【tỷ lệ kèo ngày mai】Bắt cóc trẻ em
VHO - Sau 42 giờ tìm kiếm,ắtcóctrẻtỷ lệ kèo ngày mai lực lượng công an TP.HCM đã giải cứu được hai cháu bé bị đối tượng xấu đưa đi. Một lần nữa, tình trạng bắt cóc trẻ em lại gióng lên những hồi chuông cảnh báo, chỉ ít phút xao lãng của người lớn, trẻ đã có thể rơi vào tình huống nguy hiểm khôn lường…
Lực lượng chức năng làm việc với đối tượng “mẹ mìn” bắt cóc hai cháu nhỏ ở Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Ảnh: Công an TP.HCM)
May mắn là các cháu đã an toàn trở về
Công an quận 1 (TP.HCM) vừa tổ chức họp báo cung cấp thông tin kết quả điều tra ban đầu vụ “trẻ em bị thất lạc trước số 161 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1” xảy ra ngày 3.4 trên địa bàn. Trước đó, chiều 6.4, Công an phường Bến Nghé tiếp nhận nguồn tin của chị N.T.C (sinh năm 1997, cư trú tại phường Tân Hưng, quận 7) về việc bị thất lạc hai con ruột là cháu N.K.T.M (7 tuổi) và cháu L. H.T.L (3 tuổi) tại khu vực Phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Theo đó, chị N.T.C đưa 4 con nhỏ đi bán kẹo tại Phố đi bộ; chị lớn trông em 9 tháng tuổi, còn hai chị em 7 và 3 tuổi đi bán kẹo. Sau khi nói chuyện với người quen khoảng 30 phút, chị C quay lại thì không thấy hai con đâu, lúc này chị mới hoảng loạn chạy ngược chạy xuôi tìm kiếm và liên hệ nhiều nơi nhưng vẫn không thấy, chị C liền đến cơ quan công an trình báo. Sau 42 giờ tiếp nhận thông tin, lực lượng chức năng đã giải cứu thành công, đưa hai cháu về với gia đình an toàn, mạnh khỏe. Quá trình điều tra ban đầu xác định, đối tượng “mẹ mìn” là P.H.N.Vi (sinh năm 2003, quê ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang; nơi ở phường 22, quận Bình Thạnh, TP.HCM). Đối tượng đã đưa hai cháu bé đi qua nhiều tuyến đường, từ quận 1 đến quận 8 rồi thuê xe đưa về căn hộ của mình. Hiện cơ quan Công an đang củng cố tài liệu chứng cứ để xử lý nghiêm P.H.N.Vi theo đúng quy định của pháp luật.
Các chuyên gia cho rằng, nguy hiểm luôn rình rập trẻ em ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Sau vụ việc hai cháu bé ở TP.HCM, một lần nữa tiếng chuông cảnh tỉnh đối với các bậc cha mẹ, người giám sát trẻ lại được gióng lên. Tình trạng bắt cóc trẻ em không chỉ xảy ra với gia đình có điều kiện kinh tế khá giả nhằm đòi tiền chuộc mà với mọi đối tượng trẻ em để phục vụ mục đích xấu của kẻ vi phạm pháp luật.
Cách đây chưa đầy một năm, vào tháng 8.2023 tại quận Long Biên (Hà Nội), người dân còn chưa hết sợ hãi trước vụ bắt cóc trẻ 7 tuổi để nhằm mục đích đòi tiền chuộc 15 tỉ đồng, thì chỉ hơn một tháng sau tại huyện Gia Lâm (Hà Nội) lại xảy ra vụ việc người giúp việc bắt cóc con chủ nhà mới 2 tuổi rồi giết chết. Nếu ở vụ án trẻ 7 tuổi, kẻ bắt cóc là người lạ mặt, có sự chuẩn bị rõ ràng khi lắp biển số ô tô giả, chuẩn bị nhiều sim điện thoại để đánh lạc hướng công an; thì ở vụ án bé 2 tuổi, đối tượng phạm tội chính là người thân thiết với bé, khiến gia đình không đề phòng…
Cần quan tâm hơn nữa đến việc chăm sóc, bảo vệ trẻ
Theo luật sư Đặng Văn Cường, Ủy viên BCH Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, trước những tình huống trẻ bị bắt cóc, dù với mục đích gì thì đầu tiên gia đình phải hết sức bình tĩnh, bởi chỉ cần một hành vi làm đối tượng sợ hãi là đã có thể khiến trẻ bị nguy hiểm. “Những đối tượng bắt cóc trẻ em rất manh động, côn đồ. Có khi chỉ cần một tiếng quát, một tiếng hô hoặc nạn nhân khóc hét lên hay vùng vẫy bỏ chạy… cũng có thể làm đối tượng mất kiểm soát. Vấn đề thứ hai là trong quá trình bắt giữ nạn nhân để đòi tiền chuộc, đối tượng có thể sẽ thực hiện hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân, để cho người thân sợ hãi mà phải đưa tiền…”, luật sư Cường phân tích.
