【ket qua bong da chau a】“Đối phó” với thị trường khó tính
Cơ hội hay thách thức?Đốiphóvớithịtrườngkhótíket qua bong da chau a
Nói về thách thức của DN, theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các DN vừa và nhỏ TP. Hà Nội, đối với những thị trường khó tính, khó khăn muôn thuở của DN nước ta là chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Nguyên nhân là công nghệ và đội ngũ nhân sự của mình chưa thực sự tốt. Hơn nữa, các DN chưa có được sự chủ động và chiến lược đúng khi tìm cơ hội hợp tác với khách hàng tại những thị trường này. Chính vì những nhược điểm như thế, cộng thêm sự đơn lẻ trong kinh doanh nên đối tác nước ngoài rất dễ tìm ra điểm yếu để gây khó dễ, thậm chí là kiện tụng.
Tuy nhiên, thực tế kim ngạch XNK trong những năm qua cho thấy, các thị trường khó tính lại là những thị trường có nhu cầu NK rất lớn từ Việt Nam. Cụ thể, theo số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 từ Tổng cục Thống kê, Hoa Kỳ là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 28,5 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2013; thị trường EU đạt 27,9 tỷ USD, tăng 14,7%; thị trường Nhật Bản đạt 14,7 tỷ USD, tăng 8% và thị trường Hàn Quốc đạt 7,8 tỷ USD, tăng 18,1%...
Lý giải về sự tăng trưởng này, đa phần DN đều cho rằng, các sản phẩm XK chủ lực của nước ta vẫn là hàng gia công, hàng nguyên liệu thô nên dễ dàng đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn mà những nước này đề ra. Con số tăng trưởng khả quan nhưng giá trị kinh tế lại không cao. Ông Lê Hữu Phong, Giám đốc Công ty cổ phần may Sơn Hà cho biết, DN được phía khách hàng chỉ định từ việc mua nguyên phụ liệu ở đâu, thậm chí khách hàng còn kiểm soát chặt chẽ chất lượng trong tất cả các khâu nên DN chỉ cần có đội ngũ quản lý đơn hàng tốt, công nhân lành nghề là sẽ đáp ứng được yêu cầu của bên NK.
Tìm hướng đi đúng
Những vấn đề khó nếu tìm được hướng đi đúng đều có thể giải quyết được, cũng như những thị trường hay khách hàng khó tính, nếu DN tìm được cách đáp ứng yêu cầu thì cơ hội thâm nhập sẽ mở rộng cửa, những vướng mắc về hàng rào phi thuế quan hay những vụ kiện thương mại sẽ không còn là trở ngại.
Để tìm đường đưa các sản phẩm thủy sản qua chế biến sang Nhật Bản, Công ty Cổ phần thủy sản Quảng Ninh đã khắc phục tình trạng thiếu nguyên liệu trong nước bằng cách NK thủy sản nguyên liệu chất lượng cao từ Nga, Nauy…, chấp nhận doanh thu ít hơn, cộng thêm cải tiến trang thiết bị, máy móc nên sản phẩm qua chế biến của công ty đã đáp ứng tốt những yêu cầu khắt khe của khách hàng Nhật Bản.
Tương tự, ông Lã Hồng Quang, Giám đốc Công ty TNHH chè Á Châu cho biết, các sản phẩm của công ty dù không XK dưới tên thương hiệu nhưng vẫn phải chịu quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, nếu xảy ra sai phạm, sản phẩm không những bị trả về mà còn có thể đứng trước nguy cơ bị kiện cáo vì vi phạm hợp đồng. Do vậy, các sản phẩm của chè Á Châu luôn có giấy chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, những cán bộ phụ trách XNK của công ty luôn phải nắm vững và cập nhật thường xuyên thông tin về pháp lý, thủ tục một cách cụ thể tại nơi công ty có sản phẩm XK.
Rất lạc quan khi nói về cách DN “đối phó” với những thị trường khó tính, ông Mạc Quốc Anh cho hay, nhiều DN của Việt Nam đã có sự chuẩn bị tốt khi liên tục cử các đoàn công tác tham dự hội chợ, hội thảo tại nhiều quốc gia. Một điểm mới nữa là các DN đã tìm được cách khắc phục vấn đề về nhân sự khi tuyển dụng những du học sinh, những người từng học tập, làm việc tại nước đó về làm cho công ty mình hoặc văn phòng đại diện. Cách làm này sẽ giúp DN hiểu được tập quán làm ăn, chủ động hơn khi giao dịch, quản lý chặt chẽ nguồn hàng. Còn về công nghệ, với sự giúp đỡ từ Nhà nước, việc vay vốn ngày càng thuận tiện nên các DN hoàn toàn có khả năng nâng cấp, cải thiện nhà xưởng, tăng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Một vấn đề nữa tại các thị trường khó tính mà DN cần chú ý là các vụ kiện thương mại. Theo ông Mạc Quốc Anh, đa phần các vụ kiện tụng đều vì quy trình không chuẩn, nên để tránh những vụ việc đáng tiếc này, DN cần tăng cường các khâu giám sát, quản lý, mọi hoạt động sản xuất phải minh bạch, được công bố rộng rãi để các DN nước ngoài không tìm được lý do kiện tụng. Hơn nữa, các DN Việt Nam khi sang nước bạn làm ăn không nên đứng đơn lẻ mà cần có sự gắn kết, đoàn kết thông qua các tổ chức, Hiệp hội ngành nghề để có được tiếng nói lớn hơn, vừa bảo vệ được mình mà vừa bảo vệ được cộng đồng DN cùng ngành nghề.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Tổng Công ty Đường sắt chịu trách nhiệm nếu tàu hỏa tiếp tục trật bánh tại Huế
- ·Mới giữa buổi sáng, nhiều cửa hàng đã hết vàng để bán
- ·FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
- ·Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- ·Vừa tăng thêm 4,8%, giá điện Việt Nam đắt hay rẻ so với khu vực?
- ·Giá cà phê hôm nay 11/10: Tăng nhẹ
- ·Điểm đến mới cho du khách trên đầm Thị Nại
- ·Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- ·Mục tiêu vận chuyển 5 triệu tấn hàng hóa thông qua đường sắt liên vận quốc tế
- ·Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
- ·1/3 dự án bất động sản tại TP.HCM bị tắc nghẽn do vấn đề tài chính
- ·Bắt xe tải chở hàng nghìn quần áo giả nhãn hiệu Zara, Mango
- ·Giá cà phê hôm nay 11/10: Tăng nhẹ
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Giá xăng dầu hôm nay 12/10: Giảm nhẹ
- ·Gói thầu 11.400 tỷ Dự án sân bay Long Thành: Chỉ 1 liên danh đáp ứng
- ·Thị trường bất động sản phía Nam: Lượng giao dịch cải thiện
- ·Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
- ·VPBank tiếp tục thăng hạng về giá trị thương hiệu, đạt 1,35 tỷ USD