会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch thi đấu laliga hôm nay】Cha và con thầy giáo cùng hành trình 'gieo chữ' nơi vùng cao Trà Bồng!

【lịch thi đấu laliga hôm nay】Cha và con thầy giáo cùng hành trình 'gieo chữ' nơi vùng cao Trà Bồng

时间:2024-12-23 19:30:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:947次
Chú thích ảnh
Đường đến điểm trường của học sinh thôn Nước Nia. 

Điểm trường lẻ thôn Nước Nia (thuộc Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trà Bùi,àconthầygiáocùnghànhtrìnhgieochữnơivùngcaoTràBồlịch thi đấu laliga hôm nay huyện Trà Bồng) cách điểm trường chính khoảng 55 km. Đây là nơi hai cha con thầy giáo Nguyễn Thanh Tuấn và Nguyễn Thị Ý Mỹ đang giảng dạy. Đường đến thôn Nước Nia có khoảng 10 km là đường rừng; nhiều đoạn dốc núi cheo leo, ngoằn ngoèo, luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở trong mùa mưa lũ. Điểm trường này chỉ có 2 phòng học với 30 học sinh học ghép từ lớp 1 đến lớp 4. Ở đây, 100% học sinh đều là người đồng bào dân tộc Cor. Đa số các em đều thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo nhưng vẫn vượt khó đến trường, có ý thức học tập, rèn luyện.

Gần 30 năm công tác nơi vùng cao, thầy Nguyễn Thanh Tuấn (sinh năm 1975) đã thấu hiểu những khó khăn, vất vả của học sinh nơi đây. Từ sự yêu thương và trách nhiệm với nghề, thầy không ngại khó khăn, tình nguyện giúp các em tìm đến với con chữ. Nhớ lại khoảnh khắc những ngày đầu đặt chân đến vùng núi này, thầy Tuấn không thể quên cảnh con đường đất dốc ngược, trơn trượt và muốn đi qua giáo viên phải bám cây hai bên đường bước từng bước.

“Cách đây 27 năm về trước, tôi được ngành Giáo dục phân công đến xã Trà Tân, huyện Trà Bồng công tác. Đến năm 2010, tôi được luân chuyển công tác đến xã Trà Bùi và phụ trách giảng dạy tại điểm trường thôn Quế; sau đó là thôn Nước Nia. Ngày đó, đường đến các thôn này đều là đường đất, mùa mưa núi lở phải đi bộ. Ở đây, trường lớp chẳng có gì ngoài căn phòng cấp 4 cũ kỹ, tạm bợ, không sân trường, nhà vệ sinh”, thầy Tuấn kể lại.

Chú thích ảnh
Thầy Nguyễn Thanh Tuấn chỉ dạy cho học sinh. 

Trong những năm tháng đó, kỷ niệm đáng nhớ nhất của thầy là những lần cùng đồng nghiệp lặn lội đến từng nhà để vận động học sinh ra lớp, chứng kiến cuộc sống khó khăn của người dân. Thầy Tuấn cho biết, học sinh ở đây rất nhút nhát. Do đó, thầy cô phải nhỏ nhẹ, hướng dẫn các em từ cách cầm bút đến cách viết, cách đọc.

Do học sinh ít nên phải dạy lớp ghép 1, 2 và 3, 4. Điều này khiến giáo viên phải cố gắng nhiều hơn để các em nắm được kiến thức. “Một cái bảng phải chia làm đôi, bên này lớp 3 dạy Toán thì lớp 4 dạy Tiếng Việt. Sau khi giao bài cho lớp 3 làm, tôi mới có thời gian giảng bài cho lớp 4. Dạy như vậy chắc chắn không thể đạt hiệu quả cao như dạy lớp đơn. Tuy nhiên vì điều kiện điểm trường lẻ xa xôi lại ít học sinh nên phải cố gắng và dành nhiều thời gian cho các cháu hơn”, thầy Tuấn tâm sự.

