【bảng xếp hạng ngoại hạng la liga】Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp Hàn Quốc trong hoạt động xuất nhập khẩu
Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu chủ động gỡ khó cho doanh nghiệp Ông Đàm Mạnh Hiếu được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu Hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo |
Đại diện Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp. Ảnh: N.H |
Sáng 7/7, Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp Hàn Quốc để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đồng hành cùng doanh nghiệp với sự tham dự của gần 50 doanh nghiệp Hàn Quốc.
Đóng góp ngày càng quan trọng
Theo Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu, các doanh nghiệp Hàn Quốc đóng chân trên địa bàn tỉnh đều có trụ sở, nhà máy sản xuất lớn, đóng góp nhiều về kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như số thu ngân sách nhà nước.
Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Hàn Quốc luôn chiếm tỷ trọng trên 10% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tương ứng với đó, tỷ trọng đóng góp về số thu ngân sách nhà nước cũng không ngừng tăng lên, từ mức 2,03% vào năm 2021 lên mức 2,48% năm 2022 và đạt 5,52% trong 5 tháng đầu năm 2023. Tỷ lệ thuế xuất nhập khẩu ngày càng tăng cho thấy quy mô đầu tư và phát triển sản xuất của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng lớn.
Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu đánh giá, các doanh nghiệp Hàn Quốc đa phần có bề dày hoạt động xuất nhập khẩu lâu năm, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành nghề sản xuất kinh doanh.
Điển hình như Công ty TNHH Hóa chất Hyosung Vina sản xuất kinh doanh các sản phẩm khí, Công ty Cổ Phần Thép Posco Yamato Vina sản xuất xuất khẩu các sản phẩm sắt thép, Công ty TNHH CJ Foods Việt Nam xuất nhập khẩu các mặt hàng như lúa mì, bắp hạt...
Trên cơ sở đó, Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu xác định đây là nhóm các doanh nghiệp quan trọng và sẽ thực hiện tốt hơn nữa công tác hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan, hướng đến mối hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp bền vững.
Tháo gỡ nhiều vướng mắc
Doanh nghiệp nêu vướng mắc tại hội nghị. Ảnh: N.H |
Tại hội nghị, Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu đã ghi nhận nhiều vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến xuất nhập khẩu tại chỗ. Cụ thể, Công ty TNHH Sản xuất AJ Solutions Việt Nam cho biết, doanh nghiệp ký hợp đồng gia công ba lô, túi xách với công ty mẹ là AJ Korea. Hiện công ty đang gặp khó khăn vì đồng loạt các công ty bán vật tư trong nước không thể làm thủ tục hải quan. Do đó, AJ Việt Nam đề nghị được hướng dẫn thủ tục hải quan để có thể mua được vật tư và sản xuất kịp tiến độ xuất khẩu.
Theo đại diện AJ Việt Nam, việc mua hàng của các nhà cung cấp trong nước giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và nhằm ủng hộ hàng sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nếu không mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ được sẽ có 2 trường hợp: đưa hàng vào kho ngoại quan hoặc xuất hóa đơn VAT. Cả 2 trường hợp này đều phát sinh thêm chi phí, ngay cả việc hoàn thuế VAT cũng không dễ thực hiện. Theo đó, công ty AJ Korea nói riêng và nhiều công ty khác sẽ buộc phải tìm đối tác nước ngoài để mua toàn bộ vật tư vì chi phí nhập khẩu thấp hơn nhiều so với chi phí đưa hàng vào kho ngoại quan hoặc hóa đơn VAT 10%. Như vậy, sản xuất kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn.
Công ty Chunil Việt Nam cũng đang gặp vướng mắc tương tự như Công ty AJ Việt Nam, khiến việc mua nguyên liệu, vật tư từ các nhà cung cấp tại Việt Nam gặp khó khăn, gây ảnh hưởng đến việc cung ứng nguyên liệu, vật tư phục vụ hoạt động gia công.
Trả lời vướng mắc của Công ty AJ Việt Nam và Công ty Chunil, đại diện Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, theo Luật quản lý Ngoại thương, Luật Thương mại và Nghị định 90/2007/NĐ-CP, trường hợp xác định thương nhân nước ngoài đã có hiện diện tại Việt Nam thì không thuộc trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ “Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam”.
