【giải ngoại hạng tây ban nha】Hỏi đáp pháp luật: Hành vi nào được coi là vi phạm Luật Cạnh tranh?
Luật cạnh tranh 2018: Tạo lập môi trường kinh doanh công bằng,ỏiđápphápluậtHànhvinàođượccoilàviphạmLuậtCạgiải ngoại hạng tây ban nha lành mạnh 16,34% doanh nghiệp chưa từng biết tới pháp luật cạnh tranh |
Độc giả N.D.T (Cầu Giấy, Hà Nội) hỏi: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì? Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào bị pháp luật cấm?
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
Theo khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm:
- Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
+ Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
+ Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
- Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
- Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
- Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
+ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
+ So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Nguyên tắc, hình thức xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh và biện pháp khắc phục hậu quả
Điều 110 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm pháp luật về cạnh tranh như sau:
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền.
- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
- Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định nêu trên thì tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
+ Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;
+ Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
+ Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
+ Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
+ Cải chính công khai;
+ Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm.
- Chính phủ quy định chi tiết các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Riêng đối với hình thức phạt tiền thì khoản 3 Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018 quy định mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức và tối đa với cá nhân là 1.000.000.000 đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Saigontourist bị phạt 50 triệu vì phát ấn phẩm có đường lưỡi bò
- ·Khi cán bộ tiên phong
- ·Hiệu quả của mô hình Tổ tự quản trật tự đô thị
- ·Góp sức xây dựng nông thôn mới
- ·Thủ tướng nêu 3 vấn đề nóng nổi cộm thời gian qua
- ·Hiệu quả từ việc tuyên truyền pháp luật trên mạng xã hội
- ·Nữ VĐV qua đời thương tâm ở tuổi 17, chỉ 24 giờ sau khi phát hiện bệnh
- ·Xử lý triệt để 8 điểm ngập
- ·Những món đồ cần thiết cho phong cách thanh lịch mùa lạnh
- ·Kỳ vọng vào cây có múi
- ·Thông tin mới nhất vụ cháy nhà phố cổ khiến 2 người thương vong
- ·Hòa thuận là chìa khóa của hạnh phúc
- ·Tạo chuyển biến trong cải cách thủ tục hành chính
- ·Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam
- ·Xét xử BS Lương: Chiều nay tòa tuyên án, Bộ Y tế đề nghị tuyên vô tội
- ·Còn sức khỏe là còn cống hiến
- ·Tăng cường công tác xử lý vi phạm nồng độ cồn ở vùng nông thôn
- ·Hoạt động của Ban Văn hóa
- ·Thủ tướng: Lạng Sơn cần chú trọng hơn nữa phát triển nông nghiệp công nghệ cao
- ·Nhiều hoạt động chào mừng 20 năm tái lập