【tỷ số bóng đá úc】Hiện đại hóa hải quan vì yêu cầu phát triển, hội nhập của đất nước
Nhân dịp 68 năm thành lập Ngành và ngày Truyền thống Hải quan Việt Nam (10/9/1945-10/9/2013), Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc đã dành thời gian trả lời phỏng vấn Báo Hải quan để đánh giá về kết quả đạt được và những mục tiêu, giải pháp mà ngành đang hướng đến trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan.
Thưa Tổng cục trưởng, trong buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Tổng cục Hải quan gần đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đánh giá ngành Hải quan là đơn vị đi đầu về cải cách, hiện đại hóa trong lĩnh vực Tài chính và là một trong những ngành đi đầu trong khối các cơ quan Trung ương. Xin Tổng cục trưởng cho biết rõ hơn những kết quả đạt được trong lĩnh vực cải cách, hiện đại hóa thời gian qua?
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nhiệm vụ trọng tâm số một của Bộ từ nay đến hết năm 2013 là thu ngân sách Nhà nước, ngành Hải quan đang tiến hành 6 giải pháp đã được lãnh đạo Bộ phê duyệt. Trong đó, giải pháp quan trọng hàng đầu là tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, cho các doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu thời gian, chi phí khi làm thủ tục hải quan.
Theo đó, mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng đối với ngành Hải quan là tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đầu tư, du lịch, đồng thời quản lí chặt chẽ, ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ an ninh xã hội, an toàn cộng đồng. Trong nhiều năm qua, ngành Hải quan đã đẩy mạnh thực hiện công cuộc cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan để tạo thuận lợi cho cộng đồng DN, người dân.
Trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 448/QĐ-TTg ngày 25-3-2011) cũng đã xác định rõ mục tiêu: Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lí dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lí rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.
Thực tế cho thấy hoạt động XNK đã gia tăng nhanh chóng, đặt ra yêu cầu ngành Hải quan phải thực hiện cải cách, hiện đại hóa. Theo Tổng cục Thống kê, nếu như năm 2008, tổng giá trị kim ngạch XNK cả nước đạt 143,3 tỉ USD thì đến năm 2012 đã đạt 228,9 tỉ USD, tăng 85,6 tỉ USD so với năm 2008, tương đương mức tăng gần 60% trong 5 năm.
Để thực hiện thành công Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 và Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2011-2015, toàn Ngành đã và đang tập trung thực hiện 5 nhóm công việc trọng tâm gồm: (1) Thực hiện thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT); (2) Triển khai Đề án Quản lí rủi ro (QLRR); (3) Xây dựng địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung; (4) Triển khai chương trình DN ưu tiên và (5) Xây dựng, vận hành Chỉ số đánh giá hoạt động hải quan.
Từ đầu năm 2013 đến nay, toàn Ngành tiếp tục giành được nhiều kết quả đáng khích lệ trong công cuộc cải cách, hiện đại hóa Hải quan như: Thực hiện chính thức TTHQĐT tại tất cả 34 cục hải quan địa phương trên cả nước. Số DN tham gia trong 6 tháng đầu năm 40.190 DN, chiếm 94,6% số DN làm thủ tục XNK cả nước. Tổng số tờ khai 2,488 triệu bộ, đạt 90,6% tổng số tờ khai; tổng kim ngạch XNK đạt 116,3 tỉ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch XNK cả nước.
Ngành Hải quan cũng điện tử hóa đồng bộ nhiều hoạt động nghiệp vụ liên quan đến TTHQĐT như: Thanh toán thuế, lệ phí qua phương thức điện tử (e-Payment); triển khai e-Manifest; khẩn trương thực hiện các công việc liên quan đến triển khai Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia (NSW) và chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận và vận hành Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS do Nhật Bản viện trợ, chính thức từ tháng 4-2014.
Các công việc liên quan đến QLRR; hiện đại hóa trang thiết bị kĩ thuật; xây dựng Chỉ số đánh giá hải quan… đều đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Đặc biệt, ngành Hải quan đã có sự đầu tư lớn trong việc hiện đại hóa trang thiết bị thay thế cho việc kiểm tra, giám sát thủ công. Theo Quyết định 1751/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, đến năm 2015, Hải quan Việt Nam sẽ xây dựng 24 địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung; toàn Ngành đã trang bị được 11 máy soi container các loại (cố định, di động)…
Xin Tổng cục trưởng cho biết những nội dung trọng tâm về cải cách, hiện đại hóa sẽ được Ngành tập trung thực hiện trong những tháng cuối năm và thời gian tới?
