【celta vigo vs valencia】Ông chủ của The Coffee House, Juno, Giao Hàng Nhanh… lỗ nặng 2 năm liên tiếp
Ông chủ của TheÔngchủcủaTheCoffeeHouseJunoGiaoHàngNhanhlỗnặngnămliêntiếcelta vigo vs valencia Coffee House, Juno, Giao Hàng Nhanh… lỗ nặng 2 năm liên tiếp
Nguyên nhân của kết quả kém tích cực được cho là do ảnh hưởng của đại dịch covid đến hệ sinh thái bán lẻ của Seedcom.
“Là nhóm các công ty New Retail đầu tiên tại Việt Nam. Tại Seedcom, chúng tôi đặt trải nghiệm khách hàng là trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh, để không ngừng sáng tạo và đổi mới nhằm mang lại sự khác biệt trong những trải nghiệm ấy.”
Đây là lời giới thiệu trên website của Công ty cổ phần Seedcom – đơn vị thành lập từ năm 2014, vận hành một loạt thương hiệu có tên tuổi như The Coffee House, Juno, Hnoss, Haravan, AhaMove, Giao Hàng Nhanh… Tuy nhiên, New Retail – vốn là mô hình bán lẻ “mốt” nhất những năm qua khi ứng dụng công nghệ để mang đến trải nghiệm xuyên suốt từ online đến offline – cũng không tránh khỏi thiệt hại nặng nề bởi đại dịch Covid.
Theo báo cáo tài chính mới công bố, năm 2021, Seedcom ghi nhận mức lỗ sau thuế trên 238 tỷ đồng, kéo theo đà giảm mạnh của vốn chủ sở hữu từ 385,5 tỷ đồng xuống còn 21,2 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nâng lên gần 69,5 lần, tăng hơn 26 lần chỉ sau một năm. Theo đó, doanh nghiệp đang ghi nhận gần 1.480 tỷ đồng nợ phải trả.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp Seedcom bị lỗ khi mà vào năm 2020, công ty này đã lỗ 192,6 tỷ đồng.
Nguyên nhân của kết quả kém tích cực được cho là do ảnh hưởng của đại dịch covid đến hệ sinh thái bán lẻ của Seedcom. 2020 và 2021 là 2 năm cao điểm của đại dịch và giãn cách xã hội. Trong giai đoạn cao điểm giãn cách, gần như chỉ có hai đơn vị giao vận là AhaMove và Giao Hàng Nhanh được hoạt động, các chuỗi khác như The Coffee House, Juno, Hnoss... phải đóng cửa suốt thời gian dài.
Trong khi đó, The Coffee House có thể nói là chuỗi cửa hàng hoạt động tốt nhất của Seedcom với vị thế là một trong nhưng đơn vị dẫn đầu thị trường chuỗi cafe tại Việt Nam. Năm 2019, chuỗi này đạt doanh thu tới 37 triệu USD – tăng gần 30% so với năm trước và đạt con số 175 cửa hàng trong vòng 6 năm (kể từ thời điểm thành lập năm 2014). Việc mở rộng chuỗi kéo theo chi phí vận hành tăng, khiến chuỗi ghi nhận con số lỗ “khủng” nhưng với triển vọng tăng trưởng thị phần mạnh mẽ, Seedcom vẫn rót thêm tiền vào The Coffee House vào năm 2020.
Kể từ đầu năm 2020 đến nay, The Coffee House không công bố bất kỳ thông tin tài chính nào. Nhưng có thể nhận thấy thay vì tìm kiếm những địa điểm tốt để mở thêm cửa hàng, chuỗi bắt đầu đóng bớt, kể cả cửa hàng signature tại Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) vào tháng 10/2021.
Đối phó với sự khó khăn của thị trường, quý cuối năm ngoái, The Coffee House chuyển dịch sang mô hình kiosk, chuyên phục vụ mua mang đi, tích hợp vào các siêu thị tiện lợi hoặc đặt điểm bán nhỏ tại các trục đường chính. CEO Lê Bá Nam Anh từng cho biết The Coffee House sẽ mở số lượng lớn cửa hàng theo mô hình này từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay. Nhưng thực tế, chuỗi này chỉ mới mở được 2 điểm bán ở TP HCM.
