【trực tiếp bóng đá soi kèo】Vay vốn ODA: Hãy nhớ người dân là chủ thể phải đóng thuế và trả nợ cuối cùng
Cần tập trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN
Thảo luận tại hội trường, đa số đại biểu cho rằng, báo cáo của Chính phủ đã phản ánh khá toàn diện tình hình KT- XH trong năm 2014.
Các đại biểu đặc biệt nhấn mạnh tới nỗ lực điều hành của Chính phủ và quyết tâm của các Bộ, ngành, doanh nghiệp và người dân đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát, tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh...
Các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT -XH mà Quốc hội đã đề ra cơ bản đạt được. Trong 14 chỉ tiêu kế hoạch năm 2014, dự báo có 13 chỉ tiêu đạt, vượt và 1 chỉ tiêu không đạt.
Bước sang năm 2015, Chính phủ đặt mục tiêu: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,2%; tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 5%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 5%; tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước so với GDP 5%; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 30% GDP…
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.Hồ Chí Minh) đồng tình với mục tiêu tăng trưởng ở mức 6,2%, kiểm soát lạm phát 5,5%, tuy nhiên đại biểu Ngân cũng đề nghị cần tăng tổng vốn đầu tư từ 30% lên 32% GDP và đề nghị Chính phủ cần tập trung vào các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất trong nước.
Cũng theo đại biểu Ngân, Chính phủ cần có hỗ trợ lãi suất về trung và dài hạn để doanh nghiệp đầu tư sản xuất, góp phần giảm độ mở về kinh tế; đầu tư cho công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao..., đưa ra các giải pháp đồng bộ và quyết liệt vực dậy sản xuất trong nước. Chính phủ cần có báo cáo chi tiết vì sao số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể nhiều; tập trung đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh...
Đồng quan điểm này, theo đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu), năng suất lao động của chúng ta thấp, vào loại thấp nhất so với các nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thấp, biểu hiện ở chỗ 9 tháng đầu năm có hơn 53.000 doanh nghiệp thành lập mới thì có đến hơn 48.000 doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, 2/3 số doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm báo lỗ, không có lợi nhuận, tình trạng đổ vỡ của doanh nghiệp, khó khăn của doanh nghiệp rất lớn. Đề nghị Chính phủ cần tập trung vào các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp,hỗ trợ lãi suất về trung và dài hạn tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Còn đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) lại đề nghị, Chính phủ cần có giải pháp tăng mạnh hơn nữa tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tập trung đầu tư cho các ngành nghề bám biển bảo vệ chủ quyền, quốc phòng an ninh của đất nước.
Cần quản lý hiệu quả vốn vay ODA
Liên quan đến việc quản lý, sử dụng nguồn vốn vay ODA, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho rằng, Chính phủ đã rất nỗ lực và kết quả nguồn vốn này đã đóng góp tích cực vào phát triển KT- XH. Nhiều chương trình, dự án ODA đạt chất lượng tốt.
Tuy nhiên, tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong nhiều dự án ODA vẫn xảy ra và có chiều hướng gia tăng làm mất uy tín của Việt Nam đối với nhà tài trợ, như vụ nghi vấn tiêu cực tại dự án Danida (Đan Mạch), vụ JTC trong ngành đường sắt.
“Mặc dù có cơ chế kiểm tra, giám sát, nhưng những vụ vi phạm lớn lại chỉ được phát hiện do phía nước ngoài”, đại biểu Nga nhấn mạnh.
Đại biểu Nga cũng cho rằng, pháp lý về ODA bộc lộ hai điểm yếu rất cơ bản: Quốc hội là người chịu trách nhiệm cao nhất về nợ công, người dân là chủ thể phải đóng thuế và trả nợ cuối cùng thì đang đứng ngoài quy trình ODA.
Đại biểu Nga kiến nghị Quốc hội ban hành luật quản lý, sử dụng vốn ODA, theo đó sẽ quy định chặt chẽ tiêu chí chấp nhận vốn ODA, công khai, minh bạch toàn bộ số vốn, công khai các dự án, quy trình phân bổ và buộc phản biện độc lập trước khi quyết định. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của Quốc hội, người dân trong quá trình quyết định ODA.
"Sau khi chúng ta thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp thì ưu đãi giảm đi, điều kiện vay và trả nợ khắc nghiệt hơn. Nếu lạm dụng ODA thì sẽ để lại nhiều hệ lụy, nhưng điều này đã chưa được nhận thức đúng. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, người giúp Chính phủ làm đầu mối về ODA đã từng rất bức xúc. Tôi dám chắc có một tỷ lệ không nhỏ cán bộ và người dân, đặc biệt là lãnh đạo địa phương còn hiểu một cách rất sơ đẳng rằng ODA là cho không, vay được càng nhiều càng tốt, bất chấp khả năng trả nợ. Đây là thực tế rất đáng lo ngại", đại biểu Lê Thị Nga cảnh báo.
Qua đó đại biểu Nga kiến nghị Quốc hội tiến hành giám sát tối cao về ODA; kiểm soát chặt chẽ hiệu quả sử dụng, chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng trong ODA; sử dụng có chọn lọc, hạn chế và có lộ trình chấm dứt ODA trong một tương lai gần.../.
Hồng Chi
(责任编辑:World Cup)
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- ·Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- ·Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- ·VN meets right conditions to build international financial centre: PM
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- ·Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
- ·Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc