【kqbd c1 chau a】Công khai, minh bạch các thông tin về giá trong giai đoạn dịch bệnh
PGS,.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính |
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính (ảnh) đã có những chia sẻ với Báo Hải quan xung quanh vấn đề này.
Ông đánh giá như thế nào về tác động của dịch bệnh do virus corona gây ra với kinh tế Việt Nam trong thời điểm hiện tại?
Có thể nói, dịch cúm này không chỉ tác động trên địa bàn Trung Quốc mà còn tác động tới nền kinh tế thế giới, làm cho việc xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gặp khó khăn. Việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thế giới cũng gặp khó khăn do giá cả tăng lên do nguyên liệu đầu vào tăng. Cùng với đó, có thể xảy ra tình trạng các nhà đầu tư trên thế giới lo ngại dịch sẽ đầu tư vào vàng, tài sản khác thay vì sản xuất. Việc này khiến giao thương thế giới có thể thấp hơn nữa.
[Infographics] Việt Nam ghi nhận trường hợp thứ 14 nhiễm nCoV |
Theo thống kê mới nhất của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, CPI tháng 1/2020 tăng cao với 1,23%. Tuy điều này đã được dự báo trước và hiện vẫn trong các kịch bản điều hành nhưng nhiều ý kiến cho rằng sẽ gây khó khăn cho công tác điều hành giá trong quý I cũng như cả năm 2020. Ông nhận định như thế nào về điều này?
Để hoàn thành kế hoạch năm cuối cùng của giai đoạn 2016-2020, chuẩn bị bước vào giai đoạn mới 2021-2025, tạo tiền đề cho cả giai đoạn 2021-2030, dựa trên dự báo tình hình biến động của nền kinh tế thế giới, sự biến động của thị trường tài chính - tiền tệ thế giới, khả năng và các điều kiện của nền kinh tế Việt Nam, Quốc hội đã thông qua 12 chỉ tiêu cơ bản cho năm 2020.
Trong đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,8%, CPI dưới 4%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP…
Để đạt được những chỉ tiêu tương đối cao và khá thách thức này, trước hết cần tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
Đặc biệt, cần theo dõi sát tình hình biến động của nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính - tiền tệ, chủ động, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, từng bước ổn định và nâng cao giá trị VNĐ.
Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường, nhất là với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả. Theo dõi, quản lý và giám sát các biến động trên thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán… để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời, tránh để xảy ra các biến động bất thường tác động xấu đến nền kinh tế. Tích cực cơ cấu lại thu chi ngân sách nhà nước, đẩy mạnh cải cách chính sách thuế, tái cấu trúc và tăng cường hiệu quả chi tiêu công, tích cực giảm thiểu thâm hụt ngân sách nhà nước, giảm bền vững tỷ trọng nợ công và nợ nước ngoài trên GDP.
Cùng với đó, tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá, đẩy nhanh việc xây dựng và điều chỉnh các định mức kinh tế - kỹ thuật để làm cơ sở xác định giá hàng hóa, dịch vụ cho các loại hình của dịch vụ y tế, giáo dục, xã hội theo đúng lịch trình, tính đúng, tính đủ chi phí thực hiện vào giá và lộ trình cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong giai đoạn hiện nay, khi dịch cúm do virus corona diễn biến khó lường, nhiều yếu tố đang đe doạ đến tình hình giá cả, hàng hoá. Để có thể bình ổn giá, ổn định tâm lý người dân cần có những biện pháp gì, thưa ông?
Trước hết, cần kiểm tra chặt chẽ các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá, các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước định giá, tránh việc điều chỉnh giá, tăng giá bất hợp lý. Với những mặt hàng có lộ trình tăng giá, xác định rõ mức độ, thời điểm thực hiện, tránh trùng các thời điểm có thể gây biến động lớn đến mặt bằng giá cả của nền kinh tế.
Đối với các hàng hóa được mua sắm bằng tiền từ nguồn ngân sách, hàng hóa dự trữ quốc gia, hàng hóa, dịch vụ phục vụ công ích cần được kiểm tra tính xác thực, tính đầy đủ và chính xác. Với những hàng hóa, dịch vụ công ích có thể đấu thầu, cần tổ chức đấu thầu mua sắm để đảm bảo tính cạnh tranh, tính hiệu quả và công bằng.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, hơn hết, Nhà nước cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành giá, thực hiện tốt các quy định về công khai, minh bạch các thông tin về giá, đặc biệt là đối với các mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá, các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước định giá, tránh lạm phát kỳ vọng, tránh các tin đồn thất thiệt gây hoang mang tâm lý, ảnh hưởng xấu tới mặt bằng giá cả của một số mặt hàng và mặt bằng giá cả của nền kinh tế.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mẹ bầu vượt mặt chăm con bệnh ngày Tết
- ·Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VIII
- ·Thủ tướng Chính phủ: Nhất quán chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
- ·Hội Liên hiệp phụ nữ xã Hưng Hòa (huyện Bàu Bàng): Trao giải cuộc thi về Luật Bình đẳng giới
- ·Người đi bộ gây tai nạn có phải bồi thường?
- ·TP.Tân Uyên: Gần 130 thiếu nhi tham gia chương trình “Em yêu chú bộ đội”
- ·Thanh niên tiến bước
- ·Phiên họp thứ 36 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chuẩn bị từ sớm, từ xa, đảm bảo chất lượng, hiệu quả
- ·Đang nuôi con nhỏ, lao động nữ bức xúc vì bị đuổi việc
- ·Huyện Dầu Tiếng: Đảng viên gương mẫu, chấp hành tốt văn hóa ứng xử trên môi trường mạng
- ·Giải đáp thắc mắc về thuế thu nhập cá nhân
- ·Cần thu hồi danh hiệu đối với nghệ sĩ lệch chuẩn
- ·Ùn ứ nông sản: Tiên trách kỷ hậu trách nhân
- ·Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Cha xách vữa chai tay lo cứu con qua cơn 'đói' thuốc
- ·Mở bán thành công dự án The Empire (Vinhomes Ocean Park 2) đem lại doanh thu khủng cho Vinhomes
- ·Quy hoạch tỉnh đầu tiên đã được phê duyệt
- ·Đã dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế về vận chuyển hàng khách bằng đường hàng không
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 8/2017
- ·Thủ tướng: Phấn đấu kết quả năm 2024 cao hơn, toàn diện hơn năm 2023