Thời gian tới toàn Ngành tiếp tục tập trung thực hiện tốt việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính và hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng thực hiện TTHQĐT; tăng hiệu quả hoạt động QLRR; mở rộng kết nối trao đổi thông tin với Kho bạc về việc thu ngân sách; nhanh chóng triển khai công tác kiểm tra sau thông quan đối với TTHQĐT, đảm bảo nguyên tắc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; tiếp tục triển khai Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN; tăng cường năng lực quản lí rủi ro; đảm bảo kinh phí và tiến độ trang bị cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị hiện đại phục vụ hoạt động nghiệp vụ của Ngành.
Đáng chú ý là toàn ngành Hải quan tập trung nguồn lực để tiếp nhận và vận hành hệ thống VNACCS/VCIS một cách hiệu quả. Theo đó, phải xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lí tạo nền móng và hoàn thiện mô hình quản lí hải quan hiện đại, trong đó văn pháp lí quan trọng nhất là Luật Hải quan sửa đổi.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam Nguyễn Ngọc Túc và Tổng cục trưởng cơ quan Hải quan và Độc quyền Nhà nước Italia kí biên bản ghi nhớ về hợp tác trước sự chứng kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hòa Italia Mario Monti tại Rome (ngày 21-1-2013). (Ảnh tư liệu) |
Thưa Tổng cục trưởng, hiện nay có ý kiến lo ngại việc ngành Hải quan đi nhanh trong công tác hiện đại hóa có thể dẫn đến rủi ro trong công tác quản lí. Ý kiến của của Tổng cục trưởng về vấn đề này như thế nào?
Sự lo ngại đó cũng là đúng, tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, một trong những vấn đề thuộc lĩnh vực hải quan cần phải chuẩn bị đó là kết nối với Hải quan các nước thông qua hải quan điện tử, so với các nước ASEAN, nếu tính mức độ tự động về 5 việc: Tờ khai của người XNK (e- Declaration), Tờ khai của người vận tải (e-Manifest), nộp thuế, lệ phí (e-Payment), chứng nhận xuất xứ (e- C/O), cấp giấy phép các Bộ, ngành (e-Permit) thì khoảng cách giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan 6 nước phát triển là rất xa.
Mặt khác, Hải quan Việt Nam cũng đã có sự chuẩn bị từ hơn 10 năm nay, theo kế hoạch được bàn hành tại Quyết định 810/2004/QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt. Đồng thời cũng xuất phát từ yêu cầu cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, cơ quan Chính phủ cần phải có một cơ quan tạo sự đột phá.
Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình cải cách hiện đại hóa, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Hải quan Việt Nam đã triển khai đồng bộ hàng loại giải pháp như:
Về lâu dài đưa vào vận hành Hệ thống VNACCS/VCIS. Về trước mắt Hệ thống xử lí việc không cho đăng kí nhiều lần đối với một lô hàng của một người khai, triển khai kết nối giữa hải quan giám sát kho bãi với hải quan giám sát cổng cảng, tăng cường kiểm soát thông qua sự hỗ trợ của lực lượng Điều tra chống buôn lậu và Đội Đặc nhiệm của Tổng cục Hải quan, chống sự can thiệp từ con người làm sai lệch kết quả xử lí của Hệ thống...
Có thể nói công tác cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan luôn hướng đến 2 mục tiêu quan trọng là tạo thuận lợi cho DN chấp hành tốt pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lí để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lí các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và đặc biệt là cần sự vào cuộc của toàn ngành Hải quan và các cơ quan chính phủ có liên quan.
Quang cảnh lớp đào tạo chi tiết về thủ tục hải quan trong hệ thống VNACCS/VCIS (Khánh Hòa, 8-2013). Ảnh: MAI SƯƠNG |
Như Tổng cục trưởng đã nói, từ nay đến tháng 4-2014 là giai đoạn toàn Ngành tập trung nguồn lực để tiếp nhận và sẵn sàng vận hành hệ thống VNACCS/VCIS. Thưa Tổng cục trưởng, để tiếp nhận và vận hành VNACCS/VCIS đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, yêu cầu đặt ra cho toàn Ngành là gì?
