【bảng xếp hạng vđqg hà lan】Gợi ý 10 mô hình tuần hoàn để xanh hóa ngành xây dựng
Phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành xây dựng Xanh hóa ngành dệt may từ những doanh nghiệp tiên phong |
Ông Nguyễn Công Bảo chia sẻ về việc thực hành ESG tại Công ty Fico-YTL |
Đó là ý kiến được ông Đinh Hồng Kỳ, Chủ tịch Hội đồng Viện ESG và Phát triển bền vững (IES), Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam (VABM) nêu lên tại hội thảo “Thực hành ESG - Hướng đi cho ngành vật liệu xây dựng” do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 9/11.
Phát triển bền vững đang được xem là xu thế tất yếu và là trọng tâm trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia và doanh nghiệp. Trong đó, việc thực hành bộ tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị) để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng, dần trở thành hoạt động quan trọng của doanh nghiệp nhằm hướng đến sự tăng trưởng bền vững, đóng góp tích cực cho môi trường, nền kinh tế và xã hội.
Cũng như doanh nghiệp ở các quốc gia khác việc xây dựng chiến lược và thực hành ESG cũng như thực hiện báo cáo bền vững theo mô hình ESG đã được nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp thực hiện các hoạt động giao thương quốc tế và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu triển khai trong những năm gần đây.
Qua việc thực hành ESG, doanh nghiệp không những có lợi thế hơn để thu hút nhà đầu tư, người cho vay và khách hàng mà còn cải thiện hiệu suất tài chính và tạo sự phát triển bền vững.
Tại hội thảo, ông Đinh Hồng Kỳ đã nêu lên những con số đáng suy ngẫm. Ngành xây dựng tạo ra 40% lượng khí thải CO2 toàn cầu hàng năm. Ngành xây dựng cũng tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu thô, bao gồm 35% nguồn tài nguyên, 40% nguồn năng lượng và 12% lượng nước uống được.
Theo ông Kỳ, ngành xây dựng đang khai thác và thải bỏ tài nguyên với tốc độ không bền vững, là lĩnh vực cấp thiết cần phải chuyển đổi từ mô hình tuyến tính sang mô hình nền kinh tế tuần hoàn. Nền kinh tế tuần hoàn có thể giảm 38% lượng khí thải CO2 toàn cầu từ vật liệu xây dựng vào năm 2050; giảm 38% khí thải CO2 vào năm 2050.
Kết quả kiểm kê phát thải nhà kính của Bộ Xây dựng đối với vật liệu xây dựng năm 2015 là 63 triệu tấn CO2; năm 2020 là 87 triệu tấn CO2. Với tốc độ này, dự báo năm 2030 sẽ lên mức 125 triệu tấn CO2 và năm 2050 là 148 triệu tấn CO2, gấp 2,3 lần năm 2015.
Từ thực tế đó, ông Kỳ đưa ra mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành xây dựng với việc khép kín các vòng tuần hoàn vật liệu xây dựng bằng cách tái sử dụng, chia sẻ, cho thuê, sửa chữa, tân trang hoặc tái chế thay vì tiếp tục quy trình tuyến tính. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tối đa hóa tuổi thọ và khả năng tái sử dụng của toàn bộ tòa nhà hoặc vật liệu ngay từ khi bắt đầu quá trình thiết kế.
Theo đó, ông Kỳ gợi ý 10 mô hình tuần hoàn cho ngành xây dựng xanh, gồm: thiết kế xanh, phần mềm thiết kế tiên tiến, vật liệu xây dựng có thể làm mới, vật liệu xây dựng có thể tái chế, xây dựng hiệu quả về tài nguyên, tái chế vật liệu dư thừa, dịch vụ năng lượng hiệu quả, dịch vụ chia sẻ không gian, kéo dài tuổi thọ tòa nhà và nâng cấp nguyên liệu cuối vòng đời.
Ông Kỳ nhấn mạnh, doanh nghiệp cần tích hợp ESG vào mọi hoạt động. Việc tiếp cận và thực hành ESG phải bắt đầu từ ban đầu và xem thực hành ESG như một hành trình. Thực hành ESG sẽ giúp ngành xây dựng và vật liệu xây dựng tiến tới ngành xây dựng xanh, tuần hoàn và đạt mục tiêu Net Zero.
Là một trong những doanh nghiệp vật liệu xây dựng tiên phong thực hành ESG, Công ty CP Xi Măng Fico Tây Ninh (Fico-YTL) đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Ông Nguyễn Công Bảo, Giám đốc điều hành Fico-YTL cho biết, các sản phẩm của Fico-YTL đều đạt các thứ hạng cao nhất về "Nhãn Xanh" của Hội đồng Công trình xanh Singapore. Năm 2023, mức phát thải của công ty là 490kg CO2/tấn vật liệu xi măng, thấp hơn so với mục tiêu 650 kg/tấn trong Quyết định 1266/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050.
Trong năm 2023, tỷ lệ clinker trong xi măng Fico-YTL sản xuất là 55,6% so với mục tiêu 65% trong Quyết định 1266 của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, Fico-YTL cũng thúc đẩy việc phục hồi tài nguyên. Cụ thể, 246.000 tấn chất thải công nghiệp, gồm tro bay và xỉ, đã được sử dụng như nguyên liệu thay thế trong sản xuất xi măng…
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, miền Bắc bắt đầu đón không khí lạnh
- ·Bà Nguyễn Phương Hằng yêu cầu bà Hàn Ni, luật sư Trần Văn Sỹ bồi thường 500 tỷ
- ·Tài xế bị ép chạy quá tốc độ, 50% tai nạn nghiêm trọng do xe kinh doanh vận tải
- ·Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- ·Khen thưởng công an Đà Lạt giải cứu bé 6 tuổi bị người tình của mẹ bắt cóc
- ·Nhiều lúc không biết đâu là ‘sông, đường’, dự án chống ngập 10.000 tỷ vẫn im ắng
- ·Báo Đại biểu Nhân dân hoàn thành tốt sứ mệnh 'tờ báo của Quốc hội và cử tri'
- ·Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- ·Ông Nguyễn Hòa Bình: Năm 2023, chưa phát hiện trường hợp kết án oan người vô tội
- ·Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- ·Bị “tố” tổ chức sinh nhật tại cơ quan, Bí thư huyện uỷ ở Bạc Liêu lên tiếng
- ·Nghệ An dự kiến sáp nhập thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh, lập mới 44 xã, phường
- ·Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về lộ trình cải cách tiền lương vào năm 2024
- ·Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
- ·Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão, trên vùng biển Quảng Trị
- ·Điều tra văn bản giả mạo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án ở Long An
- ·Vi phạm nồng độ cồn trên mức kịch khung, tài xế ở Hà Nội tự nhận 'say quá'
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Tạm giữ đối tượng lái xe vi phạm nồng độ cồn, chống người thi hành công vụ