Hiện nay, lớp thầy dạy có một học sinh là trẻ khiếm thính. Để dạy học cho em, thầy Tuấn phải tự học, làm quen với cách dùng tay, khẩu hình miệng. “Để học sinh khiếm thính hòa nhập được với các bạn trong lớp đã khó, việc dạy chữ cho em lại càng khó hơn. Tất cả đều phải bằng hành động. Trong khi đó, lớp có rất nhiều học sinh. Vì vậy, vào thời gian giải lao, tôi cầm tay hướng dẫn em cách viết chữ, tô màu. Hơn nữa, nhà của học sinh này cách điểm trường rất xa. Do đó, hàng ngày tôi đón, đưa em. Những hôm tôi không đưa đón được, phụ huynh phải cõng em đi bộ hơn 2 giờ mới tới trường”, thầy Tuấn cho hay.

Chị Hồ Thị Phượng (mẹ của học sinh khiếm thính ở thôn Nước Nia, xã Trà Bùi) cho biết, trẻ bị khiếm thính là con thứ 4 trong gia đình. Cháu không được may mắn như anh chị và các bạn vì bị câm điếc bẩm sinh. Tuy nhiên, may mắn là cháu được thầy Tuấn nhận dạy dỗ, chỉ bảo. Từ ngày được đi học, cháy đã biết viết, vẽ và cúi đầu chào ba mẹ. Gia đình gửi lời cám ơn thầy Tuấn.

Chú thích ảnh
Thầy Nguyễn Thanh Tuấn và con gái Nguyễn Thị Ý Mỹ cùng giảng dạy, kèm cặp học sinh. 

Truyền ngọn lửa yêu nghề

Ngọn lửa yêu nghề từ người cha đã truyền sang đứa con gái. Cô giáo Nguyễn Thị Ý Mỹ (sinh năm 1996) sau khi tốt nghiệp đã tình nguyện theo cha lên vùng cao dạy học. Những ngày đầu, cô Mỹ luôn có cha bên cạnh hỗ trợ, truyền kinh nghiệm để việc giảng dạy được tốt hơn.

Học sinh vùng cao, nhất là học sinh lớp 1 và 2, việc tiếp cận kiến thức theo Chương trình giáo dục phổ thông mới còn khá bỡ ngỡ. Cô giáo Mỹ phải nỗ lực nhiều, học thêm ngôn ngữ địa phương và tự tìm tòi cách dạy để giúp các em dễ dàng tiếp cận kiến thức. Cô giáo cho biết, từ nhỏ cô đã được nghe ba kể về những khó khăn của việc dạy học ở miền núi cũng như sự thiệt thòi, thiếu thốn của trẻ em nơi đây. Tuy nhiên, những ngày đầu mới đến đây cô vẫn rất bỡ ngỡ vì thực tế khác rất nhiều.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • BHXH Việt Nam xếp vị trí Top 3 trong Bảng xếp hạng 17 bộ, ngành có cung cấp dịch vụ công
  • Đà Nẵng: Khách du lịch săn đất ven sông và gần biển
  • Cà Mau đặt mục tiêu đô thị hóa 50% vào năm 2030
  • Chuẩn bị mở rộng các khu cách ly y tế tập trung
  • Đẩy mạnh chế biến nông sản để tăng sức cạnh tranh
  • Sáng 24/8, Việt Nam không thêm ca mắc mới COVID
  • Chỉ từ 102 triệu đồng sở hữu ngay căn hộ Gemek Premium
  • Cơ hội đầu tư căn hộ có một không hai ở Hồ Tây
推荐内容
  • Toạ đàm 'Hàng không Việt mở lại bay quốc tế: Động lực mới, cơ hội mới'
  • Dự án La Casa Villa khắc phục sự cố, giảm tối đa tác động môi trường
  • Ninh Vân Bay dứt ruột bán Emeralda Ninh Bình
  • Căn hộ dịch vụ đều đặn sinh lời
  • Công ty TNHH Nội thất CaniHome
  • Dự án đường Minh Khai