【bong888 keo nha cai】Từ triển vọng sáng, tạo đà phát triển năm 2020
Ảnh minh họa |
Ông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam:
Sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô
Năm 2019 có thể được coi là một năm tương đối tốt đẹp cho nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh bất định tăng lên trên toàn cầu, Việt Nam chắc chắn vẫn nằm trong số những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trên thế giới, gần gấp ba lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của thế giới (2,6%), cao hơn 1,2 điểm phần trăm so với bình quân ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, để gia tăng động lực tăng trưởng cho nền kinh tế, Chính phủ cần ưu tiên phát triển khu vực tư nhân vững mạnh và năng động. Đặc biệt, việc xử lý những hạn chế về huy động tài chính cho DN cần nhận được sự quan tâm cao nhất của các nhà hoạch định chính sách nếu Việt Nam muốn tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bao trùm hướng tới trở thành quốc gia thu nhập cao trong những thập kỷ tới.
Thời gian tới, WB vẫn tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển, đặc biệt trong ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ kiềm chế lạm phát, hỗ trợ khu vực ngân hàng lành mạnh hơn. Bên cạnh đó, tập trung hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng đầu tư, chất lượng hạ tầng để qua đó nâng cao nguồn thu, đẩy mạnh tăng trưởng. Chúng tôi muốn tăng trưởng đảm bảo một cách đồng bộ nhưng cần phải triển khai đúng thời điểm.
Ông Ywert Visser - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham):
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường đầu tư của Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đang rất nghiêm túc trong việc xây môi trường đầu tư, thương mại hấp dẫn và cởi mở, ghi nhận những ý tưởng và đóng góp của cộng đồng DN châu Âu. Các cuộc khảo sát Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) do EuroCham thực hiện thời gian gần đây cho thấy sự lạc quan của cộng đồng DN thành viên khi đánh giá tình hình kinh doanh tại Việt Nam. Điều đó cho thấy, Việt Nam vẫn là điểm đến thương mại và đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư châu Âu cũng như quốc tế.
Hy vọng rằng, những thông điệp tích cực này từ EuroCham và các thành viên sẽ truyền cảm hứng cho Chính phủ Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trong thời gian tới. Tôi cũng mong rằng, Chính phủ Việt Nam duy trì và thúc đẩy các chương trình đối thoại với DN để phản hồi trực tiếp từ các cấp lãnh đạo về vấn đề họ gặp phải khi kinh doanh tại Việt Nam. Điều này thể hiện Việt Nam sẵn sàng mở cửa và hỗ trợ giải quyết những thách thức mà các DN châu Âu hoạt động tại Việt Nam đang đối mặt là rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh Nghị viện châu Âu dự kiến sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu vào đầu năm tới. Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư):
Tiếp tục ban hành Nghị quyết về cắt giảm điều kiện kinh doanh
Theo quan sát của tôi, chưa có thời kỳ nào Đảng, Chính phủ thể hiện quyết tâm mạnh mẽ như hiện nay với việc cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ DN. Thời gian qua, Chính phủ đã quyết liệt cắt giảm các điều kiện kinh doanh, hiện chúng tôi đang nghiên cứu thêm cơ chế để kiểm soát các điều kiện được ban hành mới, chẳng hạn như nguyên tắc 1 đổi 1 (ban hành 1 điều kiện thì phải bớt 1 điều kiện) hoặc thậm chí 1 đổi 2. Năm 2019, Việt Nam đã đạt kết quả ấn tượng về năng lực cạnh tranh theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Còn theo đánh giá của WB, tất cả các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam đều thăng hạng, trừ chỉ số khởi sự kinh doanh tụt hạng. Tuy vậy, tính chung Việt Nam vẫn tụt 1 bậc về môi trường kinh doanh, do nhiều nước khác có cải thiện mạnh hơn.
