会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua bong da ty le 2 in 1】Các khoản ủy thác đầu tư của ROS: Không để ý không được...!

【ket qua bong da ty le 2 in 1】Các khoản ủy thác đầu tư của ROS: Không để ý không được...

时间:2024-12-23 14:13:14 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:313次

ros

Liên tục tăng trần kể từ khi lên sàn HOSE,áckhoảnủythácđầutưcủaROSKhôngđểýkhôngđượket qua bong da ty le 2 in 1 nhiều nhà đầu tư ngạc nhiên và đặt câu hỏi không biết vì sao và dòng tiền từ đâu lại "đổ" vào mua cổ phiếu ROS với hành động "khát khao" đến vậy?

>> Có bao nhiêu 'Sói già phố Wall' trên thị trường chứng khoán Việt?

>> ‘Tân binh’ ROS: Không chỉ vốn ‘khủng’, mà còn ‘lớn như thổi’

Công ty xây dựng dùng 91% vốn cho đầu tư tài chính

Theo báo cáo tài chính kiểm toán 6 tháng đầu năm 2016, vốn chủ sở hữu của CtyCP Xây dựng Faros (mã Ck: ROS) đạt gần 4.624,6 tỷ đồng. Trong khi đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất, tại ngày 30/6/2016, tổng các khoản đầu tư tài chính cả ngắn hạn và dài hạn của ROS lên tới 4.208,7 tỷ đồng. Như vậy, so sánh với vốn chủ sở hữu, khoản đầu tư tài chính của công ty này đã chiếm tới 91%.

Hơn nữa, trong cơ cấu doanh thu thuần (hơn 1.072 tỷ đồng), doanh thu từ kinh doanh bất động sản, xây dựng chiếm hơn 973 tỷ đồng (chiếm hơn 90% tổng doanh thu). Điều này cho thấy rằng, hoạt động chính tạo nên doanh thu của ROS chính là bất động sản, xây dựng.

Có thể thấy rằng, đầu tư ủy thác là chuyện nhiều doanh nghiệp thường làm để tối ưu hóa hiệu quả đồng vốn, nhưng ở một số trường hợp thì lại có thể xem việc làm này như một “nghệ thuật” để hợp lý hóa việc sử dụng vốn.

Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán 6 tháng năm 2016 của ROS cho biết, trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty là gần 3.514,2 tỷ đồng, thì có tới hơn 1.169,9 tỷ đồng là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

Tương tự, tổng tài sản dài hạn tại ngày 30/6/2016 của ROS đạt hơn 4.458,7 tỷ đồng, cũng có tới 3.038,7 tỷ đồng là các khoản đầu tư tài chính dài hạn (chiếm 68,2%).

Điểm đáng chú ý nữa là tổng quy mô khoản đầu tư ngắn hạn của ROS tăng rất nhanh, tăng gần gấp 5 lần chỉ trong 6 tháng. Cụ thể, số dư đầu năm cho khoản mục này chỉ hơn 238,8 tỷ đồng, nhưng đến 30/6 đã là 1.169,9 tỷ đồng.

Công ty đại chúng đưa cả nghìn tỷ ủy thác cho hàng chục cá nhân

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, tại ngày 30/6/2016, ROS đã thực hiện ủy thác đầu tư ngắn và dài hạn cho rất nhiều tổ chức, cá nhân. Chỉ tính riêng các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn cho các cá nhân đã lên tới 11 người, với số tiền ủy thác lên tới trên 1.663 tỷ đồng. Cụ thể, CtyCP Xây dựng Faros đầu tư ngắn và dài hạn cho 7 cá nhân; Công ty con khác của ROS là Công ty Đầu tư tài chính và quản lý tài sản RTS ủy thác cho 4 cá nhân.

Đặc biệt là có những cá nhân được nhận ủy thác với con số rất lớn lên đến hàng trăm tỷ đồng, cụ thể như: Trần Văn Toản (400 tỷ đồng), Hồ Thị Hiền (333,8 tỷ đồng), Nguyễn Thị Hồng Dung (330 tỷ đồng),…Vậy “tính vấn đề” ở đây là gì?

Phải nói rõ rằng, khi chọn ủy thác đầu tư, bất kỳ một doanh nghiệp nào hoặc cũng như ROS đều đưa ra những tiêu chí để “chọn mặt gửi vàng”. Tuy nhiên, một “tân binh” trên sàn chứng khoán, mới vừa khai sinh 5 năm, lại hoạt động cốt lõi trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng, mà ủy thác đầu tư cho cá nhân 1.663 tỷ đồng là một lượng tiền không hề nhỏ và đương nhiên câu chuyện đầu tư có thể gặp nhiều rủi ro.

Đầu tư vào đâu? lãi hay lỗ thì còn chưa biết, nhưng việc các tổ chức quan hệ với nhau trên cơ sở pháp luật giữ các pháp nhân, có yếu tố pháp lý bảo đảm, tài sản bảo đảm thì có thể khoản ủy thác được đảm bảo hơn. Nhưng quan hệ với cá nhân thì chỉ là quan hệ dân sự thông thường, thậm chí dựa trên cơ sở tín nhiệm cá nhân thì rủi ro càng cao. Nói tóm lại, nếu phát sinh tranh chấp, pháp nhân là đối tượng “có tóc” để nắm; còn cá nhân thì dễ “trơn tuột” hơn.

