【ket qua bilbao】Thảo luận về an ninh Đông Á, an ninh Biển Đông
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một loạt các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống an ninh tại khu vực Đông Á, an ninh Biển Đông, sự phối hợp cũng như cạnh tranh của các nước tại khu vực này, vấn đề tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp Biển Đông, chạy đua vũ trang và phổ biến vũ khí hạt nhân tại Đông Á…
Các tham luận tại Hội thảo đã chỉ rõ nguyên nhân gây ra tình hình căng thẳng ở Biển Đông là do yêu cầu và đòi hỏi phi lý của Trung Quốc; phản đối và phê phán khái niệm “đường lưỡi bò” là thiếu căn cứ khoa học, căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn; kêu gọi giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình và trên cơ sở Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982; dự báo những nguy cơ đối với an ninh ở Biển Đông trong thời gian tới trước sự gia tăng chi phí quân sự, hạ thủy tàu sân bay và chạy đua vũ trang của một số nước; kêu gọi các nước ASEAN tăng cường phối hợp với nhau và thống nhất lập trường trong vấn đề Biển Đông.
Các học giả và chuyên gia tham gia Hội thảo hoan nghênh Thỏa thuận 6 điểm giữa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, coi đó là một trong những cơ sở để giải quyết vấn đề Biển Đông, đồng thời kêu gọi tăng cường nghiên cứu các tư liệu lịch sử, trong đó có các tư liệu được công bố trên các trang web của Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa. Một số tham luận được trình bày tại Hội thảo cũng nêu ra những chứng cứ khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN thường trú tại Mátxcơva, ông Vladimir Kolotov, giáo sư, tiến sỹ sử học, Trưởng khoa Lịch sử các nước Viễn Đông kiêm Giám đốc Học viện Hồ Chí Minh thuộc trường Đại học tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg (SPbGU), Trưởng Ban tổ chức Hội thảo nhấn mạnh ông và các đại biểu đều cho rằng Hội thảo quốc tế “Những vấn đề thực tiễn của an ninh khu vực Đông Á và an ninh Biển Đông” đã diễn ra thành công, thu hút sự quan tâm của các đại diện khác nhau đến từ nhiều trung tâm nghiên cứu về Đông Á với những ý kiến trao đổi thẳng thắn và cởi mở về các vấn đề nóng bỏng tại khu vực, đặc biệt là cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Bài tham luận “Vòng cung Đông Á bất ổn là yếu tố chính của hệ thống an ninh khu vực” do giáo sư Kolotov trình bày tại Hội thảo khẳng định việc Trung Quốc thực hiện cái gọi là “Luận thuyết chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai” đang phá vỡ tính nguyên trạng từng tồn tại từ thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Trung Quốc càng đơn phương đòi kiểm soát Biển Đông thì sự phản đối của cộng đồng quốc tế sẽ ngày càng tăng lên. Bài tham luận của tiến sỹ sử học Kolotov cũng nhắc lại sự kiện lịch sử năm 1974 với việc Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam./.
Theo Vietnam+
(责任编辑:La liga)
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Phát huy vai trò của kinh tế hợp tác
- ·Bến Lức tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi
- ·Những cổ phiếu đáng chú ý ngày 24/11
- ·Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- ·Các công trình giao thông giải ngân vốn đạt gần 100%
- ·Nâng cao ý thức của người dân trong phân loại rác tại nguồn
- ·Giá xăng dầu hôm nay 16/4/2024: Xăng trong nước sắp có đợt tăng giá?
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Trồng lan cấy mô mang lại hiệu quả kinh tế cao
- ·Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- ·Năm 2023: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trên 13%
- ·Giá vàng hôm nay 11/12/2023: SJC đắt hơn thế giới gần 15 triệu đồng/lượng
- ·Công ty du lịch Đà Nẵng uy tín 2024
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Trung Quốc 'bùng nổ' nhập khẩu sầu riêng... nhưng 'chưa thấm vào đâu'
- ·Phiên đấu thầu vàng SJC vào sáng nay tiếp tục bị hủy
- ·Đơn vị cho thuê nhà vệ sinh di động uy tín tại Hà Nội và TP.HCM
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·Định cư Canada không cần IELTS và những điều bạn cần biết