Có ý kiến cho rằng, có cần ban hành một Nghị quyết 02 ngay từ đầu năm về cải thiện môi trường kinh doanh không, tôi nghĩ Chính phủ sẽ vẫn ban hành Nghị quyết này thể hiện sự cam kết, quyết tâm mạnh mẽ, đồng thời để tiếp tục cập nhật, bổ sung, tập trung vào các nhóm ngành còn dư địa cải cách.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh:
Cải cách thể chế công khai, minh bạch
Năm 2019, kinh tế Việt Nam đã có nỗ lực cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, thể hiện ở việc nâng bậc chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, đồng thời cũng đạt được kết quả tích cực như GDP tăng trưởng cao, xuất khẩu đạt kỷ lục. Tuy nhiên, đằng sau con số đẹp đẽ, lạc quan ấy, phải nghiêm túc nhìn vào sự thật, mặc dù được đánh giá tốt về cải cách, nhưng vẫn còn tồn tại, hạn chế như: Chỉ số về thể chế bị đánh giá thấp, chỉ số về nộp thuế vẫn xếp thấp nhất trong môi trường kinh doanh, hay trong báo cáo của Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, các DN vẫn nói nhiều về chi phí ngoài pháp luật. Ngoài ra, trong các chỉ tiêu, xếp hạng về sự công khai, minh bạch ngân sách còn thấp.
Để có những bước tiến tiếp theo trong thời gian tới, Việt Nam cần nỗ lực cải cách thể chế trong việc thực hiện công khai, minh bạch, vận dụng nhiều hơn nữa công nghệ thông tin và chuyển sang nền kinh tế số.
Năm 2020, kinh tế thế giới tiếp tục có những diễn biến khó lường, các DN cần nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, vận dụng khoa học công nghệ, đưa ra sản phẩm có giá trị cạnh tranh, có giá trị gia tăng lớn. Các DN Việt cần tham gia vào chuỗi giá trị của kinh tế thế giới, chấp nhận các tiêu chuẩn, đòi hỏi của các hãng nhập khẩu tốt nhất. Cần phải có bước tiến mạnh mẽ của khối DN, Chính phủ trong việc vận dụng công nghệ thông tin, chính phủ điện tử, thương mại điện tử, DN điện tử, hóa đơn điện tử, chữ ký điện tử…
WEF xếp hạng Việt Nam là nền kinh tế có tính cạnh tranh thứ 67 thế giới trong năm 2019 với 61,5 điểm - tăng 10 bậc và tăng 3,5 điểm so với năm 2018. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam theo xếp hạng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tăng 3 bậc với 6/7 nhóm trụ cột tăng điểm. Trong khi đó, kết quả cải thiện môi trường kinh doanh theo đánh giá của WB tăng 1,2 điểm. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế
- ·Quy định về việc lập, quản lý hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, hồ sơ giải quyết tố cáo
- ·Chậm làm sổ đỏ 1 năm, chủ đầu tư bị phạt tới 1 tỷ đồng
- ·Cải tạo chung cư: Một nhà hỏng, phá dỡ cả khối
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·Nhà phố giành khách chung cư
- ·Gần 1.700 chung cư cũ vẫn chờ cải tạo
- ·Tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho tổ nhân dân tự quản
- ·Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- ·Gần 30 tháng, giải ngân gói 30.000 tỷ đồng mới chỉ đạt 25%
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·Đồn công an khu công nghiệp VSIP: Giúp công nhân “nhận diện” tội phạm
- ·Sắp công bố bộ thủ tục đất đai
- ·Cảnh giác“mánh lừa” của tội phạm mua bán người
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Bộ Xây dựng 'nâng đời' nhà trọ thành nhà ở xã hội
- ·Công an TP. Thuận An: Ra quân xử lý hành vi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông
- ·Mua căn hộ rồi cho thuê: Kiếm tiền tỷ mỗi năm
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Đồn công an khu công nghiệp VSIP: Giúp công nhân “nhận diện” tội phạm