【c1 nữ】Bảo tàng ở Mỹ sẽ trả lại cổ vật cho một số nước Đông Nam Á
VHO - Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở thành phố New York (Mỹ) cho biết,ảotàngởMỹsẽtrảlạicổvậtchomộtsốnướcĐôngNamÁc1 nữ họ sẽ trả lại 14 tác phẩm điêu khắc cho Campuchia và hai tác phẩm cho Thái Lan. Các tác phẩm này có liên quan đến Douglas Latchford - một người buôn lậu các hiện vật bị cướp từ Đông Nam Á.
Bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi ở thế thư giãn tọa bằng đồng nằm trong danh sách cổ vật sẽ được trả lại
Văn phòng Luật sư Mỹ ở New York đã truy tố Latchford vì đã buôn bán những cổ vật bị cướp phá và làm giả tài liệu về nơi hắn ta lấy được cổ vật. Latchford đã qua đời tại nhà riêng ở Bangkok (Thái Lan) vào năm 2020.
Theo Bảo tàng, các tác phẩm nghệ thuật này ra đời từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ XIV trong thời kỳ Angkor và phản ánh ảnh hưởng tôn giáo của Ấn Độ giáo và Phật giáo. Một bức tượng nữ thần bằng đá sa thạch ra đời vào thế kỷ X và một bức tượng đầu Phật lớn hơn người thật có từ thế kỷ thứ VII nằm trong danh sách những cổ vật sẽ được trao trả. “Một số tác phẩm điêu khắc - bao gồm kiệt tác tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi ở thế thư giãn tọa bằng đồng (cuối thế kỷ X - đầu thế kỷ XI) và tượng đầu Phật bằng đá to lớn (thế kỷ thứ VII) - sẽ vẫn được trưng bày tại các phòng trưng bày nghệ thuật Nam Á của bảo tàng trong khi chờ sắp xếp việc hồi hương”, đại diện Bảo tàng Metropolitan cho hay.
Ông Max Hollein, Giám đốc điều hành của Bảo tàng Metropolitan tuyên bố: “Bảo tàng đã làm việc tích cực với Campuchia và Văn phòng Luật sư Mỹ trong nhiều năm, để giải quyết các câu hỏi liên quan đến những tác phẩm nghệ thuật này và thông tin mới thu được cho thấy rằng chúng tôi nên bắt đầu trả lại nhóm tác phẩm điêu khắc này”.
Theo tuyên bố của Bảo tàng, việc hồi hương các tác phẩm nghệ thuật cổ tuân theo cam kết của Metropolitan là xem xét lại toàn bộ tác phẩm của mình với mục tiêu hướng tới xác định chủ nhân của các tài sản văn hóa và đánh giá lại các hoạt động sưu tập trước đây của Bảo tàng. Metropolitan gần đây đã thông báo rằng họ sẽ thực hiện các biện pháp để thể hiện tốt hơn tinh thần tôn trọng tài sản văn hóa, bao gồm việc xem xét lại các bộ sưu tập của mình.
Trong nhiều thập niên, hàng nghìn bức tượng và tác phẩm điêu khắc từ Campuchia đã bị buôn bán trên phạm vi quốc tế, ban đầu đến tay những người buôn bán đồ cổ ở Bangkok, sau đó rơi vào tay các nhà sưu tập, doanh nhân và bảo tàng ở châu Á, châu Âu và Mỹ. “Đây là những món đồ rất quan trọng và cũng là lý do tại sao chúng tôi yêu cầu trả lại chúng. Đó đều là đồ tạo tác cổ xưa của chúng tôi. Chúng có niên đại từ thời Angkor”, người phát ngôn Bộ Văn hóa Campuchia Hab Touch nói với AFP.
Trong hai năm qua, hơn 1.000 món đồ với tổng giá trị lên tới 225 triệu USD đã được trả lại cho hơn 20 quốc gia, bao gồm Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp và Italia.
Thành phố New York là trung tâm giao dịch đồ cổ và lực lượng chức năng đã tịch thu một số cổ vật từ các bảo tàng bao gồm cả Metropolitan, cũng như từ các nhà sưu tập tư nhân giàu có ở khu Manhattan.
THÁI AN
(责任编辑:Thể thao)
- ·VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
- ·Stress trong thi cử có thể trở thành điều tích cực
- ·Đoàn y bác sĩ TP.HCM: Quảng Nam cần chúng tôi sẵn sàng ra hỗ trợ
- ·WHO nói về chủng virus của các ca mắc mới tại Đà Nẵng
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·Thị trường ô tô 11 tháng vượt cả năm 2015
- ·Bộ Công Thương và cuộc cải cách lịch sử
- ·4 thói quen ăn uống khiến bạn mệt mỏi cả ngày
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Giá vàng SJC tăng khi vàng thế giới giảm
- ·Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- ·Giá vàng SJC tăng khi vàng thế giới giảm
- ·Bộ Công Thương cần hợp tác thêm với các bộ để giảm thủ tục
- ·Người nhập cảnh vào Việt Nam sau 6 ngày cách ly tập trung có thể về nhà
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Nông nghiệp Việt Nam: Ngoạn mục xoay chiều
- ·TP Hồ Chí Minh triển khai số hóa trong hoạt động tố tụng
- ·Cảnh báo tội phạm mua bán người qua biên giới
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·Thêm 11 ca Covid