【wellington phoenix vs adelaide united】Một đời kiếm tìm
Lần này,ộtđờikiếmtìwellington phoenix vs adelaide united nhà văn Trần Duy Phiên trở lại Huế và bất ngờ giới thiệu với bạn đọc tập thơ “Kinh Phù Hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2015) - tập thơ đầu tay và có thể là tập thơ duy nhất trong đời cầm bút hơn nửa thế kỷ của anh. Tập thơ gồm 55 bài, trong đó, bài viết “cũ” nhất là từ năm 1966, bài mới nhất là năm 2011; nên cũng có thể gọi đây là tuyển thơ Trần Duy Phiên. Cho dù thế mạnh của Trần Duy Phiên là văn xuôi, nhưng “Kinh Phù Hoa” vẫn được người đọc tán thưởng, trước hết là với những độc giả đầu tiên ở Huế, những người bạn đồng hành và quen biết Trần Duy Phiên trong cuộc đấu tranh vì độc lập và tự do của Tổ quốc từ nửa thế kỷ trước - những Bửu Ý, Vĩnh Phối, Nguyễn Xuân Hoa, Bửu Nam, Lê Thị Nhân, Phan Hữu Lượng, Trần Hoài, Ngô Yên Thi… đã đến chia vui với tác giả trong buổi ra mắt tập thơ tại 44 Trương Định (TP Huế), một địa chỉ “lịch sử”, gắn với quãng đời tuổi trẻ sôi động của Trần Duy Phiên thời còn ở Huế.
Trần Duy Phiên là người sáng lập Nhóm Văn nghệ mới (1961-1963), ngay khi còn là sinh viên Đại học sư phạm Huế, trước năm 1975 đã cộng tác với các Tạp chí Việt, Đối diện, Trình Bày, Ý Thức. Tốt nghiệp đại học, anh lên dạy học ở Kontum và gắn bó với vùng đất cao nguyên này 40 năm (1967-2008). Điều “khác người” là anh chỉ dạy học 9 năm (1967-1976), thời gian còn lại làm nhiều nghề, như trồng rau, đi rừng khai thác vỏ bờ lời, kế toán nông trường, nuôi heo, nấu rượu, sản xuất bánh phồng tôm, thợ gò hàn, chủ nhiệm hợp tác xã cơ khí… Đã đành, đó là những công việc để kiếm sống, nhưng với nghiệp cầm bút mà nhiều người cho rằng Trần Duy Phiên đeo đẳng, gắn bó còn hơn với nghề dạy học, thì những bước đường Trần Duy Phiên trải qua là một cuộc kiếm tìm không mệt mỏi - tìm lẽ sống, tìm vốn sống nuôi dưỡng cây bút của mình.
Sau 1975, Trần Duy Phiên buông bút đến 8 năm (thực ra anh vẫn viết lai rai – một tiểu thuyết, chừng 10 truyện ngắn và vài chục bài thơ - nhưng chỉ để bạn bè xem, rồi đốt!). Đến năm 1985, Trần Duy Phiên viết lại và đăng trên nhiều báo chí trong nước và cả ở nước ngoài. Năm 1990, Trần Duy Phiên là hội viên sáng lập Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai – Kontum, Ủy viên Ban chấp hành, phụ trách khối văn học, nhưng sau khi Hội giải tán do tách tỉnh, Trần Duy Phiên không tham gia tổ chức văn học nào nữa; nói cách khác, anh là một “cây bút tự do”!
Thực ra, với người viết, điều đó không thật quan trọng, mà chính là những tác phẩm anh để lại cho đời. Kể từ năm 1961, dù có thời gian tạm ngưng nghỉ, Trần Duy Phiên đã có trên nửa thế kỷ cầm bút. Cho đến nay, anh đã cho xuất bản 8 tác phẩm: Truyện dài “Đốt lửa sau mây” – Tạp chí Việt, 1969; Tập truyện ngắn “Trước khi mặt trời mọc” – NXB Đối diện, 1972; Tiểu thuyết “Trăm năm còn lại” – NXB Đồng Nai, 1997; Tập truyện “Ngược dòng phù hoa” – NXB Đồng Nai, 1997; Tập truyện “Kiến và Người” – NXB Tân Thư, 1998; Tập truyện “Chim trong thành quách cũ” – NXB Trẻ, 2003; Tập truyện “Ngõ đạo miền hoang dã”, NXB Văn học, 2008 và tập sách thứ 8 là “Kinh Phù Hoa”.
