【tỷ số leicester】Tỷ lệ nợ xấu dâng cao, áp lực đè nặng các ngân hàng
Lo ngại chất lượng tín dụng ngân hàng khi nợ xấu gia tăng Cơ chế đủ rộng nhưng tín dụng tiêu dùng vẫn tăng chậm,ỷlệnợxấudângcaoáplựcđènặngcácngânhàtỷ số leicester nợ xấu ở mức cao Áp lực nợ xấu tại các ngân hàng |
Nợ xấu tăng, dự phòng rủi ro "ăn mòn" lợi nhuận
Phân tích báo cáo tài chính năm 2023 của các ngân hàng cho thấy, trong 28 ngân hàng thì chỉ có duy nhất 1 ngân hàng có khối lượng nợ xấu giảm là VietBank (giảm gần 11%), còn lại đều tăng, thậm chí có mức tăng bằng lần so với năm trước.
Tăng mạnh nhất phải kể đến TPBank, khi nợ xấu tăng từ mức 1.357 tỷ đồng của năm 2022 lên hơn 4.200 tỷ đồng của năm 2023, tức là tăng gấp hơn 3 lần sau 1 năm.
Tại Techcombank, chất lượng tín dụng cũng có dấu hiệu suy giảm. Báo cáo tài chính cho thấy, tổng khối lượng nợ xấu của ngân hàng này tăng gần gấp đôi so với năm 2022, lên gần 6.000 tỷ đồng.
Tương tự, đến hết năm 2023, tổng nợ xấu của Sacombank là 10.984 tỷ đồng, tăng tới 155,5% so với đầu năm.
Tổng nợ xấu của MSB là 4.281 tỷ đồng, tăng hơn 106% so với năm 2022.
Tổng nợ xấu của MB cũng tăng gần 95% lên 9.805 tỷ đồng; của ACB tăng hơn 93%, lên hơn 5.887 tỷ đồng… Thậm chí “ông lớn” Vietcombank cũng có mức tăng tới hơn 59%, lên 12.455 tỷ đồng nợ xấu.
Các ngân hàng khác có khối lượng nợ xấu tăng mạnh 2 con số còn có thể kể đến như NCB, BacABank, Eximbank, VIB, BaoVietBank, OCB…, chỉ 3 ngân hàng có mức tăng 1 con số là Saigonbank, LPBank, VietinBank.
Xét về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thì đa phần ngân hàng có mức tăng so với năm trước, thậm chí có ngân hàng đã nâng tỷ lệ nợ xấu lên gần 30% tổng dư nợ. 5 ngân hàng có tỷ lệ vượt ngưỡng 3% là NCB, VPBank, BaoVietBank, BVBank, VIB. 2 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% là Vietcombank và BacABank.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của một số ngân hàng. Biểu đồ: HD |
Chính vì khối lượng nợ xấu tăng nên các ngân hàng phải dồn lực cho trích lập dự phòng rủi ro, từ đó khiến chi phí này “ăn mòn” vào lợi nhuận.
Chẳng hạn, năm 2023, TPBank trích dự phòng rủi ro gấp đôi so với năm 2022, với hơn 3.900 tỷ đồng. Riêng quý 4/2023, ngân hàng này phải trích hơn 1.970 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ trích hơn 114 tỷ đồng. Kết quả, TPBank chỉ còn lãi trước thuế 5.589 tỷ đồng trong năm 2023, giảm 29% so với năm 2022.
Tương tự, năm 2023, MSB cũng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tới hơn 3,4 lần so với năm trước, lên tới gần 1.647 tỷ đồng, nên lợi nhuận sau thuế cả năm chỉ tăng rất nhẹ 0,6%, đạt hơn 4.646 tỷ đồng. Nhưng riêng quý 4/2023, MSB phải tăng trích lập dự phòng rủi ro từ hơn 69 tỷ đồng lên gần 328 tỷ đồng, khiến lợi nhuận sau thuế quý 4 của ngân hàng này giảm hơn 37% so với cùng kỳ năm 2022.
Techcombank cũng phải tăng cường bộ đệm dự phòng rủi ro, từ mức 1.936 tỷ đồng của năm 2022 lên hơn 3.920 tỷ đồng trong năm 2023. ACB còn có mức tăng dự phòng rủi ro ở mức “khủng” khi từ 70 tỷ đồng của năm 2022 lên hơn 1.804 tỷ đồng trong năm 2023. Ngoài ra, tăng đáng kể còn có VIB tăng tới 279%, Eximbank tăng hơn 5,6 lần, ABBank tăng hơn 92%...
Cần giải pháp giảm gánh nặng nợ xấu
Khối lượng nợ xấu tại các ngân hàng đã tăng nhưng theo các chuyên gia, với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay thì khả năng trả nợ của khách hàng còn bị ảnh hưởng. Trong khi nợ xấu cũ chưa được xử lý xong thì có thể có thêm nợ xấu mới khi Thông tư 02/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về cơ cấu nợ, giãn hoãn nợ hết hiệu lực vào cuối tháng 6 tới đây, nên áp lực nợ xấu càng đè nặng các ngân hàng.
Chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh đánh giá, khi Thông tư 02 hết hiệu lực, các khoản nợ tái cơ cấu sẽ về đúng phân loại, càng làm cho nợ xấu tăng cao, từ đó các ngân hàng càng tăng áp lực trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ tái cơ cấu hoặc các khoản nợ xấu không được tái cơ cấu, ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận năm 2024 của các ngân hàng.
Chính vì vấn đề như trên, trong cuộc họp về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng mới đây của NHNN, đại diện lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại đã kiến nghị được gia hạn Thông tư 02.
Ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng giám đốc Techcombank cho hay, nợ xấu của Techcombank đến cuối tháng 1/2024 ngang bằng với cuối năm 2023, với tỷ lệ 1,2%. Số nợ được cơ cấu lại của khách hàng tại Techcombank theo Thông tư 02 đến cuối tháng 1/2024 vào khoảng 6.000 tỷ đồng và khách hàng cũng đang bắt đầu trả dần. Nên đại diện Techcombank kiến nghị gia hạn thêm thời hạn của Thông tư 02 để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian trả nợ.
Tương tự, ông Hồ Nam Tiến, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc LPBank cho biết ngân hàng đã cơ cấu được khoảng 2.500 tỷ đồng dư nợ theo Thông tư 02, nhưng việc trả nợ đến khi Thông tư này hết hạn là khó khăn với nhiều khách hàng nên cũng mong muốn được gia thêm thêm thời gian cơ cấu nợ. Đại diện MB còn đề nghị gia hạn thêm 1 năm với Thông tư 02.
Trước đề xuất của các ngân hàng, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cũng đồng tình cho rằng cần thiết để xem xét gia hạn thêm Thông tư 02, nhưng vấn đề gia hạn thêm 6 tháng hay 1 năm thì cần được xem xét kỹ. Phó Thống đốc cũng nhấn mạnh, mặc dù tín dụng có chậm lại trong tháng đầu năm nay, các ngân hàng cũng không nên cho vay bằng mọi giá, nhưng cũng không thể thắt chặt tín dụng. Tín dụng cần được hướng vào lĩnh vực ưu tiên, đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn nhưng có điều kiện phục hồi.
Nhưng cùng với vấn đề nêu trên, để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả và thực chất, các chuyên gia và ngân hàng cho rằng cần có giải pháp để nền kinh tế và các doanh nghiệp phục hồi tích cực hơn, đồng thời phải giúp thị trường bất động sản "ấm" trở lại. Bên cạnh đó là những giải pháp về hoàn thiện cơ chế pháp luật liên quan đến xử lý nợ xấu, vận hành sàn giao dịch nợ xấu hiệu quả và thiết thực hơn.
(责任编辑:La liga)
- ·Mở rộng mối quan hệ hợp tác Việt Nam
- ·Bắt nhóm thanh niên mang dao kiếm, đập phá xe, tấn công người đi đường
- ·Kế hoạch bắt cóc người mẫu, ép quan hệ tình dục của đại ca giang hồ Bình 'Kiểm'
- ·Chở người ngồi trên ô tô không thắt dây an toàn bị phạt bao nhiêu tiền?
- ·Choáng với số tiền, nhà và xe ‘khủng’ của 'đại gia cờ bạc' Phan Sào Nam
- ·Tài sản thừa kế nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
- ·Bà Trương Mỹ Lan 'đòi' Ngân hàng SCB trả 5.000 tỷ đồng
- ·Bắt gã thanh niên vừa ra tù đã gây liên tiếp 10 vụ trộm cướp
- ·Đà Nẵng chi 6.000 tỷ thu hồi tài sản của Vũ 'nhôm' và xử lý nhà máy thép ô nhiễm
- ·Tài xế không có giấy phép lái xe, CSGT có được tạm giữ phương tiện?
- ·Quảng Ninh: Bắt quả tang cơ sở chế biến hơn 1 tấn lòng lợn không đảm bảo vệ sinh
- ·Lùm xùm khoản nợ 7,7 tỷ đồng giữa Công ty Sao Bắc Đẩu và Công ty A1Tech
- ·Trộm 132 triệu đồng trong tài khoản của đồng nghiệp
- ·Xe nào được đi trước trong tình huống này?
- ·Thủ tướng dự lễ vận hành thương mại nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam
- ·Hai người bị máy kéo cán chết ở Đắk Lắk: Lời khai của người khởi động xe
- ·Đang đứng nói chuyện, người đàn ông bất ngờ bị đâm tử vong
- ·Đang đứng nói chuyện, người đàn ông bất ngờ bị đâm tử vong
- ·Chủ tịch ADB hội kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và thảo luận về các hoạt động
- ·Công ty GFDI nợ khách hàng hơn 3.700 tỷ đồng