会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【thứ hạng của brann】Bài 2: Gắn nợ công với trách nhiệm cụ thể!

【thứ hạng của brann】Bài 2: Gắn nợ công với trách nhiệm cụ thể

时间:2024-12-23 23:35:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:516次

bai 2 gan no cong voi trach nhiem cu the

Phân định trách nhiệm và tổ chức công tác quản lý nợ công là rất cần thiết. Ảnh: ST.

Nhiều đầu mối,àiGắnnợcôngvớitráchnhiệmcụthểthứ hạng của brann khó quản lý

Luật Quản lý nợ công đã tạo điều kiện để tăng cường công tác quản lý nợ chặt chẽ, đảm bảo trong giới hạn an toàn được Quốc hội phê duyệt. Đến cuối năm 2016, ước tỷ lệ nợ công/GDP ở mức 63,7% GDP, nợ của Chính phủ ở mức 52,6% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 44,3% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 14,8% tổng thu ngân sách Nhà nước. Công tác công khai, minh bạch thông tin về nợ công và quản lý nợ công cũng đã được cải thiện.

Song, theo đánh giá của Bộ Tài chính- cơ quan soạn thảo dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), nợ công hiện nay cùng lúc có 3 cơ quan quản lý nên chức năng, nhiệm vụ quản lý nợ công còn chồng chéo, chưa gắn trách nhiệm vay và trả nợ với việc phân bổ, sử dụng nợ công. Việc quản lý nợ công hiện nay đang nằm “trong tay” 3 cơ quan là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc đàm phán, ký kết hiệp định khung và hiệp định cụ thể về vay ODA. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì quản lý Nhà nước đối với đầu tư công theo Luật Đầu tư công. Các nhiệm vụ khác về chiến lược nợ, các chỉ tiêu an toàn nợ, chương trình, kế hoạch vay trả và ký kết các hiệp định, thỏa thuận khung về vay ODA thì cơ quan này có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phụ trách chuẩn bị nội dung, đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Trong báo cáo thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội đề nghị cần bổ sung các quy định nhằm phân định rõ hơn việc phân cấp thẩm quyền gắn với trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong quy trình quản lý, giám sát, phân bổ, sử dụng, trả nợ. Bởi chỉ có quy rõ trách nhiệm mới có thể quản lý hiệu quả nợ công.

Chính vì dự thảo Luật sửa đổi lần này vẫn tiếp thu lại quy định cũ (3 bộ ngành cùng quản lý nợ công) nên trách nhiệm trong quản lý vay nợ vẫn chưa phân định rõ chế độ trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Theo ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách, cần bổ sung quy định làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền quyết định và các đối tượng có liên quan trong toàn bộ quy trình từ huy động, thẩm định, phân bổ, quản lý đến sử dụng nợ công, đặc biệt trong trường hợp sử dụng vốn vay không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí, mới bảo đảm quyền hạn gắn liền với trách nhiệm trong quản lý nợ công.

Phân định rõ trách nhiệm

Trong quá trình xây dựng, soạn thảo dự án Luật, nhiều chuyên gia kinh tế đề nghị cần thống nhất quản lý, phân định trách nhiệm để quản lý hiệu quả nợ công.

Đánh giá từ một khía cạnh khác, PGS. TS. Đặng Văn Thanh - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, một trong nhiều nguyên nhân chủ quan dẫn đến nợ công tăng sát trần và chất lượng quản lý chưa cao là do tình trạng phân cấp, phân công trong điều hành và quản lý không rõ ràng, chồng chéo. Vì vậy, việc đổi mới phân công, phân cấp về phân định trách nhiệm và tổ chức công tác quản lý nợ công là rất cần thiết.

Theo ông Thanh, để thực hiện đúng, đầy đủ các quy trình vay và trả nợ công cần có sự quản lý tập trung, thống nhất toàn bộ quy trình vay và trả nợ, tránh phân tán, chồng chéo. Do đó, cần xây dựng và vận hành một đơn vị chuyên trách thực sự làm nhiệm vụ quản lý và điều phối nợ, vay và trả nợ. Việc quản lý nợ không tập trung sẽ dẫn đến thiếu nguồn thông tin đầy đủ và kịp thời để giám sát tổng thể rủi ro tài khoá từ hoạt động vay nợ của Chính phủ và khu vực công.

Vẫn quan điểm đó, ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, cần thiết phải có đầu mối quản lý nợ công tập trung, không thể phân tán như hiện nay. Như vậy mới phù hợp với yêu cầu đặt ra trong Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

Trong phiên thảo luận vừa qua của Quốc hội, vấn đề trên nhận được nhiều quan tâm góp ý của các đại biểu Quốc hội. Nhiều đại biểu cho rằng, nếu để việc quản lý nợ công ở 3 đầu mối như hiện nay sẽ gây khó khăn, bị động, chồng chéo trong quản lý nợ công. Do đó, đại biểu Quốc hội kiến nghị đưa quản lý nợ công về một đầu mối, góp phần thống nhất trong quản lý gắn với trách nhiệm giải trình, góp phần đảm bảo an toàn nợ công, giữ vững an ninh tài chính quốc gia.

Trong bối cảnh hiện nay, khi tỷ lệ nợ công đang gia tăng áp trần, cùng với áp lực trả nợ đến hạn, cần thiết phải có một cơ quan là đầu mối thống nhất theo sự phân công của Chính phủ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nợ công. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm "quản" tất cả các phần việc liên quan đến nợ công như cả chức năng quản lý nguồn vốn ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài, làm đầu mối thống nhất vận động, đàm phán hiệp định khung, hiệp định vay, phân bổ, sử dụng vốn, trả nợ vay... Đây cũng là thông lệ được nhiều quốc gia áp dụng. Nếu còn quản lý phân tán, việc sử dụng nguồn vốn vay nợ sẽ không thực sự hiệu quả, là gánh nặng đè lên vai con cháu mai sau.

Đại biểu Quốc hội kiến nghị đưa quản lý nợ công về một đầu mối, góp phần thống nhất trong quản lý gắn với trách nhiệm giải trình, góp phần đảm bảo an toàn nợ công, giữ vững an ninh tài chính quốc gia.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • PTT Vũ Đức Đam: Bản chất của cuộc CMCN 4.0 là không để ai bị bỏ lại phía sau
  • APEC SOM1 continues agenda with series of meetings
  • US human rights report unfair: FM spokesman
  • Inadequate software beckons hackers
  • Giám đốc quỹ tín dụng ‘ôm’ 50 tỷ bỏ trốn: Ngân hàng Nhà nước nói gì
  • Russia to bolster ties with VN: Matvienko
  • Japanese Emperor talked to former Japan alumni
  • Việt Nam, Cuba boost cipher co
推荐内容
  • Trường Cao đẳng VCI: Tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên vững tâm nhập học năm học 2020
  • APEC finance, central bank deputies concludes first working day
  • Russia to bolster ties with VN: Matvienko
  • PM: Việt Nam advocates enhancing ties with Greece
  • Tập đoàn Tân Á Đại Thành hỗ trợ cải thiện nước sạch cho người nghèo ở Quảng Bình
  • Japanese Emperor’s visit to boost rapport