Cũng như trong cuộc đời, về mặt sáng tác, Trần Duy Phiên là một người kiếm tìm không ngưng nghỉ, trong văn xuôi và cả trong thơ. Trong tập “Kinh Phù Hoa”, ngay bài thơ có nhan đề cùng tên tập sách viết năm 1967, lúc tác giả mới 25 tuổi, tuy với hình thức giản dị và “cổ điển”, chúng ta đã thấy một Trần Duy Phiên luôn trăn trở tìm tòi, không thỏa mãn với thực tại:
“Anh đi tìm tình yêu / Nhấp nhô hàng dịch vụ / Em đi tìm tinh tú / Le lói mấy đóm tàn…Tao ngộ ta chung dòng / Tương phùng ta chung gánh / Tưởng như đã sủng hạnh / Tưởng như đã tâm đồng … Rồi một ánh chớp đông / Ta tan đàn rẽ nghé/ Rồi một trận mưa nguồn / Ta phiêu linh cô lẻ…”
Cho đến bài thơ “Đi giữa phố núi” sáng tác năm 2007, trước khi Trần Duy Phiên rời vùng đất cao nguyên về TP. Hồ Chí Minh, thì tác phẩm đã mang âm hưởng một tráng ca của một người đã ngấm mọi sự hơn thua ở đời:
“… Về xuôi / Ừ ta sẽ đi đây / Những hạt mưa chợt thành nước mắt…”
Trần Duy Phiên sinh năm 1942, đã ở tuổi thọ nay không còn hiếm, nhưng tưởng đã đến lúc “tổng kết” một sự nghiệp. Với một bề dày sáng tạo có nhiều thành tựu, nhiều tìm tòi như Trần Duy Phiên, tôi chợt nghĩ: Huế, quê hương của tác giả, rất nên có một hội thảo, ít ra là một cuộc tọa đàm về những tác phẩm của Trần Duy Phiên. Và NXB Thuận Hóa, sao lại không có thể in một Tuyển tập Trần Duy Phiên? Tôi nghĩ, đây sẽ là một cuốn sách có sức nặng cả về “lượng” và giá trị văn chương…
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Người đàn ông đau đớn vì mang khối u nặng 45kg suốt 10 năm
- ·Việt Nam looks to expand relations, trade within Francophone community
- ·President Phúc meets RoK PM Han Duck Soo
- ·Blue economy cooperation offers peace and stability
- ·Cần 40 triệu đồng cứu thầy giáo dạy học trên hòn đảo nhỏ
- ·Ugandan President's visit contributes to enhancing bilateral relations
- ·President Phúc meets RoK PM Han Duck Soo
- ·Vietnamese, Thailand leaders highlight importance of people
- ·Cha bám biển, mẹ vá lưới thuê, tính mạng con 'lênh đênh' khó đoán
- ·President Nguyễn Xuân Phúc meets Vietnamese community in RoK
- ·“Mái ấm nhân đạo cho người nghèo vùng biên”
- ·UN official visits Vietnam Department of Peacekeeping Operations
- ·PM urges HCM City to accelerate important wastewater, road projects in inspection trip
- ·Việt Nam supports Palestinian independence at UN General Assembly session
- ·Những bất thường của nguyên đơn trong vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại
- ·President Phúc meets US VP Kamala Harris on the sideline of APEC
- ·Top legislator meets parliamentary leaders of Singapore, Azerbaijan, Belarus
- ·Ugandan President begins official visit to Việt Nam
- ·Băn khoăn khi em gái đòi bán nhà từ đường
- ·Disciplinary measures against a number of leading officials, Party organisations