【ket qua bong da vdqg duc】Cơn lốc xoay chiều trong bối cảnh mới
VHO - Những thay đổi nhanh chóng trong thói quen tiêu dùng và nhu cầu thụ hưởng của công chúng đang cấp thiết đòi hỏi thị trường văn hóa Việt Nam phải đổi mới,ơnlốcxoaychiềutrongbốicảnhmớket qua bong da vdqg duc sáng tạo và thích ứng linh hoạt hơn bao giờ hết.
Đây là vấn đề được nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm, chia sẻ nhiều góc nhìn đa dạng tại hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển thị trường văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vừa tổ chức.
Thách thức với thị trường văn hóa Việt
PGS.TS Đinh Công Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhận định, những thay đổi nhanh chóng trong thói quen tiêu dùng và nhu cầu thụ hưởng văn hóa của công chúng hiện nay đang đòi hỏi thị trường văn hóa Việt Nam phải đổi mới, sáng tạo và thích ứng linh hoạt hơn bao giờ hết.
PGS.TS Đặng Hoài Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng cho rằng, việc xây dựng chính sách phù hợp, hiệu quả để phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ văn hóa là yêu cầu cấp thiết nhằm giải phóng năng lực sáng tạo và sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa. “Thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa là một loại thị trường đặc biệt, vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa góp phần bồi dưỡng nhân cách, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, đấu tranh phê phán các xu hướng phản văn hóa, phản thẩm mỹ, bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc, của quốc gia”, bà Thu nhìn nhận. Xu thế phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa trong giao lưu quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sôi động là xu thế tất yếu. Muốn hội nhập quốc tế hiệu quả, mỗi quốc gia phải nâng cao nội lực của thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa trong nước, tạo tiền đề cần thiết cho quá trình mở cửa giao lưu quốc tế. Điều này dẫn đến yêu cầu buộc phải xoay chiều nhanh chóng để đáp ứng cơn lốc của sự phát triển.
Thế nhưng, bên cạnh sự đổi chiều tươi mới, một thực tế được nhìn nhận rất rõ là trong dòng chảy của thị trường văn hóa Việt cũng đang nổi lên nhiều thách thức. Theo đó, thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa còn chậm phát triển, quy mô nhỏ, tự phát, thiếu chuyên nghiệp; chưa có các chính sách đột phá để khuyến khích sáng tạo, sản xuất, phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa. Sản phẩm văn hóa ở một số lĩnh vực còn nghèo nàn, đơn điệu, sức cạnh tranh yếu, chưa thu hút sự quan tâm của công chúng trong và ngoài nước; thị trường sản phẩm văn hóa nội địa có dấu hiệu bị các sản phẩm văn hóa nước ngoài lấn lướt, áp đảo…
Đổi mới, sáng tạo là con đường duy nhất
Chia sẻ kinh nghiệm từ những thị trường văn hóa sôi động, nhiều chuyên gia đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc lưu ý, để có thể đáp ứng nhu cầu và yêu cầu phát triển tại Việt Nam, chỉ có sự sáng tạo và thích ứng linh hoạt là con đường duy nhất. GS.TS Wei Pengju, Viện Nghiên cứu Kinh tế văn hóa, Đại học Tài chính Trung ương Trung Quốc nhấn mạnh, sự phát triển hài hòa giữa văn hóa và kinh tế có vai trò then chốt trong quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc.