Cũng trong năm 2021, Seedcom huy động 50 tỷ đồng bằng trái phiếu để tăng quy mô vốn hoạt động và đầu tư vào các công ty con. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 2 năm với lãi suất 12%/năm. Tài sản đảm bảo là hơn 1,8 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Trà Cà phê Việt Nam - đơn vị vận hành chuỗi The Coffee House - với giá trị hơn 200 tỷ đồng.
Seedcom cũng tái cấu trúc các danh mục đầu tư, tập trung hơn vào các giải pháp hỗ trợ bán lẻ kiểu mới và công nghệ bán lẻ. Họ đã chuyển giao Cầu Đất Farm - đơn vị sở hữu trang trại, xưởng chế biến và kho trữ lạnh cà phê - cho Nova Consumer.
Trước đó, Seedcom dấn thân vào lĩnh vực tài chính khi hợp tác với Ngân hàng Kvision thuộc Kbank (Thái Lan) để cung cấp giải pháp thanh toán, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo hiểm và quản lý tài sản. Hai bên muốn thúc đẩy các giao dịch phi tiền mặt và đẩy mạnh hoạt động tài chính tại Việt Nam.
Seedcom là thành viên thuộc hệ sinh thái Quỹ đầu tư Ficus Asia Investment (Ficus), trụ sở tại Singapore, do ông Đinh Anh Huân sáng lập.
Năm 2020, Ficus nhận được khoản đầu tư 50 triệu USD từ eWTP Capital do Alibaba hậu thuẫn thông qua tổ chức của Quỹ tại Singapore là Redefine Capital Fund. Sau đó, eWTP Capital đã rót thêm 10 triệu USD vào Ficus. Doanh thu năm 2020 của Ficus giảm 11% từ 176 triệu USD xuống 157 triệu USD; lỗ ròng 38 triệu USD, cao hơn 52% mức lỗ của năm 2019.
- ·Viettel Long An đã tìm ra chủ nhân chiếc xe máy Honda Vision của chương trình 'Lên 4G, lên đời'
- ·Ngày nghỉ lễ 1/5, toàn quốc xảy ra 24 vụ tai nạn giao thông, 10 người tử vong
- ·Hỗ trợ xuất bản miễn phí sách về y học tại Việt Nam
- ·Còn 5 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc
- ·Giá xăng dầu hôm nay 10/7/2024: Xăng trong nước có thể tăng lần thứ 5 liên tiếp?
- ·Cam kết WTO: Chỉ còn ô tô chưa cắt giảm thuế quan hết
- ·Năm 2023, Việt Nam có 6 tỷ phú USD
- ·Bão ngầm tập 10: Hải Triều bắn súng vào đồng đội giải cứu ông trùm
- ·Hơn 80% sản lượng chanh không hạt tham gia thị trường xuất khẩu
- ·Tuyết Nga tình tứ với 'nam thần' Thuận Nguyễn
- ·Giá xăng tăng trở lại, mặt hàng RON95
- ·Thị trường Myanmar: Cửa “hẹp” cho thị trường mở
- ·TP.HCM: Phấn đấu thu đạt 100% chỉ tiêu ngân sách
- ·Tin Sao Việt 18/2: Mai Phương Thuý khí chất ngút ngàn, càng ngắm càng thấy đẹp
- ·Những cổ phiếu đáng chú ý ngày 24/11
- ·Cần giám sát và đón nhận những tín hiệu của thị trường chứng khoán
- ·Park Seo Joon 'Thư kí Kim sao thế' mắc Covid
- ·Quang Hà đóng cảnh nóng, hứa tặng Khắc Việt nhà nếu ca khúc tạo hit
- ·Hội thảo Phát triển dữ liệu số phục vụ quản lý, điều hành kinh tế
- ·Nhiều sự kiện khuyến mãi tại Hội sách chào Hè