【blu bong da】Văn Yên nhân rộng mô hình 'chợ 4.0' nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số
Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái có hàng trăm chợ, cửa hàng tiện ích, tiện lợi và cửa hàng kinh doanh: điện máy, may mặc, thiết bị tiêu dùng… Hầu hết các cửa hàng đều đã cài đặt tài khoản ngân hàng và mã quét QR, giúp người dân tiếp cận phương thức thanh toán hiện đại, mua sắm không dùng tiền mặt, góp phần xây dựng xã hội số, kinh tế số trên địa bàn. Huyện đã xây dựng thành công 6 mô hình "chợ 4.0”.
Với mô hình "chợ 4.0”, các tiểu thương và người dân có thể mua bán hàng bằng cách quét mã QR hay chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng nhanh chóng, thuận tiện chỉ với chiếc điện thoại Smartphone.
Chị Trần Thị Lan - tiểu thương buôn bán quần áo tại chợ thị trấn Mậu A chia sẻ: "Từ khi cài đặt ứng dụng ngân hàng và sử dụng mã quét QR, tôi thấy rất thuận tiện, khách hàng trả tiền không phải lo tiền giả hay lo tiền lẻ để trả lại khách, khi đi lấy hàng cũng không cần mang theo tiền mặt”.
Sau thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên là địa phương thứ 2 trên địa bàn tỉnh triển khai mô hình "chợ 4.0”, được thực hiện thí điểm tại thị trấn Mậu A vào 7/2023, người dân được trải nghiệm và tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt, kích thích hoạt động mua sắm.
Bà Lê Thị Thu, thị trấn Mậu A cho biết: "Lúc đầu tôi cũng không định sử dụng tài khoản thanh toán vì nghĩ cài đặt và sử dụng phức tạp nhưng khi sử dụng thành thạo lại có "chợ 4.0” thì việc đi chợ của tôi nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Khi mua hàng, tôi chuyển khoản hoặc quét mã chuyển tiền, không chỉ nhanh gọn, tiện lợi mà còn an toàn".
Hiện nay, hầu hết các quầy hàng, ki-ốt kinh doanh tại thị trấn Mậu A đều có mã quét QR và tài khoản ngân hàng.
Cùng với thị trấn Mậu A, "chợ 4.0” tại xã Xuân Ái dù mới đi vào hoạt động từ tháng 6/2024 nhưng hầu hết các hộ kinh doanh tại đây đều đã đăng ký kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2 và mở tài khoản thanh toán (ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, Viettinbank...). 20 hộ/41 hộ kinh doanh trong chợ đăng ký cài đặt sử dụng dịch vụ Vietel money, số hộ còn lại sử dụng tài khoản tại các ngân hàng: Agribank, BIDV, Vietbombank, Viettinbank... và được trang bị bảng mã quét QR.
"Để xây dựng thành công "chợ 4.0”, tổ công tác chuyển đổi số xã Xuân Ái đã phối hợp với Viettel Chi nhánh Văn Yên trực tiếp xuống chợ, rà soát, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ kinh doanh đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2 và mở tài khoản thanh toán. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, nhóm Zalo các thôn và tuyên truyền lưu động tại các phiên chợ", ông Trịnh Quách Côn, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Ái cho biết.
Để tăng hiệu quả tuyên truyền, UBND xã Xuân Ái phối hợp với Viettel Chi nhánh Văn Yên lắp đặt biển "chợ 4.0” thanh toán không dùng tiền mặt” tại 2 cổng, cổng chợ chính và cổng chợ phụ. Ông Nguyễn Văn Cường ở thôn Ngòi Viễn, xã Xuân Ái cho hay: "Tôi đã được hỗ trợ cài đặt ứng dụng tài khoản ngân hàng, tôi thấy rất tiện lợi bởi việc mu bán hàng không cần phải dùng tiền mặt, đảm bảo an toàn, lại không lo nhầm lẫn. Đi "chợ 4.0” chỉ cần mang theo chiếc điện thoại thông minh”.
"Chợ 4.0” là mô hình đã làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, góp phần xây dựng công dân số để Văn Yên trở thành huyện chuyển đổi số trong năm 2023. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, mô hình "chợ 4.0” đã nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của tiểu thương cũng như người tiêu dùng.
Qua đó, giảm thiểu thời gian đi lại và chờ đợi rút tiền tại ngân hàng, dễ dàng quản lý tiền bằng công nghệ, mở rộng lựa chọn phương thức thanh toán của khách hàng; giảm việc thanh toán bằng tiền mặt, từ đó cũng giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh do tiếp xúc trực tiếp bằng tiền mặt.
Với sự phối hợp chặt chẽ của huyện Văn Yên với Viettel Yên Bái Chi nhánh Văn Yên và đơn vị liên quan để xây dựng, mô hình "chợ 4.0” đã hiện thực hóa mục tiêu đưa thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu đối với người dân.
Tham gia mô hình này, tiểu thương và người dân chỉ cần có căn cước công dân và số điện thoại chính chủ, sẽ có nhân viên của Viettel hỗ trợ tạo tài khoản để giao dịch và hướng dẫn sử dụng giao dịch không dùng tiền mặt trong vòng vài phút.
Hơn thế, các điểm kinh doanh được trang bị bảng quét mã QR đặt ở những nơi dễ nhìn, dễ quan sát để khách hàng dễ nhận biết. Điểm ưu việt khi mở tài khoản Viettel Money là ngay cả khi điện thoại của khách hàng không có kết nối Internet cũng vẫn có thể thanh toán được thông qua việc nhập mã trên điện thoại.
Nhờ những nỗ lực của chính quyền và các đơn vị chức năng, đến nay toàn huyện đã triển khai thành công 6 mô hình chợ 4.0 ở xã, thị trấn: Mậu A, An Thịnh, An Bình, Xuân Ái, Yên Phú và Lâm Giang.
Ông Hà Trung Kiên - Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Văn Yên, Phó Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số huyện cho biết: "Huyện đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị người dân và doanh nghiệp để triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Đặc biệt, triển khai xây dựng "chợ 4.0”, huyện đã phối hợp với Viettel Yên Bái Chi nhánh Văn Yên trang bị tất cả các thiết bị nâng cấp đường truyền cũng như cấp wifi miễn phí tại các chợ để hỗ trợ các tiểu thương và người mua hàng thực hiện các giao dịch. Tiểu thương được tạo mã thanh toán QR-Code miễn phí, không mất phí duy trì, không mất phí sử dụng hàng tháng. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn toàn huyện”.
Với mục tiêu đưa thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu đến với người dân từ đô thị đến nông thôn, thời gian tới, huyện Văn Yên sẽ tiếp tục phối hợp với Viettel Yên Bái Chi nhánh Văn Yên và các đơn vị liên quan tuyên truyền sâu rộng về tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ đã triển khai.
Đồng thời, phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt - nhất là vấn đề an toàn thông tin, bảo mật của dịch vụ tài chính số để người dùng yên tâm, cởi mở hơn với các ứng dụng hỗ trợ thanh toán.
Mô hình "chợ 4.0” là xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số, tiêu biểu cho lối tiêu dùng thông minh, giúp nâng cao tính chính xác, thuận tiện và nhanh chóng, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên địa bàn.
TheoMinh Huyền(Báo Yên Bái)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đánh giá Asus ROG Phone 7. Có nên mua Asus ROG Phone 7 không?
- ·Nhiệm vụ, tiêu chuẩn về trình độ giáo viên mầm non hạng II
- ·136 thí sinh dự kỳ thi quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh được ăn, nghỉ miễn phí
- ·Tiêu chuẩn giáo viên tiểu học hạng IV
- ·'Thang Loi Fun Run 2023': Giải đấu đong đầy cung bậc cảm xúc
- ·Tập huấn kỹ năng thuyết trình cho học sinh, thanh niên
- ·37/48 cơ sở đoàn vững mạnh
- ·Ngừng phát hành sách kể chuyện 'mẹ Thạch Sanh nhường quần cho con'
- ·Giá xăng dầu hôm nay 19/11: Thế giới bật tăng, trong nước khó giảm sâu?
- ·30 học sinh DTTS sẽ nhận học bổng Vừ A Dính
- ·Chủ tịch QH: ĐSQ tham mưu, thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Philippines
- ·Sở Văn hóa
- ·Thị trường sách giáo khoa, đồ dùng học tập “vào mùa”
- ·Những quyết định nhân văn
- ·20+ Thiết kế mẫu in túi giấy đựng quà đẹp và ấn tượng
- ·Tấm gương một học sinh vượt khó học giỏi
- ·Tập trung định hướng nghề nghiệp và tạo việc làm cho hội viên, thanh niên
- ·Giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ và 4 vấn đề đặt ra
- ·Mua nệm cao su hãng nào tốt hiện nay
- ·Xã hội hóa giáo dục nhìn từ Tiểu học Minh Lập