên gia của NEU cũng khuyến nghị, trong thời gian tới, NHNN cần sẵn sàng bơm thêm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, xem xét tiếp tục hạ lãi suất điều hành thêm từ 0,1 - 0,2% trong 1 - 2 tháng tới.
Chia sẻ quan điểm về đề xuất này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng cho rằng, việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành trong thời gian tới sẽ góp phần cải thiện thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Qua đó, các tổ chức tín dụng có thể tăng cường cung cấp các gói cho vay lãi suất thấp hơn để hỗ trợ doanh nghiệp cầm cự, khôi phục sản xuất hoặc chuyển hướng kinh doanh phù hợp với diễn biến của dịch bệnh.
Tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng, giảm lãi suất là giải pháp hỗ trợ chứ không hẳn là giải pháp mang tính cấp cứu để nhiều doanh nghiệp có cơ hội thoát khỏi nguy cơ dừng hoạt động. “Để áp dụng chính sách hỗ trợ này, các tổ chức tín dụng phải tính toán rất chi li về khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp yếu hoặc không chứng minh được khả năng trả nợ ngắn hạn thì chắc chắn không thể tiếp cận được” - ông Hiếu nói.
Vì vậy, vị chuyên gia này đề xuất, đã đến lúc cần tính toán và thực hiện càng nhanh càng tốt một gói cứu trợ dành cho cả những doanh nghiệp yếu hơn với tiêu chuẩn dễ hơn chương trình đang được các ngân hàng thương mại áp dụng. Theo đó, có thể cho họ được vay trong thời hạn 6 tháng đến 1 năm mà không trả lãi.
“Sau khi các doanh nghiệp chịu tác động sẽ đến lượt các ngân hàng. Do đó, bên cạnh nỗ lực tự thân, các ngân hàng cũng cần được hưởng các chính sách hỗ trợ tương đương như doanh nghiệp” - TS.Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng BIDV lưu ý. |
Thanh An
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tài xế bẻ lái cứu 2 nữ sinh bất ngờ đổi ý trong việc đền bù
- ·Việt Nam công bố ca thứ 48 nhiễm virus SARS
- ·Ngân hàng ACB được chấp thuận nâng lên gần 3,9 tỷ cổ phiếu
- ·Giá gas hôm nay ngày 31/5/2024: Giá gas trong nước tháng 6 diễn biến theo chiều hướng nào?
- ·Chuyên gia IMF nói gì về việc Việt Nam đánh giá lại quy mô GDP?
- ·Ông Donald Trump nhận làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ trong thời gian ngắn
- ·Thảnh thơi giao dịch
- ·Hạn chế những cuộc họp không cần thiết để phòng, chống dịch COVID – 19
- ·Sẽ bỏ quy định xe hợp đồng điện tử phải gắn mào
- ·Phòng dịch bên chân đèo Hải Vân
- ·Báo chí là nơi để doanh nghiệp 'đánh trống kêu oan'
- ·Hà Nội: Xử lý 1.636 vụ vi phạm trong tháng 5
- ·Hải quan Quảng Bình phối hợp bắt giữ 550kg pháo hoa nổ
- ·Chưa phát hiện trường hợp dương tính COVID
- ·Sáng nay, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2/2019
- ·Kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID
- ·Dự báo giá cà phê ngày 31/5/2024: Giá cà phê tăng kỷ lục vào chu kỳ giá mới
- ·Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam phục hồi nửa cuối năm
- ·Cô giáo tiếng Anh chửi học sinh: Tiết lộ bất ngờ về bằng cấp của cô giáo
- ·Gần 2.200 người Việt Nam từ các nước vùng dịch về sân bay Nội Bài