【ti le keo nha kai】Phó Thủ tướng yêu cầu tích hợp địa chỉ an toàn thực phẩm vào bản đồ số Việt Nam
Yêu cầu này được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam,óThủtướngyêucầutíchhợpđịachỉantoànthựcphẩmvàobảnđồsốViệti le keo nha kai Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (Ban Chỉ đạo) nêu lên tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo ngày 13/12.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo tập trung đánh giá hiện trạng nhập lậu thực phẩm vào Việt Nam; sử dụng chất cấm trong thức ăn gia súc, thuỷ sản tiêu thụ trong nước; việc thay đổi thói quen an toàn thực phẩm ở chợ, lò mổ; quảng cáo thực phẩm chức năng, bán hàng đa cấp; công nhận các trung tâm kiểm nghiệm an toàn thực phẩm…
Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết những chất cấm “nóng vào các năm trước” như Sabutamol, Clebuterol đã không phát hiện mẫu nào. Tỷ lệ dư lượng kháng sinh trên mẫu thuỷ sản được kiểm nghiệm giảm còn khoảng 1,2% so với 3 - 4% trước đây. Bộ NN&PTNT vẫn tăng cường kinh phí giám sát mẫu đối với những sản phẩm có rủi ro cao.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhìn nhận đối với nông, thuỷ sản xuất khẩu việc sử dụng chất cấm, kháng sinh được kiểm soát rất chặt, đặc biệt ở các doanh nghiệplớn. Nhưng đối với hộ nuôi trồng nhỏ lẻ, tiêu dùngtrong nước vẫn có tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh không rõ nguồn gốc, không có tên. Để khắc phục tình trạng này, lãnh đạo Bộ NN&PTNT choằng phải dựa vào xây dựng chuỗi nông sản an toàn, hoạt động tuyên truyền, tập huấn của hội nông dân, hội phụ nữ, chính quyền cơ sở.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ Công Thương, NN&PTNT khẩn trương hoàn thiện hệ thống thông tin về an toàn thực phẩm, cần tích hợp địa chỉ các trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm trên bản đồ số Việt Nam (Vmap). Hiện nay, mới chỉ có Bộ Y tế hoàn thiện và thực hiện thí điểm để nắm thông tin về an toàn thực phẩm từ cấp xã, phường đến huyện, tỉnh, trung ương theo thời gian thực.
Một số thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng vấn đề quảng cáo, kinh doanh thực phẩm chức năng vẫn vi phạm các quy định pháp luật. Việc ngăn ngừa thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả trên các tuyến biên giới, qua đường tiểu ngạch, lối mở còn khó khăn, phức tạp. Hoạt động kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong khu dân cư không bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn hết sức khó khăn.
Trong năm 2020, Ban Chỉ đạo sẽ hoàn thiện việc đánh giá tác động của Luật an toàn thực phẩm để định hướng việc sửa đổi Luật (nếu cần) theo hướng khắc phục chồng chéo, giảm bớt trung gian. Trung ương tập trung ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, các nguyên tắc, quy định còn địa phương trực tiếp quản lý, thanh kiểm tra, chủ động điều phối nguồn lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin về an toàn thực phẩm, trước hết là trong nội bộ các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, tạo công cụ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ cộng đồng trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm trên thị trường.
Tiếp tục đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Các lực lượng chức năng như công an, quản lý thị trường tiếp tục kiểm tra, giám sát, ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu, nhất là tại các địa bàn, tuyến trọng điểm. Triển khai và đánh giá mô hình thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tuyến quận, huyện, xã, phường.
An toàn thực phẩm – Cải thiện nhưng vẫn nóng
Báo cáo của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cho biết tính đến hết tháng 10/2019, toàn quốc ghi nhận 73 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 20 vụ) với 1.950 người mắc (giảm 717 người), 1.874 người đi viện (giảm 464 người) và 8 trường hợp tử vong (giảm 7 trường hợp.
Các bộ ngành, địa phương đã thành lập 21.811 đoàn thanh tra, kiểm tra tại 427.842 cơ sở, phát hiện trên 65.000 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 12.000 cơ sở với tổng số tiền 43 tỷ đồng. Ngoài ra, các đoàn thanh tra, kiểm tra đình chỉ lưu hành 169 sản phẩm, tiêu huỷ sản phẩm của gần 3.000 cơ sở.
Các bộ ngành đã tiến hành thanh, kiểm tra đột xuất theo chuyên ngành. Bộ Y tế đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 49 cơ sở, chuyển cơ quan điều tra 17 vụ việc có dấu hiện sản xuất, kinh doanh hàng giả.
Qua 10 tháng của năm 2019, các cơ sở kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm đã kiểm tra trên 30.000 mẫu, tỷ lệ mẫu không đạt khoảng 6,6%.
Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố xây dựng, phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với 1.492 chuỗi (tăng 396 chuỗi so với năm 2018); 2.381 sản phẩm (tăng 955 sản phẩm) và 3.267 điểm bán (tăng 93 điểm).
Việc triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 9 tỉnh, thành phố tiếp tục được đẩy mạnh, đã có 4.387 cán bộ cấp huyện, xã được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ. Một số địa phương như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh đang tổng kết mô hình thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, xây dựng các tuyến phố an toàn thực phẩm…
(责任编辑:La liga)
- ·Quà Tết Nut Corner
- ·Chất lượng và tuân thủ tiêu chuẩn là “chìa khóa” gia tăng xuất khẩu sang Anh
- ·Nhu cầu về bất động sản khu công nghiệp có sự tăng trưởng tích cực
- ·Khai mạc chương trình “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” năm 2023
- ·Phàn Láo Tả về nhà chờ chết, nếu không được mổ tim
- ·Giá nhà tại Sydney và Melbourne sụt giảm mạnh
- ·Chính phủ Đức chi số tiền kỷ lục cho vấn đề di cư
- ·Người Mỹ có thể sẽ phải trả thêm 4,4 tỷ USD khi mua quần áo
- ·Ứng dụng công nghệ cao trên cây sầu riêng
- ·Người đàn ông đáng sợ nhất trên TikTok
- ·Vĩnh Hưng: Nước lũ dâng cao đe dọa hàng trăm hécta lúa Thu Đông
- ·Cán mốc 100 triệu thuê bao trả phí, Spotify đạt doanh thu quý ấn tượng
- ·Tiếc 400 nghìn vợ phun chân mày, chồng chi tiền triệu đãi bạn nhậu
- ·Cô gái cướp hết tiền rồi bỏ rơi chồng sắp cưới tại sân bay
- ·Tổng hợp bài dự thi “Tình yêu không tuổi” 10 ngày đầu tháng 2/2012
- ·Hàn Quốc và Anh tuyên bố đạt được thỏa thuận nguyên tắc về FTA
- ·Ngành vận tải xe tải Việt Nam trong bối cảnh phát triển logistics châu Á
- ·Các quốc gia EU lên kế hoạch phát hành trái phiếu tại Trung Quốc
- ·Con gái lỡ bầu, bố thách cưới 20 triệu
- ·Bộ ảnh gia đình du hí ‘không người chụp’ khiến bao người trầm trồ