【keo vong loai world cup chau a】Tháo gỡ các điểm nghẽn khiến du lịch Việt Nam đi trước về chậm
Sáng nay (15/3),áogỡcácđiểmnghẽnkhiếndulịchViệtNamđitrướcvềchậkeo vong loai world cup chau a Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị toàn quốc về du lịch Thủ tướng Phạm Minh Chính: Du lịch không thể phát triển một mình |
Tròn một năm Thủ tướng Chính phủ cho phép mở lại thị trường du lịch quốc tế, cùng với việc đẩy nhanh phát triển du lịch trong điều kiện bình thường mới và với sự chỉ đạo rất sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tại Hội nghị toàn quốc về du lịch sáng nay (15/3), Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, ngành du lịch của Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để vượt qua khó khăn và bước đầu đã được được những kết quả.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Trong đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, chúng ta tập trung nghiên cứu để tháo gỡ các điểm nghẽn khó khăn về cơ chế, chính sách nhằm tại điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch của quốc tế vào Việt Nam, đồng thời đề cao vao trò của du lịch nội địa, coi du lịch nội địa là bệ đỡ trong bối cảnh từng bước tiếp cận với thị trường khách quốc tế. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan hữu quan khôi phục chính sách miễn thị thực và xuất nhập cảnh như trước khi chưa có dịch.
Ngoài tháo gỡ về cơ chế, tiếp tục thực hiện các chính sách hướng tới giúp đỡ các doanh nghiệp du lịch trong vấn đề tiếp cận vốn, chính sách hỗ trợ cho hướng dẫn viên du lịch và các chính sách khác về tiền điện, nước, tiền thuê đất đai trong các cơ sở lưu trú nhằm tạo điều kiện để chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, chúng ta đã đẩy mạnh hơn về công tác thông tin, truyền thông trong việc xúc tiến, quảng bá, tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch để thúc đẩy du lịch phục hồi nhanh.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành chiến lược maketing về phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 để tổ chức thực hiện, tổ chức các chương trình truyền thông du lịch trên nền tảng số với khẩu hiệu "Việt Nam - Đi để yêu" bằng hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Ngành Du lịch đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Du lịch tổ chức nhiều sự kiện nhằm phát động, công bố mở cửa du lịch trong điều kiện bình thường mới và truyền thông thông điệp "Sống trọn vẹn tại Việt Nam" trong giai đoạn mở cửa thị trường.
Ngoài ra, hệ sinh thái du lịch thông minh từng bước được hình thành trên nền tảng hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch Việt Nam, nhiều sản phẩm công nghệ khác hỗ trợ công tác quản lý và kinh doanh du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã làm việc với Bộ Công an để kết nối dữ liệu trên cơ sở Đề án 6…
Chính nhờ các giải pháp nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, năm 2022 đã hoàn thành được chỉ tiêu về khách du lịch nội địa đạt 101,3 triệu lượt, vượt chỉ tiêu phục vụ 60 triệu lượt đặt ra từ đầu năm, tiếp tục khẳng định du lịch nội địa đã làm bệ đỡ cho du lịch quốc tế, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495.000 tỷ đồng, góp phần vào tăng trưởng của đất nước. Khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3,6 triệu lượt, bằng 70% so với chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. Trong 2 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,8 triệu lượt, bằng 50% so với lượng khách cả năm 2022; khách nội địa đạt 20 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 85,6 nghìn tỷ đồng.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vẫn còn khiêm tốn |
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chỉ ra những tồn tại của ngành du lịch, đó là: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, do doanh nghiệp du lịch Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào thị trường truyền thống; kết nối, khai thác các thị trường mới, thị trường tiền năng chưa chủ động, còn chậm. Việc triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá, cung cấp thông tin về du lịch Việt Nam ra quốc tế chưa được thực hiện kịp thời, thường xuyên, liên tục.
