【kèo 1】Học ngành phi công có khó?
(CMO) Trong xu hướng đào tạo nghề hiện tại, phi công là một trong những ngành nghề hấp dẫn nhiều bạn trẻ vì có thu nhập cao. Tuy nhiên, giới trẻ miền Tây lại chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với ngành nghề này.
Với sự phát triển hiện tại, Cảng Hàng không Cà Mau đang mong mỏi đón nhận những phi công người Cà Mau.
Học phi công cần điều gì?
Giới trẻ ngày nay không chỉ hướng tới ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo, tính thẩm mỹ mà còn yêu chuộng hơn những nghề thoả mãn sự chinh phục và đòi hỏi tính tư duy cao. Một trong số đó, phi công luôn là giấc mơ muốn chinh phục của các bạn trẻ.
Vì phi công là một trong những nhu cầu luôn cần trong nền công nghiệp quốc phòng lẫn dân dụng nên đầu ra và khả năng tìm được việc làm luôn cao, với mức lương đáng mơ ước. Chính vì thế, nhiều bạn trẻ, nhất là nam giới tại nhiều tỉnh mong muốn tìm cơ hội phát triển với ngành nghề này.
Bạn Trần Minh Nhựt, lớp 12D1, Trường THPT Hồ Thị Kỷ, cho biết: “Em thấy phi công là nghề có đặc thù riêng và đòi hỏi bản thân phải trau dồi nhiều thứ. Em có xem qua nhiều thông tin về nghề này và rất muốn học để trở thành phi công khám phá bầu trời Việt cùng nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, hiện tại em vẫn chưa tìm được trường đào tạo phù hợp và phải xem học phí có đắt đỏ hay không”.
Bạn Nguyễn Tấn Phát, lớp 12A, Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, tâm sự: “Phi công cũng là một trong những nghề mơ ước của nhiều bạn. Các bạn trẻ thích khám phá, có ngoại hình và có khả năng tiếng Anh tốt cũng nên thử. Lúc chọn nghề, em và một số bạn chơi cùng có tìm hiểu qua, thấy khá thích. Nếu gia đình đồng ý, em cũng muốn thử qua”.
Khác với các ngành nghề khác, nghề phi công có những đòi hỏi riêng. Học viên tham gia phải trong độ tuổi từ 18-35; tốt nghiệp THPT trở lên, có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5.0 trở lên. Nam phải từ 1,65 m trở lên và nữ phải từ 1,60 m trở lên. Bên cạnh đó, phải đạt tiêu chuẩn sức khoẻ loại 1 đối với phi công dân dụng của Cục Hàng không Việt Nam.
Học viên phi công được đào tạo tại các khoá ngắn hạn. Khi được tuyển vào trường phi công, người học sẽ được huấn luyện cơ bản, huấn luyện lý thuyết nâng cao, huấn luyện kỹ năng bay sử dụng thiết bị.
Ở miền Tây có trường đào tạo phi công không?
Tại Việt Nam, nghề phi được đào tạo bởi một số trường thuộc các hãng bay. Ðiển hình một số trường nổi tiếng đang đào tạo nghề phi công như Trường Phi công Bay Việt (Viet Flight Training), Trường Ðào tạo Nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không thuộc Tập đoàn Vingroup, Công ty Hàng không Tre Việt (Bamboo Airway), Stanford Aviation International Company (SAIC)...
Ðối với dân miền Tây, đa phần chọn địa điểm học gần với gia đình và thuận tiện việc đi lại hơn, nhiều bạn lựa chọn Trường Bay Việt (Trường Phi công Bay Việt), một trong những công ty con của Vietnam Airlines được thành lập từ năm 2008, theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, với sự tham gia của các cổ đông chính là những công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng không.
Chương trình tại đây được đào tạo 3 giai đoạn, bao gồm huấn luyện lý thuyết ATP dài 24 tuần (trong nước), huấn luyện bay dài 44-52 tuần (ở Mỹ, Australia, New Zealand, châu Âu) và huấn luyện phối hợp tổ bay MCC dài 3 tuần (trong nước). Chi phí đào tạo một học viên phi công cơ bản tại đây khoảng 1,8 tỷ đồng trong khoảng thời gian 18-20 tháng.
Các trường đào tạo phi công Việt đều có phi công người Việt và người nước ngoài dày dạn kinh nghiệm giảng dạy. |
Anh Bùi Thành Nhân, giáo viên hướng dẫn bay tại Trường Phi công Bay Việt, cho hay: “Hiện tại, mỗi năm Trường Phi công Bay Việt mở đến 4-5 khoá và số lượng học viên cũng tương đối nhiều. Số lượng các bạn học viên đến từ ÐBSCL, nhất là miền Tây rất nhiều. Trong 15 năm hoạt động, trường cố gắng đưa chương trình đến với các bạn trẻ có đam mê với nghề bay hơn. Thời gian tới, chúng tôi hy vọng sẽ có học viên đến từ Cà Mau để cùng sải cánh trên bầu trời Việt Nam”.
Tuy có đầu ra và điều kiện làm việc cũng như phát triển nghề nghiệp cao, nhưng các học viên theo học nghề phi công nên cân nhắc học phí, vì tính sơ chi phí từ khi học tại Việt Nam đến tu nghiệp ở nước ngoài cũng từ 5-7 tỷ đồng. Chưa kể, nếu trong quá trình học bị gián đoạn thì không được bồi hoàn học phí như nhiều ngành khác. Giấc mơ bay trên bầu trời không quá khó, nhưng đòi hỏi sự rèn luyện mọi mặt và cả nền tảng vật chất từ gia đình của mỗi học viên./.
Lam Khánh - Hoàng Vũ
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·President Phúc holds phone talks with Indonesian counterpart
- ·Gov’t issues State Administration Reform Master Programme for 2021
- ·Senior officials prepare for 54th ASEAN Foreign Ministers’ Meeting
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Party chief attends CPC and World Political Parties Summit
- ·13th Party Central Committee convenes third plenum in Hà Nội
- ·President meets foreign ambassadors
- ·Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- ·Foreign minister stresses the importance of peaceful settlement of South China Sea disputes
- ·Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
- ·Việt Nam eyes stronger cooperation with Hungary
- ·President urges bolder actions to cope with COVID
- ·President urges bolder actions to cope with COVID
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·President Phúc holds phone talks with Indonesian counterpart
- ·Việt Nam attends Special ASEAN
- ·US human trafficking report biased, missing key information: MOFA
- ·Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Cambodia donates face masks, oxygen generators to HCM City coronavirus fight