【soi kèo norwich city】Thị trường chứng khoán sẽ đi ngang trong tháng 11?
Đây là nhận định của ông Võ Thế Vinh - Trưởng phòng Phân tích và tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (IVS),ịtrườngchứngkhoánsẽđingangtrongthásoi kèo norwich city khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.
* PV: Thưa ông, thị trường chứng khoán bất ngờ “thăng hoa” cả về chỉ số lẫn thanh khoản trong phiên giao dịch cuối tháng 10. Ông nhận định thế nào về diễn biến bất ngờ này? Liệu đã đủ tự tin để cho rằng, thị trường bắt đầu sang một giai đoạn tăng ngắn hạn?
Các yếu tố vĩ mô đều đang cho thấy nền tảng cho xu hướng phát triển trung – dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông Võ Thế Vinh |
- Ông Võ Thế Vinh:Chúng ta đã có phiên kết thúc tháng 10 với sự hồi phục tương đối tích cực. Dòng tiền bắt đáy đã nhập cuộc khi định giá của thị trường nói chung và rất nhiều doanh nghiệp đang rơi về vùng có thể coi là thấp trong khoảng 1 năm gần đây, với 2 yếu tố cùng tác động đồng thời đó là giá điều chỉnh mạnh và mùa báo cáo quý III vẫn đang cho thấy bức tranh chung là tích cực.
Cụ thể, trong thống kê của chúng tôi về tình hình báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD) quý III của doanh nghiệp trên sàn, đến khoảng cuối tuần trước đã có khoảng 60% công bố báo cáo quý III và khoảng 85% trong số này báo lãi. Chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trượt (EPS trượt) 4 quý bình quân của thị trường tăng khoảng 30% so với quý III năm 2017.
Mặc dù vậy thì về mặt kỹ thuật cũng như theo dõi diễn biến và dòng tiền trên thị trường, xu hướng điều chỉnh vẫn sẽ được duy trì trong ngắn hạn sắp tới.
* PV: Hàng loạt doanh nghiệp thuộc nhóm VN30 đã công bố KQKD quý III ấn tượng. Theo ông, liệu những "đầu tàu" này có thể tạo ra sức tác động lan tỏa, kéo đà tăng của chỉ số, bởi thực tế thị giá nhiều cổ phiếu đã giảm rất sâu thời gian qua?
- Ông Võ Thế Vinh:Đối với thị trường chứng khoán thì kỳ vọng tương lai có tác động mạnh hơn lên diễn biến giá so với tình hình thực tế hiện tại. Trong chu kỳ tăng trưởng bắt đầu từ 2016 đến nay của thị trường chứng khoán, VN30 luôn là nhóm dẫn dắt cho VN-Index và thị trường chung xu hướng tăng rất mạnh với hoạt động kinh doanh tăng trưởng đột biến.
Câu chuyện sẽ rất khác với sự phân hóa trong nội bộ nhóm khi hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng trưởng, nhưng không phải tất cả đều đạt được mức kỳ vọng của thị trường.
* PV: Các yếu tố ngoại biên vẫn hiện hữu rủi ro, nhưng thông tin có vẻ tích cực hơn, điển hình là diễn biến của thị trường chứng khoán quốc tế; trong khi đó, cùng thông tin về kinh tế vĩ mô, các thông tin về FTA, CPTPP đã mở ra kỳ vọng lớn. Ông đánh giá thế nào về sự tác động tổng hòa của các thông tin này lên thị trường chứng khoán?
- Ông Võ Thế Vinh:Tôi nghĩ rằng, các yếu tố vĩ mô đều đang cho thấy, nền tảng cho xu hướng phát triển trung – dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt, chúng ta đang đi đúng hướng theo lộ trình để được MSCI hay FTSE nâng hạng, cũng như Việt Nam được nhìn nhận là 1 trong số ít nền kinh tế có thể hưởng lợi nếu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục duy trì.
Nhiều khả năng thị trường vẫn duy trì xu hướng điều chỉnh và đang có hỗ trợ tại vùng đáy tháng 7 là khoảng 870-880 điểm. Ảnh: DM |
* PV: Còn với thị trường tháng 11, ông dự báo thế nào về diễn biến thị trường khi thông tin hỗ trợ sẽ có phần “thưa thớt” hơn?
- Ông Võ Thế Vinh:Thị trường sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong tháng 11 sắp tới như tôi đã nêu ở trên, đặc biệt là khi tác động của báo cáo quý III kết thúc và thị trường rơi vào vùng trũng thông tin.
Chúng tôi cho rằng, sau khi rơi khỏi xu hướng tăng điểm hình thành từ 2016 đến nay, thì có lẽ trong ngắn hạn sắp tới thị trường nhiều khả năng vẫn duy trì xu hướng điều chỉnh và đang có hỗ trợ tại vùng đáy tháng 7 là khoảng 870 - 880 điểm.
Rủi ro đối với thị trường đang hiện hữu và kịch bản tích cực có thể là việc thị trường đi ngang trong biên độ 30 - 40 điểm, quanh ngưỡng 900 điểm nếu như ngưỡng hỗ trợ 870 - 880 điểm không bị thủng.
* PV: Ông sẽ quan tâm tới nhóm cổ phiếu nào trong quý cuối năm này, khi KQKD quý III có phần nào hé lộ kết quả cả năm của doanh nghiệp?
- Ông Võ Thế Vinh:Theo tôi, bất động sản có lẽ là nhóm nhận được nhiều kỳ vọng nhất khi quý cuối năm thường là điểm rơi ghi nhận doanh thu – lợi nhuận của nhóm này đi cùng với tiến độ bàn giao dự án.
Nhìn chung, KQKD của các doanh nghiệp sau 9 tháng sẽ cho chúng ta 1 bức tranh tương đối rõ nét về cả năm 2018, trừ một số ít các trường hợp có 1 số khoản lợi nhuận bất thường, ví dụ như đến từ hoạt động tài chính, đầu tư góp vốn.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Duy Thái
(责任编辑:La liga)
- ·Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển
- ·TP Hồ Chí Minh: Gần 9.000 hồ sơ đất đai bị ách tắc
- ·Tìm hiểu pháp luật: Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Tháo gỡ dự án, đất đai trong kết luận thanh tra phải ‘đúng người, rõ việc’
- ·Thủ tướng: Phải coi ma túy là kẻ thù chung của tất cả chúng ta
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì làm việc về giải quyết hồ sơ án tử hình
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- ·Tạo sức hút cho đầu tư phát triển năng lượng xanh
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Trung Quốc
- ·Giá các loại xăng, dầu tiếp tục giảm
- ·Phú Thọ: Đê sạt lở nghiêm trọng do nước lũ rút sâu
- ·Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- ·Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
- ·Giá tiệm cận đất đai với giá thị trường vẫn là điều 'mơ hồ'
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão ở Tuyên Quang
- ·Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- ·Phòng, chống tham nhũng: Xử lý dứt điểm, nghiêm minh các vụ việc tồn đọng, kéo dài