会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq myanmar】Vị trạng nguyên nào từng đuổi giặc Mông Cổ bằng một hòn đá?!

【kq myanmar】Vị trạng nguyên nào từng đuổi giặc Mông Cổ bằng một hòn đá?

时间:2024-12-23 20:27:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:247次
(VTC News) -

Sử Việt ghi lại câu chuyện thú vị về trạng nguyên nhà Trần từng đuổi giặc Mông Cổ chỉ bằng một hòn đá.

Ông chính là Nguyễn Quán Quang (không rõ năm sinh và năm mất),ịtrạngnguyênnàotừngđuổigiặcMôngCổbằngmộthònđákq myanmar quê ở xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay là xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh), là người đỗ đầu tại kỳ thi năm 1246, đời vua Trần Thái Tông.

Theo sách Thần đồng Việt Nam, Nguyễn Quán Quang sinh ra trong gia đình nghèo, thuở nhỏ không đủ điều kiện ăn học, nên thường phải lân la ở gần lớp để học lỏm, lấy vật cứng viết chữ trên mặt đất.

Một hôm thầy đồ nhìn thấy nhiều chữ viết trên mặt sân đẹp tựa rồng bay phượng múa, xem mới phát hiện ra đó là chữ của cậu bé Quang. Thầy đồ thấy đây có thể là nhân tài về sau, nên cho gọi Quán Quang vào hỏi rõ sự tình rồi cho vào lớp học miễn phí.

Chẳng mấy lâu, thầy trò cả lớp phải ngạc nhiên về sự thông minh đến kỳ lạ của Quán Quang khi học một biết mười. Gặp khoa thi Hương, ông ứng thí và đỗ đầu, gọi là Giải nguyên. Đến thi Hội, ông lại đỗ Hội nguyên. Khi vua Trần Thái Tông mở khoa thi Đại tỷ (bấy giờ chưa gọi là thi Đình), ông tiếp tục đỗ đầu.

Tranh vẽ màn đối đáp của Nguyễn Quán Quang với tướng Mông Cổ. (Ảnh minh họa: Báo Bình Phước).

Tranh vẽ màn đối đáp của Nguyễn Quán Quang với tướng Mông Cổ. (Ảnh minh họa: Báo Bình Phước).

Sau khi về quê vinh quy bái tổ, trở lại triều đình, tân trạng nguyên Nguyễn Quán Quang được vào chầu vua. Thấy ông cao lớn, khí phách hơn người, vua Trần Thái Tông tỏ lòng quý mến ban cho quốc tính - họ Trần, đổi tên thành Trần Quán Quang.

Bấy giờ, quân Mông Cổ tiến sát biên giới, lăm le xâm chiếm nước ta. Vua ra chiếu cử Trần Quán Quang sang thương nghị với giặc. Tướng Mông Cổ nổi tiếng kiêu căng, hung bạo và thâm thúy, cho rằng Quán Quang đến để mang ba tấc lưỡi thuyết khách, hắn nghĩ cách dùng uy để chế áp.

Khi đi qua cái ao, tướng giặc vớt một cây bèo lên, cầm vào lòng bàn tay rồi bóp chặt. Lát sau, hắn mở ra cho Quán Quang xem cây bèo nát vụn. Hắn cười to ra vẻ đắc ý lắm. Quán Quang hiểu tướng giặc tỏ ý coi nước Việt như những cánh bèo non yếu, chỉ cần khẽ đánh là tan. Ông bèn nhặt một hòn đá to rồi ném xuống giữa ao. Bèo dạt ra khoảng trống nhưng chỉ giây lát lại kéo sát vào nhau.

Tướng Mông Cổ hiểu rằng người Việt rất đoàn kết để bảo vệ giang sơn, không sức mạnh nào có thể khuất phục. Hắn chọn cạc hoãn binh, không dám tiến quân nữa.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, là người tài nhưng trạng nguyên Nguyễn Quán Quang lại không thích chốn quan trường. Ông chỉ ở kinh sư một thời gian rồi từ quan về quê nhà mở lớp dạy học. Ông sống cuộc đời thanh đạm, lấy việc dạy trò làm nguồn vui. Với ông, việc đào tạo nhân tài cho đất nước cũng là cách thể hiện lòng trung quân ái quốc. 

Người dân Tam Sơn cho rằng ông là người khai sáng cho nền Hán học của quê hương. Sau khi Nguyễn Quán Quang qua đời, để tưởng nhớ, dân làng dựng ngôi chùa ở chỗ trước kia ông dạy học, lập đền thờ trên núi và tôn làm Thành hoàng làng của Tam Sơn.

Kim Nhã

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Tấp nập hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa ngày đầu năm
  • Thốt Nốt tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
  • Phát hiện 1.600 trường hợp “né” chốt kiểm soát dịch bệnh
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền pháp luật
  • Đề xuất phục hồi vận tải hàng không nội địa thích ứng an toàn với kiểm soát dịch Covid
  • Three more Vietnamese peacekeepers deployed to South Sudan, Abyei
  • Trường cao đẳng Kinh tế
  • Kết thúc Hội thi tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học
推荐内容
  • Hội đàm với tỉnh Quảng Tây để tháo gỡ ùn tắc hàng hóa tại khu vực biên giới
  • Vì sự an toàn trên mọi nẻo đường
  • Sụt lún ảnh hưởng đến cầu giao thông
  • Họp mặt 99 năm Báo chí cách mạng Việt Nam
  • Trên 263.000 doanh nghiệp triển khai hóa dơn điện tử
  • Cập nhật kiến thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học