会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bang xep hang colombia】Áp lực từ nhu cầu phát triển!

【bang xep hang colombia】Áp lực từ nhu cầu phát triển

时间:2024-12-23 14:58:52 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:324次

Trong vài thập kỷ qua,Áplựctừnhucầupháttriểbang xep hang colombia lưu vực sông Mekong có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi liền với sự gia tăng về nhu cầu điện. Tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng tăng trung bình hàng năm vào khoảng 8%. Đây là một trong những mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Từ nay đến năm 2025, nhu cầu năng lượng dự kiến tăng trưởng từ 6 - 7% mỗi năm theo sự đa dạng hóa của các nền kinh tế và gia tăng dân số ở hạ lưu sông Mekong.

“Sức hút” của thủy điện trên dòng Mekong

Theo Cục Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tới năm 2035, mức tiêu thụ năng lượng trên thế giới sẽ tăng 35% và mức tăng trung bình hàng năm được dự đoán là 1,6%. Theo EIA, trong 20 năm tới mức tiêu thụ các nguồn năng lượng tái tạo được sẽ tăng với tốc độ nhanh nhất. Thủy điện lâu nay vẫn được coi là một nguồn “năng lượng xanh” vì có thể tái tạo và không phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất. Thêm nữa, các đập nước trên lý thuyết còn giúp kiểm soát dòng chảy, điều chỉnh lưu lượng nước, phòng chống lũ lụt hay hạn hán tại hạ nguồn; giúp phát triển nông nghiệp. Chính vì thế, trong khi việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo khác như năng lượng biển, năng lượng gió, năng lượng mặt trời… còn gặp nhiều trở ngại về tài chính và kỹ thuật thì thủy điện luôn là một lựa chọn không dễ bỏ qua.

EIA dự báo mức tiêu thụ năng lượng tái tạo, trong đó có thủy điện, sẽ tăng nhanh. Ảnh: www.renewableenergy.org.vn

Về mặt kỹ thuật, tiềm năng thủy điện của sông Mekong có thể lên tới 176.350 –250.000 MW. Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết, ở vùng thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng 11 công trình thủy điện, trong đó có hai hồ đập rất lớn là Tiểu Loan và Nộ Trác Độ. Hiện cả 11 công trình thủy điện này đã đi vào vận hành. Tại vùng hạ lưu sông Mekong, các nước Campuchia, Lào và Thái Lan đang có kế hoạch xây dựng 11 công trình thủy điện trên dòng chính, trong đó Lào có 7 công trình; Thái Lan và Lào có 2 công trình chung trên biên giới hai nước; và Campuchia có 2 công trình. Tới nay, Lào sắp hoàn thành xây dựng hai công trình là Xayabury và Don Sahong; và Ủy hội sông Mekong quốc tế đã tiến hành tham vấn vùng cho hai công trình là Pak Beng và Pak Lay. Theo các thiết kế hiện có, các đập trên dòng chính hạ lưu sông Mekong đạt tới 14.697 MW, chiếm 23-28% tiềm năng thủy điện quốc gia của 4 nước hạ lưu Mekong (Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam).

Tại Lào, việc sử dụng các khoản thu từ thủy điện để đầu tư cho cơ sở hạ tầng và phát triển xã hội đã được xác định trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và các chiến lược quốc gia về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Theo đó, lượng tiền lớn đầu tư nước ngoài đổ vào các dự án dòng chính Lào (ước đến 25 tỉ USD nếu tất cả dự án của Lào được triển khai) có khả năng kích thích phát triển kinh tế đáng kể đối với các nước sở tại và cả vùng do nhu cầu về các nguồn đầu vào bổ sung (lao động, vật liệu thi công, các nguồn lực hỗ trợ và dịch vụ kỹ thuật). Với tiềm năng thủy điện trên sông Mekong của Lào, để góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trong bối cảnh khó khăn của quốc gia, Lào vẫn đặt phát triển thủy điện lên ưu tiên hàng đầu và kêu gọi đầu tư. Hiện tại có rất nhiều nhà đầu tư muốn tham gia đầu tư tại Lào, đặc biệt là về thủy điện.

Mặc dù không thu được lợi ích về kinh tế lớn như Lào nhưng các dự án hủy điện dòng chính Mekong lại có ý nghĩa quyết định nhất đối với Campuchia vì nước này không có nhiều lựa chọn ngoài nhập khẩu các loại nhiên liệu hóa thạch đắt đỏ và tiềm năng phụ lưu cũng hạn chế hơn Lào rất nhiều. Nếu kế hoạch thủy điện dòng chính được triển khai, Campuchia sẽ có 30% nguồn thu từ xuất khẩu điện với 1,2 tỷ USD/năm, giảm chi phí năng lượng cho công nghiệp và đa dạng hóa kinh tế về dài.

Đập thủy điện Don Sahong của Lào. Ảnh: Laosinvestmentreview

Vai trò chủ động của Việt Nam

Kết quả nghiên cứu năm 2018 của Ủy hội sông Mekong cho biết, có đến 97% trầm tích sẽ bị giữ lại nếu các con đập trên dòng chính và các chi lưu của con sông này được xây dựng. Đây là nguyên nhân khách quan, nhưng không kém phần quan trọng làm cho Đồng bằng sông Cửu Long đang dần “biến mất”. Đó là lý do vì sao tại Hội nghị Cấp cao lần thứ ba Ủy hội sông Mekong quốc tế tổ chức ngày 5-4-2018 tại Siêm Riệp (Campuchia) với chủ đề “Tăng cường các nỗ lực chung và mở rộng quan hệ đối tác nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trên lưu vực sông Mekong”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp: Cần có hành động thiết thực để đảm bảo Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục là vựa lúa, vựa cá của khu vực như nhiều thế kỷ qua.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Trao hơn 15 triệu cho con gái chị Lê Thị Thu Hường
  • QNC dự định phát hành 25 triệu cổ phiếu
  • Thêm sản phẩm scan 3D về lăng Tự Đức và cung An Định
  • Kỳ vọng VN30
  • “Đánh nhau trượt” có bị tội gây rối trật tự công cộng?
  • MU nhận cú sốc chuyển nhượng, bị từ chối hàng loạt
  • Hải quan Việt Nam và Hải quan Iran ký thỏa thuận hợp tác
  • Thu hồi bản chính xác nhận khoản thuế nộp nhầm, nộp thừa