Hiện nay, Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS đã hoàn thành thiết kế chi tiết về Hệ thống. Tuy nhiên, để tiếp nhận và vận hành VNACCS/VCIS đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng vẫn còn rất nhiều công việc đặt ra đòi hỏi sự quyết tâm cao độ của toàn thể CBCC trong Ngành.
Trước tiên, tập thể lãnh đạo và CBCC toàn Ngành phải nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của VNACCS/VCIS trong thực hiện các mục tiêu cải cách hiện đại hóa Hải quan theo yêu cầu của Chính phủ. Đồng thời đây là Dự án do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại, là biểu tượng tốt đẹp trong 40 năm quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung và Hải quan hai nước nói riêng. Do đó, thực hiện thành công Dự án là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng đối với Hải quan Việt Nam.
Để chủ động và sẵn sàng triển khai Dự án, từ nay đến thời điểm vận hành chính thức, toàn ngành cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ quan trọng sau:
Thứ nhất,vấn đề còn lại quan trọng nhất lúc này là tiếp tục hoàn thiện tài liệu hướng dẫn liên quan đến VNACCS/VCIS. Đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn cho người sử dụng hệ thống bao gồm CBCC trong Ngành, người sử dụng thuộc các bộ, ngành liên quan và DN.
Thứ hai,đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc triển khai VNACCS/VCIS nhằm giúp Chính phủ, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng xã hội thấy được vai trò, tầm quan trọng của VNACCS/VCIS đối với hoạt động hải quan, qua đó ủng hộ, hợp tác để thực hiện thành công VNACCS/VCIS.
Thứ ba,tập trung hoàn thiện các văn bản pháp lí làm cơ sở để thực hiện VNACCS/VCIS.
Cải cách, hiện đại hóa hải quan là quá trình liên tục và không ít khó khăn, thách thức. Nhân dịp kỉ niệm 68 năm ngày thành lập Hải quan Việt Nam, với truyền thống tốt đẹp và thành quả được các thế hệ CBCC hải quan gây dựng, tôi kêu gọi sự cố gắng, nỗ lực và quyết tâm cao độ của toàn thể CBCC toàn Ngành thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị quan trọng này. Đồng thời ngành Hải quan mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Chính phủ, Bộ Tài chính, sự phối hợp của bộ, ngành và sự ủng hộ của cộng đồng DN.
Xin trân trọng cảm ơn Tổng cục trưởng!
Thái Bình(thực hiện)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 26/7/2024: Tăng nhẹ nhờ kinh tế Mỹ sáng trở lại
- ·Nhà sáng lập, CEO nền tảng thương mại điện tử Tiki
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp: Không có lý do chậm trễ
- ·Hiện thực hóa chủ trương đầu tàu kinh tế dựa vào nền tảng số
- ·Giá xăng dầu hôm nay 24/7/2024: Dự báo giảm lần thứ 3 liên tiếp
- ·Cục Thuế tỉnh: Quay thưởng Chương trình “Hóa đơn may mắn’’
- ·Tạm dừng các chuyến bay từ TP.HCM tới Quảng Bình từ hôm nay
- ·Một thành viên HĐQT Đầm Sen Nước (DNS) từ nhiệm
- ·Hành trình
- ·Chuyển đổi số góp phần thúc đẩy sản phẩm OCOP phát triển
- ·Sống thử và…thật
- ·OCB bổ nhiệm Kế toán trưởng mới
- ·Bạc Liêu quyết tâm phòng chống hiệu quả dịch Covid
- ·TP.Bến Cát: Tập huấn và tuyên truyền chính sách phát triển kinh tế tập thể năm 2024
- ·5 loại găng tay cách điện phổ biến trong ngành Điện lực
- ·Đưa Lâm Đồng trở thành khu vực kinh tế động lực vùng Tây Nguyên
- ·Chủ tịch Quốc hội: Đắk Nông cần khơi dậy khát vọng phát triển
- ·Sơn mài Bình Dương: Khẳng định giá trị
- ·Giá vàng hôm nay 20/9/2024: Vàng nhẫn lập kỷ lục mới lên gần 80 triệu đồng
- ·TP.HCM: Siêu thị 0 đồng chọn cả nghìn đơn hàng cho sinh viên