Để thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ có liên quan đến doanh nghiệp có hiện diện tại Việt Nam, đại diện Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, hiện có 2 hướng: đưa hàng vào kho ngoại quan hoặc xuất hóa đơn VAT. Cả 2 trường hợp đều phát sinh thêm chi phí, việc hoàn thuế VAT cũng không dễ thực hiện. Do đó, Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận vướng mắc của doanh nghiệp và sớm báo cáo Tổng cục Hải quan để đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Công ty Dongjin Global cũng đề nghị được hướng dẫn thủ tục để chuyển loại hình gia công sang sản xuất xuất khẩu và quy trình xử lý phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất.
Theo đó, đại diện Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết hiện chỉ có quy định hướng dẫn thủ tục chuyển loại hình đối với doanh nghiệp đang hoạt động theo loại hình sản xuất xuất khẩu sang loại hình gia công, không có quy định hướng dẫn thủ tục chuyển loại hình gia công sang sản xuất xuất khẩu. Do vậy, trường hợp muốn chuyển đổi sang loại hình sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp nhận gia công phải thực hiện thanh khoản hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài. Phần nguyên vật liệu dư thừa, thành phẩm, bán thành phẩm của hợp đồng gia công sau khi thanh khoản do các bên tự thỏa thuận.
Sau khi hoàn thành các thủ tục về thanh khoản, doanh nghiệp sẽ thực hiện mở tờ khai nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu đối với phần nguyên phụ liệu, vật tư, bán thành phẩm đã thanh khoản. Lý do là hàng hóa là nguyên vật liệu, bán thành phẩm của loại hình gia công thuộc quyền sở hữu của bên thuê gia công, không phải sở hữu của bên nhận gia công, do vậy sau khi thanh khoản chuyển quyền sở hữu thì bên nhận gia công mới được phép chuyển đổi loại hình.
Về xử lý phế liệu, phế phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất, đại diện Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, quy trình này được quy định tại Điều 10, Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 4 khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp không phải làm thủ tục hải quan, nhưng phải kê khai thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế nội địa.
Ngoài ra, tại hội nghị, Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu đã tháo gỡ các vướng mắc về việc theo dõi nguyên phụ liệu hàng gia công, hồ sơ kiểm tra sau thông quan, giao hàng gia công phi thuế quan cho doanh nghiệp chế xuất…
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nâng tầm sản phẩm Việt
- ·Tây Ninh thúc đẩy các chương trình CCHC để phục vụ người dân, DN tốt hơn
- ·Hàng loạt cơ quan, xã, thị trấn, trường học ở Gia Lai dính sai phạm về tài chính
- ·Hàng chục điểm sạt lở, hạn chế du khách tham quan bán đảo Sơn Trà
- ·Lấy chồng thứ ba
- ·Thường trực Ban Bí thư gặp cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia
- ·Ngoại trưởng Hàn Quốc thích phở, bánh mì, nói về nữ thần tượng Kpop người Việt
- ·Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo 4 cán bộ Bộ GD
- ·Bến Lức phòng bệnh cúm gia cầm từ vịt chạy đồng
- ·Dự báo thời tiết 6/10: Miền Bắc nắng vàng, Trung Trung Bộ trở vào mưa bất chợt
- ·Du thuyền Hạ Long: Chạm tới vẻ đẹp thiên nhiên cùng Viajes Vietnam Asia
- ·Dự báo thời tiết 27/9: Bão số 4 đổ bộ, Trung Trung Bộ mưa trắng trời
- ·Phút thư thái của Chủ tịch nước và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc bên nhà sàn Bác Hồ
- ·Gia đình phủ nhận thoả thuận 5 tỷ vụ 'gửi con đi chữa bệnh, nhận về hũ tro cốt'
- ·Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng: Không dừng, không nghỉ
- ·Phó Chủ tịch huyện ở Khánh Hòa bị cách chức liên quan đến phân lô 2.300 nền đất
- ·Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Ủy viên Trung ương Bùi Nhật Quang
- ·Bệnh viện lớn, trường đại học vẫn ở nội đô, Hà Nội thu phí khó giảm ùn tắc
- ·Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt trên 69.510 tấn
- ·Tây Ninh thực hiện được 69,9% nhiệm vụ theo Nghị quyết ĐH Đảng bộ các cấp đề ra