【kawasaki đấu với sagan tosu】Mệnh lệnh từ trái tim
Gian nan theo dấu F0
Không biết trước thời điểm lên đường làm nhiệm vụ và cũng chỉ tạm nghỉ khi đã hoàn thành việc truy vết các F1,ệnhlệnhtừkawasaki đấu với sagan tosu F2. Đây chính là công việc của các thành viên tổ truy vết Covid-19 trong tỉnh. Bất kỳ thời điểm nào trong ngày, khi xuất hiện ca dương tính với SARS-CoV-2, các cán bộ công an, nhân viên y tế trong tổ truy vết Covid-19 lại khoác lên mình bộ đồ bảo hộ y tế, tiếp xúc trực tiếp với F0, khai thác lịch trình di chuyển, tiếp xúc để nhanh chóng xác định nguồn lây.
Cán bộ Trung tâm Y tế thành phố Đồng Xoài xuyên đêm lấy mẫu xét nghiệm cho người dân thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú
Đã 2 tháng nay, Thượng úy Lê Khắc Dũng, Công an huyện Hớn Quản, thành viên tổ truy vết Covid-19 huyện cùng các đồng đội của mình thực hiện nhiệm vụ truy vết các F0. Với Thượng úy Dũng, truy vết F0 là một nghiệp vụ đặc biệt, chưa được đào tạo tại bất kỳ trường lớp nào, bởi các F0 là những “đối tượng đặc biệt”, họ đang hốt hoảng vì biết mình mắc Covid-19, vừa hoang mang, lo sợ lây lan dịch bệnh cho người thân, cộng đồng.
Tâm lý các F0 khi biết mình dương tính thường rất hoảng loạn, lo sợ. Những lúc này, chúng tôi vừa làm việc, vừa động viên tinh thần để họ nhớ chính xác đầy đủ lịch trình di chuyển, nhanh chóng xác định mốc dịch tễ và các trường hợp F1 nguy cơ cao để khoanh vùng, dập dịch. |
Thượng úy LÊ KHẮC DŨNG, Công an huyện Hớn Quản |
Còn đối với chị Lê Thị Kim Thịnh, cán bộ Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng và các thành viên trong tổ truy vết Covid-19 huyện, hành trình theo dấu F0 là chuỗi ngày vất vả. Thời điểm này, huyện Bù Đăng đang là “điểm nóng” của tỉnh khi xuất hiện chùm ca mắc Covid-19 chưa rõ nguồn lây tại xã Đăng Hà. Đây là địa bàn vùng sâu nhiều gia đình F0 cư trú ẩn sâu trong lô cao su. Cán bộ, chiến sĩ các tổ truy vết Covid-19 phải di chuyển bằng xe môtô trên những con đường trơn trượt trong các lô cao su để tìm cho được các gia đình theo lịch trình tiếp xúc của các F0. Chị Thịnh chia sẻ: “Nhiều khi các F0 cung cấp chỉ có tên người tiếp xúc, địa chỉ mơ hồ, không rõ tổ, ấp nên lực lượng truy vết rất khó khăn trong việc truy tìm. Nhiều ngày trời mưa, đêm đã khuya, chúng tôi vẫn kiên trì truy tìm cho đến khi “địa bàn sạch” mới nghỉ”.
Cùng tổ truy vết Covid-19 huyện Bù Đăng di chuyển liên tục trong Tiểu khu 319, xã Đăng Hà, chúng tôi cảm nhận rõ những khó khăn, vất vả trong công tác truy vết F0. Với địa bàn rộng, dân cư sinh sống không tập trung, nhiều người dân tộc thiểu số không nhớ rõ lịch trình di chuyển, tiếp xúc của mình. Đây chính là những trở ngại mà các thành viên tổ truy vết Covid-19 phải đối mặt. Khó khăn, gian khổ là thế nhưng điều chúng tôi cảm nhận được ở mỗi cán bộ, chiến sĩ chính là tinh thần không ngại khó, ngại khổ. Họ đã vượt nắng, thắng mưa hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trắng đêm lấy mẫu trong tâm dịch
Có lệnh là lên đường, khoảng 5.000 tình nguyện viên của Bình Phước đã có những ngày không nghỉ, không ngủ, lấy mẫu xét nghiệm để xác định đối tượng, khoanh vùng dập dịch. Những tình nguyện viên này đa số là giáo viên, đoàn viên, thanh niên, họ đã tạm gác công việc chuyên môn và gia đình, nhiều lần vào các vùng tâm dịch của tỉnh để lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.
Thành viên tổ truy vết Covid-19 huyện Bù Đăng kiểm tra tại gia đình có 4 F0 ở Tiểu khu 319, xã Đăng Hà
Ngày 10-9, thị trấn Tân phú, huyện Đồng Phú ghi nhận 12 ca mắc Covid-19 chưa rõ nguồn lây. Ngay trong đêm, hàng trăm cán bộ y tế, tình nguyện viên đến từ nhiều nơi trong tỉnh đã tập trung về thị trấn Tân Phú, trắng đêm lấy mẫu xét nghiệm. Đến 8 giờ sáng hôm sau, khoảng 4.500 mẫu gộp được lấy xong, chuyển về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Phó chủ tịch UBND thị trấn Tân Phú Đào Văn Lai cho biết: “Đội ngũ y tế, tình nguyện viên đã có 1 đêm không ngủ, tập trung lấy mẫu xét nghiệm tại khu vực nguy cơ cao của thị trấn. Mặc dù trời mưa nhưng họ không ngại khó, ngại khổ lấy mẫu thần tốc để “sàng lọc” ca bệnh”.
