【số liệu thống kê về brentford gặp tottenham】Ngành giáo dục cần chủ động hơn trước mưa, bão
Phụ huynh TP. Huế đến trường đón con chiều 21/9 khi nước ngập sâu do mưa lớn dù được dự báo trước. Ảnh: Internet
Đầu giờ chiều ngày 21/9,ànhgiáodụccầnchủđộnghơntrướcmưabãsố liệu thống kê về brentford gặp tottenham mưa như xối, cũng là lúc phụ huynh lục tục chở con đến trường. Buổi chiều, giờ học bắt đầu khoảng 14 giờ. Chở con đến trường được một lúc, phụ huynh lại dáo dác nhận tin của nhà trường đến đón con về vì mưa lớn, nước ngập. Một số tuyến đường đến các trường tiểu học Lê Lợi, An Cựu, Quang Trung...; Mầm non 1, Hoa Mai... ngập quá đầu gối người lớn. Không ít phụ huynh đón con bị kẹt do xe ướt máy, phải huy động xe đạp, xích lô hoặc lội bộ. Có người đón được con về nhà thì ướt sạch quần áo lẫn sách vở. Không ít phụ huynh phải xin nghỉ việc nửa chừng vì bận đón con đột xuất. Sinh hoạt, công việc thường ngày của người lớn bỗng chốc bị đảo lộn vì chuyện đưa đón con bất thình lình, ngoài kế hoạch.
Một phụ huynh kể, lúc đến đón con thì sân trường đã ngập. Đến nơi thì bắt gặp con mình (học sinh lớp 2) cùng bạn đang đội mưa lội nước trong khi sân trường có nhiều lỗ cống đã ngập sâu. Nhìn dòng nước xiết, chị thót cả tim vì nghĩ dại, lỡ con sa chân vào hố ga, ống cống thì biết đâu mà lần. Về nhà, chị chỉ còn cách đánh con 5 roi để cháu nhớ, không ra khỏi lớp khi mưa, bão.
Một người khác cho hay, đầu giờ chiều, thấy trời mưa to, gió lớn, chị điện hỏi cô giáo chủ nhiệm xem học sinh có được nghỉ học không, nhưng cô chủ nhiệm cũng không biết, bảo cứ chở con đến. Chị đành đội mưa to gió lớn đi gần chục cây số đến trường, vừa về đến nơi làm việc một lúc thì trường nhắn tin đón học sinh về vì mưa ngập. “Trên đường đi, gió to, mưa lớn, cây cối ngả nghiêng, sấm sét ầm ầm mà hết cả hồn”, chị phàn nàn.
Một số phụ huynh cho rằng, trừ trường hợp thiên tai bất ngờ, bây giờ, dự báo thời tiết được cập nhật thường xuyên, rất chính xác nên ngành giáo dục nên chủ động có kế hoạch cho học sinh nghỉ học, công bố sớm đến các trường, báo tin đến phụ huynh, không nên để tình trạng phụ huynh đưa con đến trường rồi lại đón về trong tình trạng “chạy lũ, chạy bão” rất nguy hiểm. Sự thiếu chủ động này đặt phụ huynh vào tình thế không an tâm. Một phụ huynh cho hay, khi nghe dự báo có mưa to, gió lớn, thấy thời tiết bất ổn, không biết hỏi ai trong khi nhà xa nên chị nhờ một người bạn gần trường học của con chạy đến trường xem tình hình, liên lạc để biết chính xác học trò có được nghỉ học hay không. Tuy nhiên, biện pháp này cũng “hên, xui” vì có khi người bạn vừa đến trường xong, một lúc sau mới có thông báo cho học sinh nghỉ học. Phụ huynh chẳng biết thế nào để bố trí, sắp xếp công việc.
Thừa Thiên Huế là địa phương có địa hình phức tạp, đặc biệt khu vực hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới và các huyện đầm phá Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc dễ bị chia cắt, sạt lở đất, lũ quét khi thời tiết mưa, bão. Thiết nghĩ, trước dự báo mưa to, gió lớn, ngành giáo dục nên chủ động thông báo sớm để học sinh được nghỉ học, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, phụ huynh. Nếu không phòng ngừa từ xa, tai họa có thể xẩy đến bất cứ lúc nào, đôi khi trở tay không kịp. Như sự việc đáng tiếc xẩy ra ngày 21/9 vừa qua tại tỉnh Quảng Bình. Một phụ huynh trong khi chở hai con đến trường gặp mưa to, gió lớn, giông quật, khiến hai bố con bị thương nhẹ và một cháu bị thương nặng.
Thực tế đã có những bài học đau lòng. Ngày 3/12/2014, hai học sinh lớp 2 và lớp 3 trú tại thôn Thuận Hóa, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc trong khi đạp xe đi học trên con đường dẫn qua đồng ruộng ngập nước lúc trời đang mưa, nước lũ dâng cao nên bị trượt ngã xuống dòng nước xiết. Vụ đuối nước làm cả hai em tử vong.
Trước đó, trong mùa mưa lũ năm 2013 (trưa ngày 7/11), khi trên đường Nguyễn Chí Thanh đến Trường THPT Đặng Huy Trứ (huyện Quảng Điền), nước chảy mạnh do lũ đã cuốn trôi 4 học sinh. Rất may người dân cứu vớt được 3 em, riêng một học sinh lớp 11 đã bị nước lũ cuốn trôi. Các em gặp nạn trên đường đi học dù trước đó mưa lớn, các hồ thủy điện xả nước khiến mực nước ở các sông dâng cao, gây ngập úng nặng cho nhiều xã vùng trũng của huyện Quảng Điền.
Với chương trình học kéo dài cả năm, thiết nghĩ việc cho các em học sinh nghỉ học vài ba ngày khi mưa, bão rồi sau đó có kế hoạch học bù, học đuổi là hoàn toàn khả thi, không có gì trở ngại, ảnh hưởng đến học tập. Do đó, phụ huynh mong muốn ngành giáo dục có phương án chủ động, hợp lý khi mưa, bão, tránh những sự cố đáng tiếc cho học sinh trên đường đến trường, về nhà khi mưa, bão dù thời tiết xấu đã được cảnh báo.
Nhật Nguyên
(责任编辑:World Cup)
- ·Kiến nghị từ 1/5, bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo, cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thư
- ·PM’s trip to help bolster ASEAN
- ·More room for cooperation between Việt Nam and the Netherlands
- ·President praises outgoing Spanish Ambassador's contributions to bilateral ties
- ·BOT Cai Lậy: CSGT thu giữ giấy tờ của tài xế là sai luật?
- ·PM proposes strengthening ASEAN
- ·Foreign Ministers of Việt Nam, Benin hold talks
- ·Archbishop Marek Zalewski appointed resident representative of Vatican in Việt Nam
- ·Tàu ngầm Dolphin
- ·Việt Nam Full Gospel Church recognised
- ·Phát động Giải báo chí về chủ đề 'Văn hóa ứng xử'
- ·PM meets with countries’ leaders on sidelines of ASEAN
- ·NA Chairman welcomes Cambodian Prime Minister Hun Manet
- ·Vietnamese, Japanese PMs hold talks in Tokyo
- ·Đáp án môn Toán mã đề 123 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Scholars and youths play key role in promoting Việt Nam
- ·Conference on unleashing overseas Vietnamese resources to be held late December in Hải Phòng City
- ·Việt Nam, China sign 36 cooperation documents on diplomacy, trade, defence & sea issues
- ·Hà Nội có hơn 8.000 cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ
- ·PM leaves for Japan to attend ASEAN