Đặc biệt chính sách visa đã có nhiều đổi mới, tiến bộ song so với các quốc gia khác thì vẫn còn khiêm tốn; sản phẩm du lịch chưa bắt kịp với xu thế hiện nay của thế giới, chưa phát huy được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nhất là tài nguyên văn hoá; nguồn nhân lực làm du lịch thiếu do trong thời gian dịch bệnh đã chuyển ngành, đặc biệt thiếu hụt lao động có chuyên môn và kinh nghiệm; hiệu quả liên kết giữa các vùng, các địa phương, các ngành còn thấp, nhiều hoạt động liên kết còn hình thức. Sản phẩm du lịch chưa thực sự đa dạng, hấp dẫn đối với một số thị trường khách du lịch trong bối cảnh mới.
Để đưa du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển, ngành du lịch đặt ra các mục tiêu năm 2023: khách du lịch quốc tế đạt 08 triệu lượt; khách du lịch nội địa 102 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch khoảng 650.000 tỷ đồng.
Đại diện phía cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga cho rằng, trong thời gian qua, Chính phủ đã luôn quan tâm theo sát thúc đẩy phục hồi du lịch Việt Nam. Minh chứng là một năm có rất nhiều cuộc họp của Chính phủ và các bộ, ngành để chỉ đạo phục hồi phát triển du lịch.
Theo bà Nguyễn Thị Nga, Việt Nam đã mở cửa du lịch khi vẫn còn dịch Covid-19 trên thế giới. Điều này đã cứu vãn các doanh nghiệp du lịch nói riêng và các doanh nghiệp khác liên quan. Điều này cũng được ghi nhận khi các nước xung quanh cũng chưa dám mở cửa. Trong năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế và đạt doanh thu 650.000 tỷ đồng. “Đây là con số chúng ta phải quyết tâm đạt được nhưng cũng cần phải có nhiều giải pháp tập trung hơn đối với nhóm khách du lịch quốc tế có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày ở Việt Nam”- bà Nga cho hay.
Thời gian tới, bà Nguyễn Thị Nga kiến nghị cần tăng cường tập trung quảng bá cho du lịch và tiếp thị hình ảnh thương hiệu du lịch quốc gia. Trong đó, Chính phủ cần tăng ngân sách cho công tác này. Nên ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Đồng thời, xây dựng bản sắc văn hóa du lịch cho từng vùng, từng miền. Đối với vấn đề visa, đề nghị tăng hạn visa từ 2 đến 4 tuần cho khách có thời gian đi du lịch nhiều hơn, chi nhiều tiền cho du lịch để doanh thu du lịch của chúng ta được tăng hơn.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường |
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường cũng đưa ra đề xuất, các bộ, ngành sớm xem xét phân tích, đánh giá, trình Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Quốc hội để sửa đổi bổ sung các quy định của Luật Xuất nhập cảnh. Theo ông Trường, doanh nghiệp mong muốn là các quy trình được rút gọn làm sao chỉ trong 1 kỳ họp là xong và có thể có hiệu lực ngay từ tháng 1/2023. Cụ thể các nội dung tăng thời hạn thị thực đối với khách du lịch quốc tế 90-180 ngày, thời gian tạm trú từ 30-45 ngày và cho phép nhập cảnh nhiều lần; đối với các quốc gia đơn phương miễn thị thực nhập cảnh, tăng từ 15 ngày lên 30-45 ngày và cũng cho nhập cảnh nhiều lần.
Đại diện Sun Group kiến nghị thêm, cần nghiên cứu đề xuất gia hạn hoặc mở rộng các đối tượng, các quốc gia có thể được miễn visa đơn phương, trong đó có những thị trường trọng điểm. Ví dụ như hiện nay, thị trường Australia chi tiêu 4 tỷ USD/1 năm để đi du lịch, hay như Canada trên 33 tỷ USD, hoặc các nước Bắc Âu như Hà Lan, Thụy Sỹ, Bỉ, họ đều chi từ 21 - 26 tỷ USD, xếp trên cả Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, những nước hiện nay thuộc chính sách được miễn visa.
Tổng giám đốc Tập đoàn VinGroup - ông Nguyễn Việt Quang cho biết, sau một năm chính thức mở cửa trở lại trong điều kiện bình thường mới, du lịch Việt Nam đang hồi sinh khi đông đảo du khách đã quay trở lại. Là thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí lớn của Việt Nam, Vinpearl hiện nay đang có 45 cơ sở tại 17 tỉnh, thành trên toàn quốc, về công suất phòng trên 18.500 phòng khách sạn và biệt thự. Theo Nguyễn Việt Quang, để hiện thực hóa cam kết mang đến dịch vụ đẳng cấp, trải nghiệm xuất sắc thì việc không ngừng phát triển những sản phẩm mới kết hợp nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, khám phá, thể thao hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách chính là điều kiện tiên quyết.