Chưa dừng ở đó, một điều khá lạ khác là có những “cái tên” vừa xuất hiện trong mục phải thu lãi ủy thác đầu tư ngắn hạn và dài hạn, vừa có mặt trong mục “phải thu khác là các bên liên quan”. Điển hình như Công ty TNHH ĐTTM và XNK Vietexco hay CtyCP FLC Golf & Resort; hoặc có 2 cá nhân khác là Nguyễn Quang Trung và Trần Văn Toản. Do vậy, cũng có băn khoăn được đặt ra là “liệu ngoài quan hệ về ủy thác đầu tư, các tổ chức, cá nhân trên có quan hệ tài chính, đối tác gì khác?” Hay nói một cách nôm na rằng, “hiếm ai lại đi ủy thác đầu tư cho một người đang nợ mình”. Do đó, đây là điều gây ra sự chú ý và quan tâm cho dư luận, cũng như các nhà đầu tư.

Theo lẽ thường, bất kỳ một công ty nào, khi chưa phải là công ty đại chúng, thì các “ông chủ” tự chịu trách nhiệm cho việc ủy thác này, thậm chí cả việc có khả năng mất vốn. Nhưng khi đã là công ty đại đại chúng, nhất là lại niêm yết cổ phiếu, thì lúc đó hàng nghìn cổ đông nhỏ lẻ cùng phải “chịu trận” chung rủi ro.

Vì vậy, một băn khoăn được đặt ra là: “Faros có gì đảm bảo quyền lợi cho cổ đông nếu cả nghìn tỷ đồng ủy thác đầu tư phát sinh rủi ro?”. Có lẽ mỗi cổ đông sẽ phải tự tìm “lời giải” cho mình.

Hay nói một cách khác, cổ đông nhỏ lẻ có quyền được biết bản chất của mọi khoản đầu tư ủy thác cho cả tổ chức lẫn cá nhân. Chẳng hạn như, cổ đông là những người đang hoặc sẽ có ý định đầu tư vào cổ phiếu ROS (cũng là việc tham gia góp vốn vào ROS) cần được biết rủi ro của các giao dịch ủy thác, đồng thời cũng như cần được cam kết về khả năng lợi nhuận từ các ủy thác đầu tư đó...

Với trường hợp của ROS hiện nay, nhà đầu tư trên thị trường thật khó lòng “định vị” được các khoản đầu tư ủy thác của doanh nghiệp này có an toàn hay không, đặc biệt là ủy thác cá nhân. Có tới 1.663 tỷ đồng ủy thác cho 11 cá nhân (chiếm trên 35% vốn chủ sở hữu), nhưng thông tin về các cá nhân này dường như ở dạng “giấy khai sinh”. Thậm chí một dòng trích ngang về nhân thân, hay thông tin về tài năng, kiến thức, kinh nghiệm của những cá nhân cầm cả nghìn tỷ đồng của công ty cũng không có.

Do vậy, cũng có một số câu hỏi khác tiếp tục được đặt ra là: “Ở một công ty đại chúng, thì cơ chế nào và ai là người có quyền quyết định việc đem tiền của công ty đi ủy thác như vậy? Ai chịu trách nhiệm cho khoản vốn góp của các cổ đông nếu các khoản ủy thác đầu tư đó bị hao hụt? Quyền lợi của cổ đông - nhất là cổ đông nhỏ lẻ - sẽ được bảo vệ ra sao?”.

Có thể thấy rằng, những công ty có cổ phiếu niêm yết trên thị trường mà tạo được sự minh bạch, thì càng tạo được lòng tin của thị trường, của nhà đầu tư. Ngược lại, bất kỳ doanh nghiệp mà thông tin thiếu minh bạch, chẳng hạn như có hiện tượng ủy thác đầu tư "nhập nhằng" như đã nêu trên, thì nhà đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ, để có thể hạn chế rủi ro cho đồng vốn của chính mình./.

Kim Cương

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 11/2013
  • Ngưỡng mộ tình yêu của cặp đôi nhỏ bé nhất hành tinh
  • Vàng vẫn trong chuỗi ngày giảm giá
  • Hành xử đáng quý của cụ bà 80 tuổi ngày bán vé số, tối ngủ hành lang
  • Giá vàng SJC sáng 23/12/2024
  • Tâm sự, yêu lâu không chịu cưới nhưng bạn gái thay đổi thái độ khi nhà tôi bán đất
  • Bài học nhớ đời về sự kiên nhẫn
  • 75% trẻ em Việt Nam không biết thông tin này khi sử dụng mạng xã hội
推荐内容
  • “Tín dụng đen”: Những con nợ…khốn khổ!
  • Vợ hiếm muộn, tôi ngoại tình với cô chủ tiệm tóc
  • Nữ BTV xinh nhất VTV: Bị chê là 'khủng long', thi trượt nhiều lần
  • Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế
  • Yêu nhau mấy núi cũng leo
  • 'Cô béo xinh nhất Kiên Giang' khéo lên đồ che khuyết điểm