【soi kèo ukraine】Kiểm soát thành công dịch Covid
WB cảnh báo kinh tế sẽ chậm lại nếu đại dịch không được kiểm soát trong ngắn hạn | |
Chuyên gia Đức: Kinh tế Việt Nam phục hồi rất tích cực và năng động | |
Phục hồi kinh tế |
Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Moody’s, S&P và Fitch) đồng loạt nâng điểm triển vọng lên tích cực. Ảnh: ST |
Tăng trưởng GDP 6 tháng ước đạt 5,8%
Dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP 6 tháng đầu năm 2021 sẽ đạt gần 4 triệu tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng trưởng khoảng 5,8%, thấp hơn 1,39% so với mục tiêu tăng trưởng 6 tháng theo kịch bản cập nhật tại quý 1/2021 (tăng 7,19%). Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực.
Ông Nguyễn Anh Dương,Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện CIEM: Nếu chỉ nới lỏng tài khoá và tiền tệ, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn song đi kèm với áp lực lạm phát lớn hơn. Còn nếu nới lỏng tài khoá và tiền tệ song hành với cải cách thể chế, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn và đi kèm với cải thiện đáng kể về năng suất. Đây cũng là cách để phục hồi tăng trưởng nhanh và bền vững hơn, ngay cả khi kinh tế thế giới còn nhiều bất định. TS. Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia: Việc nới lỏng chính sách tiền tệ không chỉ tạo áp lực lên lạm phát mà còn gây hệ lụy rủi ro tài chính, ảnh hưởng đến sự an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Bên cạnh hướng đến đạt “mục tiêu kép”, yếu tố quan trọng nhất là phải giữ được ổn định kinh tế vĩ mô. Do vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục phải linh hoạt khéo léo, theo dõi chặt chẽ, bám sát diễn biến của nền kinh tế để đưa ra quyết định chính xác. Muốn hồi phục nền kinh tế thì điều kiện tiên quyết là phải sớm khống chế được dịch bệnh. Thậm chí, có thể xem xét cân đối điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng thấp hơn một chút so với kỳ vọng nếu dịch bệnh còn diễn ra phức tạp để đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô. |
Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu ngân sách nhà nước 6 tháng ước đạt 55,5% dự toán, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2020, xấp xỉ so với mức thực hiện cùng kỳ năm 2019. Chi ngân sách nhà nước ước đạt 43% dự toán; giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm ước đạt 34,15% kế hoạch (cùng kỳ đạt 34,85%).
Về động lực tăng trưởng kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc ứng phó, ngăn chặn, kiểm soát thành công dịch Covid-19 sẽ là nhân tố quan trọng, có vai trò quyết định tới ổn định vĩ mô và phục hồi kinh tế trong những tháng cuối năm 2021. Trong đó, động lực tăng trưởng kinh tế năm 2021 đến từ khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, gia tăng đầu tư và mở rộng hoạt động thương mại...
Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng kinh tế nước ta những tháng cuối năm còn nhiều yếu tố rủi ro, thách thức khi dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, năng lực nội tại của nền kinh tế thấp, phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; khả năng lạm phát gia tăng, trong khi đó, rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, đời sống nhân dân và hoạt động kinh doanh còn khó khăn.
Cho ý kiến về việc kiểm soát lạm phát năm 2021 trong những tháng cuối năm, cũng như các động lực tăng trưởng kinh tế, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Trung Tiến cho rằng, các cấp không nên chủ quan trong kiểm soát lạm phát. Nhằm giảm bớt áp lực lạm phát vào cuối năm 2021, kiểm soát bền vững lạm phát năm 2022, các cơ quan chức năng cần theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu. Đồng thời, chủ động trong việc điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đúng thời điểm với liều lượng phù hợp, theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu hợp lý để hạn chế mức tăng giá của mặt hàng này đến CPI chung.
“Quan sát kinh nghiệm điều hành của Chính phủ trong kiểm soát lạm phát những năm vừa qua, tôi tin là mục tiêu CPI bình quân khoảng 4% trong năm nay do Quốc hội đề ra là có thể thực hiện được”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Trung Tiến khẳng định.
Vẫn còn nhiều yếu tố bất định
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), ngoài những tác động giống với 3 đợt dịch Covid-19 trước, đợt dịch lần này còn có những tác động khác. Theo đó, đợt dịch này đã gây đảo lộn sản xuất tại một số khu công nghiệp ở Bắc Giang và Bắc Ninh. Ngoài ra, sản lượng công nghiệp giảm do việc ngừng hoặc thu hẹp sản xuất của một số doanh nghiệp lớn, đặc biệt ở những doanh nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo. Đồng thời, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sản phẩm chế tác có thể giảm và nhập siêu có thể quay trở lại trong thời gian tới.
“Kết hợp các tác động cũ và mới của 4 đợt bùng phát dịch Covid-19 gần đây, tăng trưởng kinh tế quý 2/2021 và 6 tháng đầu năm sẽ thấp hơn đáng kể so với kế hoạch dự kiến”, ông Nguyễn Đình Cung phân tích.
Trong bối cảnh làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đang diễn biến phức tạp, đã có một số ý kiến đề nghị nên nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc nới lỏng chính sách tiền tệ rất khó thực hiện trong bối cảnh áp lực lạm phát đang ngày càng lớn khi mà giá nhiều mặt hàng nguyên vật liệu như xăng dầu, sắt thép, thức ăn chăn nuôi… liên tục tăng giá trong thời gian gần đây.
Theo chuyên gia kinh tế cao cấp, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, để thực hiện được các chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2021 trong đó có mục tiêu về lạm phát trong điều kiện nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, cần có những biện pháp chủ động, linh hoạt, kiên quyết và phù hợp với nền kinh tế.
Bên cạnh nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ linh hoạt với nhiều cơ chế mở cùng mặt bằng lãi suất phù hợp, việc kiểm soát tốt lạm phát, kinh tế phục hồi và tăng trưởng tốt... là những yếu tố để kỳ vọng Việt Nam tiếp tục được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nâng hạng, tạo tiền đề để đạt được những thành quả tốt hơn.
PGS. TS. Ngô Trí Long cũng cho rằng, năm 2021 vẫn rất khó đoán định do thị trường thế giới diễn biến bất thường, đặc biệt đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế và hệ thống ngân hàng trong nước. Do đó, công tác điều hành giá cần tiếp tục điều hành một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động. Chính sách tài khóa cần phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
(责任编辑:World Cup)
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- ·Trung Quốc lên tiếng chúc mừng ông Trump
- ·Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Chile
- ·Nga ký hợp đồng xuất khẩu tiêm kích tàng hình Su
- ·Đấu giá biển ô tô 30K
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh G20
- ·'Hậu trường' cuộc gặp lịch sử Biden
- ·Hungary: Chiến thắng của ông Trump buộc châu Âu phải xem lại việc hỗ trợ Ukraine
- ·Biển số ô tô 65A
- ·Bà Harris thừa nhận thất bại trong bầu cử Tổng thống Mỹ
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Ông Trump điện đàm với ông Putin, khuyên không nên leo thang xung đột
- ·Máy bay phản lực Mỹ lao trúng xe hơi trên đường, 5 người thiệt mạng
- ·Bà Harris bỏ phiếu sớm qua thư
- ·Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- ·Mối quan hệ đầy thăng trầm của ông Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên
- ·Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Chile
- ·Ông Trump chọn những ai cho chính quyền mới?
- ·Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- ·Thủ tướng: 'Xây dựng một tiểu vùng Mekong mở rộng đổi mới, sáng tạo'