Trong xã hội hiện đại, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, nhu cầu giúp việc là rất lớn, nhiều gia đình tin tưởng mà trao cả tài sản, con cái cho người làm trông giữ. Một số người thuê giúp việc nhưng không qua công ty cung cấp dịch vụ mà chỉ qua giới thiệu, truyền tai nhau, không biết rõ ràng về hoàn cảnh, lai lịch của người đó. Điều này cũng dễ dẫn đến hệ lụy xấu, bởi nếu một người không được đào tạo, sức khoẻ tâm thần không tốt hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến trẻ. Khi giao con cho ai thì người đó phải thực sự có đạo đức, đáng tin tưởng. Đặc biệt, các gia đình cũng cần nâng cao cảnh giác vì thực tế hiện nay, nhiều người bình thường rất tốt, nhưng bỗng dưng lâm vào tình trạng nợ nần, mất trắng tài sản vì đầu tư tiền ảo, vỡ nợ, vay tín dụng đen…, trong lúc quẫn bách có thể làm những điều mất kiểm soát như bắt cóc trẻ em để đòi tiền chuộc.
Cùng với đó là giáo dục kỹ năng cho trẻ khi giao tiếp với người lạ và xử lý tình huống khi bị bắt cóc. Cộng đồng cũng cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm với những tình huống nghi ngờ bắt cóc trẻ em. Chẳng hạn, trẻ em dưới 3 tuổi chưa thể tự hoạt động độc lập được, nếu bị đưa ra xa khỏi nơi sinh sống, thường trẻ sẽ quấy khóc. Chính vì vậy, khi gặp một người mang theo một đứa trẻ mà bé tỏ ra sợ hãi, kêu khóc thì chúng ta hoàn toàn có quyền hỏi để biết mối quan hệ giữa người đó với trẻ là như thế nào. Hoặc nếu thấy biểu hiện tâm lý bất thường của người đi cùng trẻ như bồn chồn, láo liên, lo lắng thì chúng ta có thể giữ lại và trình báo cho cơ quan chức năng. Đối với trẻ lớn hơn, nếu thấy biểu hiện không tự nhiên, không hợp tác với người đi cùng thì cần trao đổi trực tiếp với trẻ để trẻ có cơ hội cầu cứu, hoặc nói đó không phải người thân của mình…
Tuy nhiên, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, qua các vụ bắt cóc trẻ em, bài học lớn mà người dân cần nhận thức rõ là nguy cơ mất an toàn trong xã hội đang rất lớn. Vì thế, các gia đình cần quan tâm hơn nữa đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ con em mình, cảnh giác với tình huống trẻ có thể bị người khác đưa đi, bắt cóc bất cứ lúc nào…
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng bắt cóc hai bé gái để thực hiện ý đồ xấu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 1 (TP.HCM) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Huỳnh Nhật Vi (SN 2003; cư trú huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) để điều tra về tội “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm”. Theo cơ quan điều tra, Vi khai đưa hai bé gái 3 và 7 tuổi về nhà “để nuôi”, nhưng có nhiều chứng cứ cho thấy mục đích của Vi là quay video mang tính chất khiêu dâm, gửi ra nước ngoài cho những kẻ ấu dâm. Căn hộ tại chung cư Saigon Pearl (quận Bình Thạnh) là do một người đàn ông nước ngoài vừa thuê cho Vi ở, tại đây, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều video mang tính khiêu dâm, được “đặt hàng” từ nước ngoài.Q.A |
THẢO LAM
(责任编辑:La liga)
- ·Xử lý những kẻ rao bán vũ khí trên mạng
- ·Siêu mẫu Hà Anh, Thúy Hạnh chạy tổng duyệt bán kết Miss Global
- ·Bùi Thị Xuân Hạnh đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023
- ·Mỹ tấn công 15 mục tiêu của Houthi ở Yemen
- ·Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm sai phạm về kết quả thi THPT bất thường tại Hà Giang
- ·Bùi Quỳnh Hoa được dự đoán lọt top 5 tại Miss Universe 2023
- ·Từ chối chụp ảnh với người hâm mộ, hoa hậu Đền Hùng Giáng My gây tranh cãi
- ·Xem trực tiếp bán kết Miss Universe 2023
- ·Đáp án môn Hóa mã đề 216, 217, 218, 219, 220 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Hoa hậu Mai Phương gặp vấn đề sức khoẻ, bất lợi tại Miss World?
- ·Cận cảnh công trình ‘siêu khủng’ bất chấp ‘giấy phép’ trong di sản Tràng An
- ·Bị đồn 'dao kéo', BTV Thụy Vân của VTV khẳng định: Gương mặt tôi là nguyên bản
- ·Ông xã ủng hộ Ngọc Hân làm triển lãm cho 3 họa sĩ trẻ tại Đà Lạt
- ·Chung kết Hoa hậu Hoàn vũ VN: Toàn bộ vé giá 10 triệu đồng bán hết sau 1 đêm
- ·Bắt ổ bạc tại nhà, phó giám đốc Sở Y tế đưa ra chứng cứ ngoại phạm
- ·9 ngày trước chung kết, chủ tịch Miss Universe 2023 nộp đơn phá sản
- ·Liên tiếp trượt giải phụ tại Miss World, Hoa hậu Mai Phương nói gì?
- ·Đám cưới 'khủng' trang trí 2 tấn pha lê của Hương Giang, mời cả Đan Trường hát
- ·Xử lý nợ xấu: “Chuyến xe có đông lạnh mãi?”
- ·Diện trang phục hầu đồng, Bùi Quỳnh Hoa trình diễn thế nào tại Miss Universe?