Những bữa cơm không đúng giờ, vội vàng bên hiên nhà dân là hình ảnh dễ bắt gặp tại các vùng tâm dịch. Tham gia hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm tại thị trấn Tân Phú, thầy giáo Lê Văn Bằng, tình nguyện viên huyện Phú Riềng chia sẻ: “Đã mặc đồ bảo hộ vào tâm dịch là xác định nhịn ăn, nhịn uống, chỉ khi nào làm xong mới tranh thủ "nạp năng lượng”.
Nếu công tác điều tra truy vết khổ một thì công tác lấy mẫu xét nghiệm khổ mười. Đồ bảo hộ với 2 lớp lại thêm kính chắn kín mít, hơi thở và mồ hôi làm mờ cay cả mắt. Vào tâm dịch lấy mẫu là vào khu vực nguy cơ cao. Nhưng xác định tinh thần “chống dịch như chống giặc” nên anh em chúng tôi thường động viên nhau nỗ lực làm nhiệm vụ, cẩn trọng trong công việc vì sức khỏe chính mình và cộng đồng. |
Thầy giáo LÊ VĂN BẰNG, tình nguyện viên huyện Phú Riềng |
Lấy mẫu khu vực thị trấn, tập trung dân cư còn dễ, lấy mẫu khu vực nông thôn, vùng sâu lại khó khăn gấp nhiều lần. Tại Tiểu khu 319, xã Đăng Hà nơi xuất hiện chùm ca mắc Covid-19 chưa rõ nguồn lây, các tình nguyện viên được tăng bo bằng xe môtô, đi sâu vào từng nhà dân trong các lô cao su để lấy mẫu xét nghiệm. Đường đi khó khăn, trời mưa thường xuyên nên tiến độ lấy mẫu đôi khi bị chậm trễ. Tuy nhiên, với tinh thần xung kích, tình nguyện, lực lượng tình nguyện viên đã khắc phục khó khăn, nhanh chóng hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm diện rộng cùng địa phương khoanh vùng, dập dịch.
Trên thực tế, khi vắc xin chưa phủ rộng toàn tỉnh, cuộc chiến với Covid-19 còn kéo dài, số ca nhiễm mới sẽ còn tăng. Điều này đồng nghĩa với việc cán bộ y tế, chiến sĩ công an, tình nguyện viên Bình Phước sẽ còn nhiều chuỗi ngày trắng đêm, vượt nắng, thắng mưa, truy vết, lấy mẫu thần tốc các F1, F2 để hướng tới mục tiêu chiến thắng dịch Covid-19, sớm trả lại cuộc sống bình thường mới cho người dân.
Theo đánh giá từ Bộ Y tế, Bình Phước hiện được xếp là 1 trong 8 địa phương thuộc nhóm 1: đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Kết quả này có sự góp công không nhỏ của đội ngũ những người thực hiện công tác truy vết, lấy mẫu xét nghiệm trên địa bàn toàn tỉnh.
(责任编辑:La liga)
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Vấn đề an toàn thực phẩm quyết không để 'vàng thau lẫn lộn
- ·Mẹo để phân biệt với đu đủ chín tự nhiên khi đi chợ
- ·Công ty tài chính nắm bắt cơ hội từ Gen Z
- ·Lo hậu Covid, người trẻ tìm kiếm bảo hiểm sức khoẻ
- ·Vụ công nhân nhà máy Yazaki bị ngộ độc khí: Nguyên nhân do đâu?
- ·TP. Hồ Chí Minh: Thu thuế xuất nhập khẩu đạt 75 nghìn tỷ đồng
- ·Công bố sách Địa chí Kiên Giang
- ·Tin chứng khoán 18/4:Đại gia ngoại chi 1.500 tỷ gom cổ phiếu bán lẻ
- ·Vụ cô giáo bị ép quỳ gối: Bộ trưởng Bộ Giáo dục
- ·Lan đột biến hết thời 'tiền tỷ', tụt dốc rẻ hơn... rau muống
- ·Vụ 8 người chết khi chạy thận: Phó Thủ tướng chỉ đạo xét xử công bằng
- ·TP. Hồ Chí Minh kiến nghị một số giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ
- ·Ngôi làng 'không ngủ', nhiều người đổ đến làm giàu nhờ... livestream
- ·Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm chính sách mới của Việt Nam
- ·Kong Chro, Gia Lai: Bắt giữ xe container chở gần 50 m3 gỗ lậu, đề nghị khởi tố vụ án
- ·Tin giả, tin đồn bủa vây thị trường chứng khoán
- ·Ngành Thuế ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế
- ·Nhiều vướng mắc về hải quan đã được nhanh chóng giải quyết
- ·Tai nạn thảm khốc ở Quảng Nam: Tiết lộ danh tính các nạn nhân
- ·Kiến nghị xử lý 36.881 tỷ đồng qua thanh kiểm tra thuế