【kết quả millwall u21】Xử lý nợ xấu còn ngổn ngang
Tuy nhiên, quá trình xử lý số nợ xấu hàng trăm ngàn tỷ đồng cho đến nay vẫn còn thực sự ngổn ngang bởi nhiều vướng mắc, cản trở, đặc biệt về mặt pháp lý.
Nợ xấu vẫn là “cục máu đông”
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ năm 2013 đến hết tháng 9/2015, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) đã mua về hơn 191.000 tỷ đồng, chiếm hơn 40% tổng nợ xấu.
Tuy nhiên, số nợ xấu xử lý được mới đạt gần 15.000 tỷ đồng, bằng khoảng 7,7% tổng nợ xấu mua về. Trong đó, bán nợ xấu chỉ được khoảng 2.800 tỷ đồng bằng 1,46%, và bán tài sản đảm bảo chỉ được 1.100 tỷ đồng, bằng 0,58%. Qua số liệu này, có thể thấy nợ xấu xử lý được thực sự còn rất nhỏ, làm lãng phí đi một nguồn lực của đất nước, và vẫn là một “cục máu đông” của nền kinh tế.
Một nguyên nhân lớn của những khó khăn trong quá trình xử lý, cơ cấu nợ xấu xuất phát từ việc thiếu phối hợp giữa các cơ quan liên quan, thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo….
Từ phía các ngân hàng, nhiều ngân hàng không muốn xem xét miễn giảm lãi, cơ cấu khoản nợ cho khách hàng vì lý do khách hàng không có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và khoản nợ có tài sản đảm bảo giá trị kém. Khi đó, VAMC cũng không thể chủ động cơ cấu nợ, miễn giảm lãi cho khách hàng khi ngân hàng chưa thống nhất. Hơn nữa, nhiều ngân hàng không đồng ý cho DN được tiếp tục vay vốn do tâm lý sợ bị xử lý hình sự hoá sau khi cơ cấu nợ khách hàng không trả được nợ.
Trường hợp khách hàng không trả được nợ, việc thu hồi tài sản đảm bảo rất khó khăn khi khách hàng không đồng ý bàn giao tài sản, không có mặt tại địa điểm thu giữ, thậm chí đi khỏi địa phương... Trường hợp thu giữ được thì việc bán đấu giá cũng bị cản trở khi bên bảo đảm không hợp tác trong thỏa thuận giá khởi điểm hoặc thuê tổ chức định giá... dẫn đến VAMC, ngân hàng không thể xử lý để thu hồi nợ.
Ngay cả trường hợp khách hàng muốn bán tài sản để trả nợ, nhưng do sau khi bán tài sản, giá trị thu hồi thường không đủ trả nợ. Vì vậy, khách hàng thường không chấp nhận định giá tài sản theo mức giá thị trường mà luôn yêu cầu phải đủ để trả nợ gốc và lãi, khiến việc bán tài sản khó thành công.
Ngân hàng không “mặn mà” hợp tác với VAMC
Đối với việc mua bán nợ xấu, hiện nay Việt Nam chưa có thị trường này và đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hiện tại chỉ có VAMC, Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và các công ty quản lý tài sản của các ngân hàng mới có thể thực hiện các giao dịch mua bán nợ xấu. Từ thực tế đó, VAMC mua nợ xấu cũng không có nhiều khách hàng có thể mua mà chỉ có thể xử lý qua hình thức bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
Hơn nữa, để bán nợ xấu thì việc định giá khoản nợ đến nay chưa có quy định cụ thể, cơ sở đánh giá rất phức tạp. Trong khi khả năng của VAMC trong giai đoạn này chưa thể tự định giá để mua bán được khoản nợ. Vì vậy, sẽ rất khó thực hiện việc bán khoản nợ đảm bảo tiêu chí công khai minh bạch.
Về quyền hạn, trách nhiệm, mặc dù VAMC đã mua nợ xấu nhưng theo quy định ngân hàng vẫn phải chịu trách nhiệm trích dự phòng rủi ro, thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo, thậm chí gánh chịu hậu quả nếu xảy ra thất thoát. Do vậy các ngân hàng vẫn xác định quyền chủ nợ của họ sau 5 năm sẽ thu hồi, nên ngân hàng không hợp tác chặt chẽ với VAMC, thậm chí không cần VAMC xử lý nợ xấu đã bán.
Ngược lại, từ phía VAMC, công ty này không có quyền chủ động để xử lý những khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt. Vì thế trên danh nghĩa ngân hàng vẫn có quyền quyết định đối với tài sản thế chấp của khoản nợ, VAMC không có nhiều vai trò định đoạt tài sản đảm bảo các khoản nợ xấu đã mua. Do đó, nếu các ngân hàng không phối hợp thì VAMC cũng “bó tay” trong công tác xử lý nợ.
Ngoài việc làm chậm trễ, ách tắc trong quá trình xử lý nợ, những vướng mắc này về sự phối hợp, quyền hạn trong xử lý nợ xấu cũng là nguyên nhân các nhà đầu tư nước ngoài khó tham gia vào thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam.
Đây là những vấn đề cần sớm được tháo gỡ trong một loạt các văn bản pháp luật có nội dung liên quan đang được Quốc hội xem xét, cho ý kiến như Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự và các văn bản hướng dẫn các Bộ luật này cũng như các Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Doanh nghiệp,… Khi hành lang pháp lý được hoàn thiện, các vướng mắc được tháo gỡ, quá trình xử lý nợ xấu mới có điều kiện để hoàn thành thực sự mục tiêu đã đề ra.
H.Y
(责任编辑:La liga)
- ·Đi nghĩa vụ, tôi có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm?
- ·Châu Âu tiếp tục 'gồng mình' chống chọi với dịch COVID
- ·Nửa năm xung đột Ukraine
- ·Cảnh báo nguy cơ đe dọa an ninh mạng trước thềm cuộc tổng tuyển cử tại Anh
- ·Pha sữa Abbott, mẹ ngỡ ngàng thấy bị vón cục nâu
- ·Lễ trao giải Oscar 2023 chính thức bắt đầu
- ·Mỹ khẳng định mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam
- ·Liên tiếp động đất mạnh ở Afghanistan khiến nhiều người bị thương
- ·Khi cột điện 'khoe hàng'
- ·Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo thông báo quyết định từ chức
- ·Sốc vì chồng cặp với gái già cùng công ty
- ·Argentina: Cháy lan rộng mất kiểm soát tại công viên quốc gia Los Alerces
- ·Campuchia đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho trẻ 3
- ·5 tỷ người có thể chết đói nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân toàn diện
- ·Có được cấp hộ khẩu thường trú khi mua nhà bằng giấy viết tay?
- ·Dương Tử Quỳnh thắng giải Nữ diễn viên xuất sắc tại Oscar 2023
- ·Ông Emmanuel Macron tái đắc cử Tổng thống Pháp nhiệm kỳ 2
- ·Liên minh châu Âu khởi động phái bộ bảo vệ tàu thuyền qua Biển Đỏ
- ·Bố mổ tim chưa trả hết nợ, con ngã vào nồi canh nóng bỏng nặng
- ·Những vấn đề "nóng" tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2024