Nhấn mạnh hàng không và du lịch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hàng không tạo kết nối giao thông giữa các quốc gia, chắc chắn cần khách du lịch trên các chuyến bay. Do vậy, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà kiến nghị, chúng ta cần chào đón khách du lịch bằng chính sách xuất nhập cảnh thông thoáng; cần thiết có Chương trình quốc gia về du lịch. Kiến nghị có Tổ công tác của Thủ tướng về du lịch quốc gia để đẩy mạnh sự phục hồi, tăng tốc phát triển.
Ông Lê Hồng Hà cho rằng, cần tập trung mạnh hơn nữa xúc tiến và quảng bá du lịch, huy động các nguồn lực với sự tham gia các bộ, ngành. Năm 2023, kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam với rất nhiều nước trên thế giới, trong đó đây đều là thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam. "Bám vào chương trình này chúng ta tổ chức nhiều hoạt động quảng bá và thúc đẩy du lịch Việt Nam trong năm 2023; tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp để quay lại đầu tư tập trung cho các hoạt động hàng không và du lịch để tăng chất lượng dịch vụ"-ông Hà nêu.
Tổng giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà |
Trước những khó khăn, tồn tại của ngành du lịch, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nêu kiến nghị, đề xuất: Chính phủ đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cho các bộ, ngành, trong đó tháo gỡ về những điểm nghẽn trong chính sách miễn thị thực, xem xét; đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, tạo thuận lợi hơn cho du khách quốc tế nhập cảnh Việt Nam gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng. Khẩn trương thực hiện mô hình chuyển đổi số gắn với kinh tế số; phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Về phía các địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, các địa phương cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo đến ngành du lịch của mình để 63 tỉnh, thành đều có 63 sản phẩm du lịch mang tính bản sắc, chú trọng nhiều hơn đến công tác kết nối, liên kết để bảo đảm được các chỉ tiêu mà nhiều địa phương đã đề ra. Tăng cường công tác quản lý nhà nước để giúp nhân dân nâng cao nhận thức làm du lịch, phấn đấu đạt được mục tiêu mỗi người dân trở thành đại sứ du lịch thân thiện.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giám sát và phản biện xã hội để tiếp tục khẳng định uy tín
- ·Khuyến khích đầu tư casino và 370 triệu USD vốn FDI vào Đồng Nai
- ·Hội thao giao lưu truyền thống các phòng giáo dục
- ·Quy hoạch điện VIII: Xanh sạch lên ngôi, giá bỏ ngỏ
- ·Bạn gái nói chia tay trước ngày cưới
- ·Thẻ vàng cho lỗi “tiền trảm hậu tấu” của Công ty Cảng Đà Nẵng
- ·Không nên quy định cứng tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án PPP
- ·Việt Nam có vai trò quan trọng tại AFF Cup 2020
- ·Làm trai bao của 'sếp bà' để... cưới tôi
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Sớm chuẩn bị kịch bản và có giải pháp vực dậy nền kinh tế sau dịch
- ·Phát điên vì bị chồng kiểm soát chặt
- ·Đà Nẵng khởi công dự án 732 tỷ đồng cải tạo nút giao phía Tây cầu Trần Thị Lý
- ·Giải pháp tổng lực đưa nền kinh tế bật dậy nhanh
- ·Sôi nổi các giải đấu thể thao
- ·Khi tình cũ ngỏ lời nối yêu thương
- ·Điện khí không được đầu tư theo phong trào
- ·Ecoba ENT trúng thầu liên tiếp 5 gói xử lý nước thải mới
- ·Đề xuất đầu tư 20.939 tỷ đồng xây cao tốc Đồng Đăng
- ·Mẹ chồng chê thông gia nghèo
- ·FedEx Express muốn tham gia chuỗi giá trị logistics tại sân bay Long Thành