Theo ông, văn minh Trung Hoa rộng lớn và ổn định dài lâu, có liên quan chặt chẽ với sự phát triển kinh tế truyền thống, văn hóa truyền thống không chỉ là nền tảng để phát triển đất nước, mà còn là giá trị cốt lõi của sự phát triển và hiện đại hóa, là động lực để Trung Quốc thực thi phát triển nền kinh tế chất lượng cao. GS Yong Xiang (Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc) cũng chia sẻ, sự kết hợp giữa văn hóa và khoa học kỹ thuật đang là xu hướng toàn cầu. Ở Trung Quốc, sự kết hợp đó đã thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn hóa truyền thống, mở ra những lĩnh vực mới trong kinh doanh văn hóa và công nghiệp văn hóa, đem lại sự phát triển và phồn thịnh cho xã hội. Khái quát thực trạng sự kết hợp văn hóa với khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc, GS Yong Xiang đã chỉ ra những cơ chế mới cho sự kết hợp đó. Đồng thời nghiên cứu những mô hình và kinh nghiệm quản lý từ các nước có công nghiệp văn hóa phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh. Từ đó, đưa ra những giải pháp thúc đẩy sự kết hợp giữa văn hóa và khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc.
GS.TS Jung Hye Young (Đại học Konkuk, Seoul, Hàn Quốc) chỉ rõ, sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch của các nước ASEAN tham gia rất tích cực vào công cuộc chuyển đổi số, ngày càng mang lại cho họ danh tiếng như thành phố thông minh, du lịch thông minh. GS Jung Hye Young gợi mở: “Để tạo ra giá trị trong ngành du lịch văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam bằng công nghệ số, Hàn Quốc và Việt Nam nên hợp tác để tạo ra cách “tạo giá trị”, “đổi mới sáng tạo”, “truyền thông” và “thấu cảm” mới. Hơn nữa, nghiên cứu này nhằm khám phá những mẫu số chung trong ngành công nghiệp văn hóa của hai nước, góp phần mang lại bước tiến lớn trong việc mở rộng quy mô công nghiệp văn hóa số của hai nước thông qua hợp tác công nghệ…”.
Trong hành trình hướng đến các mục tiêu phát triển, nếu nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà tách khỏi môi trường văn hóa, không có chiến lược bảo tồn, phát triển văn hóa, thì nhất định sẽ xảy ra hiện tượng mất cân bằng nghiêm trọng. Hậu quả là các hiện tượng lệch chuẩn, mâu thuẫn, xung đột, thậm chí đổ vỡ xã hội sẽ diễn ra. Động lực phát triển, năng lực sáng tạo của dân tộc vì thế cũng sẽ bị suy giảm, triệt tiêu nếu mất đi cội nguồn văn hóa.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Danh sách công nhân đình công có thật?
- ·Những lô dừa tươi Việt Nam đầu tiên có mặt tại thị trường Trung Quốc
- ·Tiền gửi ngân hàng có phải xuất hóa đơn?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 14/10: Tiếp nối đà giảm
- ·Yêu nhau mấy núi cũng leo
- ·Giá hoa 20/10 tăng mạnh, người bán không kịp ngơi tay
- ·Giá xăng trong nước ngày mai có thể giảm nhẹ
- ·Phát hiện người nước ngoài giấu 7 miếng kim loại nghi là vàng ở sân bay Nội Bài
- ·Sau sinh, vợ đi làm mà cứ ngắm nghía cả tiếng đồng hồ
- ·Người dân thay đổi cách đón Tết, doanh nghiệp chuẩn bị hàng hoá thế nào?
- ·Giá vàng SJC sáng 23/12/2024
- ·Giá cà phê hôm nay 16/10: Trong nước tăng, thế giới giảm
- ·Nữ doanh nhân và khát vọng Việt Nam hùng cường
- ·Chậm nhất 20/10, TP.HCM sẽ ban hành bảng giá đất phục vụ cho năm 2025
- ·Cái gạch ngang
- ·Giá xăng dầu hôm nay 15/10: Tiếp tục giảm
- ·Thương lái bất ngờ không mua tôm hùm to, thủ phủ Phú Yên, Khánh Hòa điêu đứng
- ·Quảng Bình tiêu hủy bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Hạnh phúc trên giấy của người đàn ông “cưới vợ được con”
- ·Làm gì khi sổ đỏ chỉ ghi tên vợ hoặc chồng?