【ty le keo banh hom nay】Thu thuế thương mại điện tử từ Facebook, Google, Microsoft được hơn 5.111 tỷ đồng
Quản lý thuế thương mại điện tử: Cần quy định rõ trách nhiệm của ngân hàng và trung gian thanh toán Chủ động phối hợp quản lý thuế thương mại điện tử Quản lý thuế thương mại điện tử: Khó nhất là xác định nguồn thu,ếthươngmạiđiệntửtừFacebookGoogleMicrosoftđượchơntỷđồty le keo banh hom nay đối tượng nộp thuế Chống thất thu hiệu quả từ truy vết giao dịch |
Thu trung bình hơn 1.100 tỷ đồng/năm
Báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp này của Quốc hội, Bộ Tài chính cho biết, việc quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số đã đi vào nền nếp.
Theo Bộ Tài chính, quản lý thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới, đang thực hiện thông qua các tổ chức tại Việt Nam (thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài) với số thu trung bình hơn 1.100 tỷ đồng/năm.
Tăng cường quản lý thuế thương mại điện tử chống thất thu ngân sách. Ảnh: TL. |
Qua thống kê cho thấy, từ năm 2018 đến hết tháng 4/2022, các đơn vị này đã khai, nộp thuế với tổng số tiền là hơn 5.111 tỷ đồng, trong đó một số tập đoàn lớn như Facebook là 1.965 tỷ đồng; Google là 1.900 tỷ đồng; Microsoft là 651 tỷ đồng.
Năm 2018 số thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử, dịch vụ số xuyên biên giới đạt 770 tỷ đồng; năm 2019 đạt 1.168 tỷ đồng; năm 2020 đạt 1.143 tỷ đồng, năm 2021 đạt 1.591 tỷ đồng, 4 tháng đầu năm 2022 đạt 437 tỷ đồng.
Về quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, lũy kế đến hết tháng 4/2022 (số liệu cập nhật đến ngày 23/5/2022) cơ quan thuế đã thu được số thu từ xử lý vi phạm, chống thất thu là khoảng 735 tỷ đồng (số thu 4 tháng đầu năm 2022 đạt 176 tỷ đồng).
Được biết thời gian qua, với sự phát triển của nền kinh tế số, việc kinh doanh trên nền tảng số trở nên phổ biến. Trên cơ sở khai thác thông tin, hiện nay tại Việt Nam có 139 đơn vị chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử (trong đó có 41 sàn thương mại điện tử bán hàng, 98 sàn thương mại điện tử cung cấp dịch vụ) và 3 công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài được thay nhà cung cấp nước ngoài trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với các nhà cung cấp nước ngoài; tương ứng với số lượng khách hàng trung bình truy cập các sàn khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, với những đặc trưng của nền kinh tế số và tình hình phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử tại Việt Nam đã đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý thuế.
Đó là, thách thức trong khả năng quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế. Trong điều kiện nền kinh số các tổ chức, cá nhân có thể tiến hành hoạt động kinh doanh xuyên biên giới mà không thuộc đối tượng đánh thuế của bất kỳ quốc gia nào theo nguyên tắc quản lý thuế truyền thống, các quốc gia đều căn cứ trên sự hiện diện vật chất của người nộp thuế, trong khi doanh nghiệp, cá nhân có thể phân bố thu nhập về địa điểm có lợi nhất về thuế theo quy định của từng nước. Ngoài ra, không xác định được căn cứ tính thuế; không phân biệt rõ loại thu nhập làm cơ sở đánh thuế; khó kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Bên cạnh đó, việc kiểm soát dòng tiền cũng không dễ dàng…
Theo bà Nguyễn Thị Lan Anh - Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế), khó khăn lớn nhất trong công tác quản lý thuế thương mại điện tử đó là, việc quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế. Trong điều kiện nền kinh số, các tổ chức, cá nhân có thể tiến hành hoạt động kinh doanh xuyên biên giới mà không thuộc đối tượng đánh thuế của bất kỳ quốc gia nào theo nguyên tắc quản lý thuế truyền thống. Các quốc gia đều căn cứ trên sự hiện diện vật chất của người nộp thuế, trong khi doanh nghiệp, cá nhân có thể phân bổ thu nhập về địa điểm có lợi nhất về thuế theo quy định của từng nước.
