【kqbd hạng nhất việt nam】Cần có cơ chế xác định giá trị tài sản tại các trường đại học
Cơ chế chính sách chưa đồng bộ
Ngày 24/8,ầncócơchếxácđịnhgiátrịtàisảntạicáctrườngđạihọkqbd hạng nhất việt nam tại tỉnh Thanh Hoá, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới công tác quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng mô hình quản trị doanh nghiệp (DN)”.
Phát biểu tại hội thảo, ông Trương Bá Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, thực hiện đổi mới cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường đại học đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của người dân, giảm chi, qua đó Nhà nước từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN).
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là trong lĩnh vực giáo dục đại học vẫn còn nhiều bất cập, không chỉ tiến độ thực hiện chậm, mà các cơ chế chính sách còn chưa đồng bộ, chưa xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật…
Từ thực tế hoạt động của trường, TS Nguyễn Trọng Nghĩa – Giám đốc Trường Đại học Tài chính quản trị kinh doanh chia sẻ, tự chủ tài chính trong các trường đại học đã tạo áp lực lớn buộc các trường phải đổi mới hoạt động, nâng cao trách nhiệm và quản lý tài chính. Không chỉ tích cực tuyển sinh, mở rộng hoạt động dịch vụ, hợp tác đào tạo để tăng nguồn thu sự nghiệp, tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên và thu nhập cho cán bộ, giảng viên, các trường đại học còn ban hành được hệ thống quy chế phục vụ cho công tác quản lý tài sản, tài chính.
Tuy nhiên, tự chủ tài chính cũng đặt ra nhiều vấn đề cho trường, trong đó quan trọng nhất là nguồn thu. Hiện nguồn tài chính của các trường đại học bao gồm kinh phí NSNN cấp, thu từ hoạt động sự nghiệp như phí, lệ phí, dịch vụ; nguồn khác như vay, liên doanh, liên kết.
Theo lộ trình, kinh phí NSNN cấp cho các trường sẽ giảm, nhưng lại yêu cầu tăng mức độ tự chủ đã gây khó khăn cho các trường. Ông Nghĩa dẫn chứng, chính sách học phí và quy định chỉ tiêu tuyển sinh đang là rào cản đối với các trường đại học trong thực hiện tự chủ. Mức thu học phí của các trường đều nằm trong khung do Chính phủ quy định; chỉ tiêu tuyển sinh lại bị giới hạn bởi cơ sở vật chất, chất lượng giảng viên. “Hai yếu tố chính là học phí và chỉ tiêu tuyển sinh tạo ra nguồn thu chính cho trường nhưng lại bị giới hạn, tức là giới hạn mức độ tự chủ của các trường”- ông Nghĩa nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, tại nhiều trường nguồn thu sự nghiệp dành phần lớn để chi lương, và khoản có tính chất lương, nên phần dành cho đầu tư cơ sở vật chất rất khiêm tốn. Quy định tiền lương, công trả cho người lao động tính theo cấp bậc, chức vụ cũng làm giảm sức hút đội ngũ giảng viên có trình độ cao vào trường. Mục đích giao quyền tự chủ cho các trường đại học là nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng thu cho người lao động, tuy nhiên do tốc độ tăng thu sự nghiệp không tương xứng với tốc độ chi lương, giá dịch vụ đầu vào, trong khi NSNN cấp chi thường xuyên giảm nên chênh lệch thu chi cuối kỳ của các trường giảm.
Những vấn đề mà đại diện Trường Đại học Tài chính quản trị kinh doanh đưa ra cũng là bất cập chung của các trường hiện nay trong thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, tài chính. Theo bà Nguyễn Thị Mai Liên, Phó trưởng Phòng Đào tạo (Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính), năng lực, mô hình quản trị đại học của các trường hiện nay chưa theo kịp quá trình đổi mới. Một số trường đại học có tâm lý vẫn muốn thực hiện cơ chế Nhà nước bao cấp như xưa, mặc dù đã đủ điều kiện để thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng vẫn không muốn thực hiện. Nhiều cơ sở giáo dục đại học hiện chưa thành lập hội đồng trường, đối với đơn vị đã thành lập hội đồng trường thì lại vận hành không hiệu quả, không phát huy được vị thế, vai trò của mình.