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế thương mại điện tử
Để quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý thông qua thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Về xây dựng, nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật thuế về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại Luật Quản lý thuế số 38/2014/QH14 và các luật thuế cùng các văn bản hướng dẫn theo hướng quy định các tổ chức trung gian thanh toán, tổ chức là đối tác của các nhà cung cấp nền tảng số nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam, tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
Ngoài ra, phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội có liên quan để trao đổi kết nối thông tin. Bộ Tài chính đã ký thỏa thuận, phối hợp công tác với Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, xây dựng thỏa thuận phối hợp công tác với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an. Theo đó, các bộ, ngành đã thống nhất nguyên tắc phối hợp trong công tác quản lý thương mại điện tử như chia sẻ cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin và phối hợp sửa đổi chính sách pháp luật để tăng cường công tác quản lý thương mại điện tử nói chung và quản lý thuế nói riêng.
Bộ Tài chính cũng sẽ tiếp tục hiện đại hoá công tác quản lý thuế để hỗ trợ nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế theo hình thức điện tử trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế tiếp tục nghiên cứu xây dựng giải pháp kỹ thuật, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để kết nối, lưu trữ thông tin từ các sàn giao dịch thương mại điện tử và thông tin từ các cơ quan nhà nước có liên quan để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý thuế đối với thương mại điện tử.
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế cũng hết sức quan trọng, trong đó chú trọng hình thức tuyên truyền tại các chuyên mục đặc biệt về pháp luật thuế qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro đối với thương mại điện tử; triển khai thanh tra, kiểm tra, đối chiếu thông tin theo chuyên đề đối với hoạt động thương mại điện tử. Trong đó tập trung đối với nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam và một số chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử.
Đối với thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch thường xuyên, thực hiện phân tích theo rủi ro để thanh tra chuyên sâu đối với người nộp thuế lớn, phức tạp hoặc trong trường hợp cơ quan thuế đã thực hiện giám sát rủi ro, kiểm tra theo chuyên đề nhưng người nộp thuế không tuân thủ nghĩa vụ kê khai, nộp thuế./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hơn 25 triệu đồng đến với hai chị em học giỏi hiếu thảo
- ·Khủng hoảng ở Biển Đỏ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt tàu chở dầu
- ·Tuyển tập những mẫu bàn ăn gấp gọn thông minh, ai nhìn cũng phải thích mê
- ·5 loại cây trồng trước nhà đem may mắn, tài lộc vào ầm ầm
- ·Long An xử lý nghiêm các trường hợp xung điện kích điện hủy diệt nguồn lợi thủy sản
- ·Ấn Độ và chiến lược kết nối mới trong IMEC
- ·Căn biệt thự “ma ám” nơi kẻ giết người hàng loạt ra tay, đang được tranh mua
- ·Ấn tượng mô hình ‘làng di sản’ sắp xuất hiện ở Hạ Long
- ·Em không có nhà Hà Nội để anh về ở rể…
- ·Đang tản bộ ở sân chung cư bị ổ khóa rơi trúng đầu, chảy máu be bét
- ·Lấy nhau 4 tháng vẫn khó chịu với chuyện ái ân
- ·Giao dịch bất động sản từ 300 triệu đồng phải báo cáo Bộ Xây dựng
- ·Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố tăng cường an ninh các hướng chiến lược
- ·AI định hình lại ngành phát thanh, truyền thông và giải trí
- ·Chuyển mục đích sử dụng đất, thủ tục thế nào?
- ·Độc đáo nét không gian cổ xưa giữa lòng phố biển Hồ Tràm
- ·Điểm đến hấp dẫn của các nhà sản xuất bán dẫn
- ·Kinh doanh gặp khó, khách sạn Kim Liên tính hướng khai thác đất vàng
- ·Đại biểu Quốc hội: Kịp thời xử lý các vi phạm ở lĩnh vực chứng khoán
- ·Chung cư cũ đổ sập trong tích tắc trăm người mất nhà