Cần có cơ chế xác định giá trị tài sản
Bà Liên đưa ra một số giải pháp để thực hiện hiệu quả đổi mới quản lý giáo dục đại học. Theo đó, bà Liên cho rằng, để hiện thực hóa việc giao cho cơ sở giáo dục đại học thực hiện mô hình doanh nghiệp cũng là một vấn đề, vì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn.
Vì vậy, theo bà Liên nên thực hiện thí điểm đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học theo mô hình doanh nghiệp đối với các cơ sở đã thực hiện thành công tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư theo Nghị quyết 77/NQ-CP. Theo đó, vấn đề đặt ra cần có cơ chế giá xác định giá trị tài sản (đất, công trình, xây dựng, tài sản khác,..) của Nhà nước đã đầu tư chuyển giao cho các cơ sở giáo dục đại học quản lý, vai trò đại diện cơ quan quản lý nhà nước tham gia hội đồng trường, vai trò của hiệu trưởng trong quản lý hoạt động của trường…
Ngoài ra, các trường đại học cần thay đổi tư duy về quản trị đại học, xóa bỏ tâm lý bao cấp của Nhà nước, áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp vào quản trị trường học. Cần tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm và năng lực cạnh tranh trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đặc biệt, cần đổi mới tư duy tiếp cận từ quản lý hành chính sang phục vụ dịch vụ, theo đó, chuyển các đơn vị, bộ phận hiện nay đang thực hiện công tác quản lý hành chính văn phòng sang hình thức dịch vụ phục vụ (quản lý sinh viên sang hình thức phục vụ; quản lý ký túc xá sang hình thức phục vụ sinh viên ở ký túc xá; công tác quản lý đào tạo sang hình thức phục vụ đào tạo).
Ông Phạm Xuân Thuỷ, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính cho biết, có một số giải pháp mà các trường hoàn toàn có thể làm ngay được, đó là chuyển từ phục vụ sang dịch vụ, tức là phải nâng cao chất lượng dịch vụ do trường cung cấp. Cùng với đó, chuyển đổi từ thực hiện khoán biên chế sang khoán tiền để kích thích chất lượng hoạt động của cán bộ, giảng viên. Đây là những việc mà người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hay các trường đại học công lập có thể thực được mà không cần phải xin cơ chế của cấp quản lý./.
Bùi Tư
(责任编辑:Thể thao)
- ·“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- ·Nàng dâu Phú Thượng 'ăn ngủ cùng xôi' dịp Tết, ngày nấu 200kg vẫn không đủ bán
- ·Người dân trở lại TP.HCM sau kỳ nghỉ Tết, các tuyến cửa ngõ vẫn thông thoáng
- ·Công an làm việc với tài xế nằm ra yên xe máy, lao vun vút ở Đại lộ Thăng Long
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Người phụ nữ 23 năm chưa về quê đón Tết, rưng rưng trong chuyến tàu cuối năm
- ·Tình huống vượt ẩu trong vụ tai nạn 3 người chết trên cao tốc Cam Lộ
- ·Cho bạn nhậu mượn xe máy dẫn đến tai nạn nghiêm trọng, nam thanh niên bị khởi tố
- ·HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- ·Cận cảnh làn đường đầu tiên dành cho xe đạp chính thức hoạt động ở Hà Nội
- ·Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
- ·TP.HCM: Phá đường dây vận chuyển, buôn bán, tàng trữ pháo nổ xuyên quốc gia
- ·Lao động nghèo vỡ òa nhận vé xe rời TP.HCM về quê ăn Tết
- ·Xe công của Hội Phụ nữ Hà Tĩnh dùng đèn, còi ưu tiên để đón người nhà lãnh đạo
- ·Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê
- ·Lực lượng chống khủng bố phô diễn kỹ năng bắn súng, giải cứu con tin
- ·'Bông hồng thép' Công an Điện Biên và chuyện nằm rừng đêm 30 Tết đánh án ma túy
- ·Sáng 28 Tết, ô tô xếp hàng dài hơn 2km để vào cao tốc Pháp Vân
- ·Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- ·Đoàn Nghi lễ CAND biểu diễn chương trình mừng Đảng, mừng Xuân tại phố đi bộ