【soi kèo inter milan hôm nay】Tiến độ giải ngân đầu tư công: Công tác chỉ đạo, điều hành là khâu quyết định
Hết tháng 7,ếnđộgiảingânđầutưcôngCôngtácchỉđạođiềuhànhlàkhâuquyếtđịsoi kèo inter milan hôm nay dự kiến giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 34,5% kế hoạch | |
Nhiều giải pháp thúc đẩy, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn ODA vẫn đạt thấp | |
Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2022 |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. |
Công tác giải ngân vốn đầu tư công vẫn chậm. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?
Đúng là kết quả chưa đạt kỳ vọng, và đó là lý do vì sao Thủ tướng Chính phủ đã phải thành lập 6 Tổ công tác để đi kiểm tra, đốc thúc việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ ngành, địa phương có tỷ lệ phân bổ, giải ngân vốn còn thấp, đồng thời liên tục có các giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân.
Tuy nhiên, để đánh giá là chậm hay không thì theo tôi, cần nhìn nhận một cách toàn diện và trong cả một giai đoạn. Tôi lấy ví dụ thế này, thực tế tỷ lệ giải ngân giai đoạn 2017-2022, 5 tháng thường đạt khoảng 22-26% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó thấp nhất là năm 2021 đạt 22,12% (102,03 nghìn tỷ đồng), cao nhất là năm 2019 đạt 26,4% (96,89 nghìn tỷ đồng); nhưng giải ngân cả năm lại có sự biến động mạnh, trong khoảng 76,89% đến 96,47%. Thời gian này tỷ lệ giải ngân năm 2018 là thấp nhất, đạt 76,89% (303,1 nghìn tỷ đồng), năm 2019 thấp thứ hai đạt 78,83% (325,1 nghìn tỷ đồng) mặc dù chính năm này tỷ lệ giải ngân 5 tháng đạt cao nhất trong giai đoạn 2017-2022.
Như vậy, có thể thấy rõ là tỷ lệ giải ngân thường tăng dần vào thời điểm cuối năm và có xu hướng trở thành quy luật. Đặc thù của giải ngân vốn đầu tư công là vậy, thấp vào những tháng đầu năm và tăng mạnh trong những tháng cuối năm, do các nhà thầu cũng cần thời gian để thi công, tích lũy khối lượng đủ để nghiệm thu, thanh toán.
Vì thế, nhận định giải ngân nhanh hay chậm cần xem xét cả đến yếu tố này. Việc giải ngân thấp ở các tháng đầu năm cũng chưa khẳng định được tỷ lệ giải ngân cả năm là sẽ thấp, điển hình là các năm 2020 - 2021 vừa qua.
Khi báo cáo với các đại biểu Quốc hội mới đây, tôi đã nói rõ điều này. Có thể nói, tỷ lệ giải ngân cả năm phản ánh rất rõ hiệu ứng của các giải pháp về mặt thể chế, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp đối với công tác giải ngân vốn đầu tư công. Đổi mới thể chế là khâu then chốt, nhưng công tác chỉ đạo, điều hành là khâu quyết định. Nơi nào cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, nơi đó đạt tỷ lệ giải ngân cao hơn…
Nói như vậy có nghĩa, giải ngân chậm chủ yếu là do điều hành, chỉ đạo, thưa ông?
Giải ngân chậm do nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân mang tính hệ thống, tồn tại trong nhiều năm, có nguyên nhân do chủ quan, khách quan, do đặc thù của từng năm. Ví dụ như do giải phóng mặt bằng chậm; do năng lực của chủ đầu tư, của nhà thầu còn hạn chế; do công tác chỉ đạo, điều hành chưa quyết liệt, triệt để…
Chưa kể, năm 2022 này lại có những nguyên nhân rất đặc thù, như dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho tiến độ thi công dự án; rồi đầu năm, giá nguyên vật liệu tăng cao khiến nhiều nhà thầu có xu hướng thi công cầm chừng, chờ được điều chỉnh đơn giá…
Hơn nữa, năm 2022 tuy là năm thứ hai triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, nhưng thực tế lại là năm đầu tiên. Kế hoạch đầu tư công trung hạn mới được Quốc hội thông qua từ tháng 7/2021, nên thực tế đầu năm nay, chủ yếu là tiếp tục triển khai các dự án chuyển tiếp. Trong khi đó, các dự án mới thì vẫn đang trong quá trình chuẩn bị, làm thủ tục, quá trình này thông thường mất khoảng 6-8 tháng, nên phải tới cuối năm mới có thể giải ngân được.
Nhân nói về việc triển khai các dự án mới, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, đấy chính là một điểm yếu cốt lõi dẫn tới giải ngân vốn đầu tư công chậm. Ngoài chuyện chuẩn bị, lựa chọn dự án chưa tốt, vẫn còn tình trạng chọn dự án chưa thực sự cấp thiết, chưa có tầm nhìn trung và dài hạn, trong khi nguồn lực có hạn, còn có chuyện các bộ ngành, địa phương chưa chuẩn bị đầu tư từ sớm, từ xa, chưa quan tâm đến việc sử dụng kinh phí của kỳ kế hoạch này để chuẩn bị cho dự án của kỳ kế hoạch sau, không có sự đồng bộ giữa tiến độ chuẩn bị dự án với tiến độ giao kế hoạch chi tiết. Do vậy, đã dẫn tới tình trạng vốn chờ dự án, Trung ương đã giao kế hoạch nhưng bộ, ngành, địa phương không giao được kế hoạch chi tiết, do dự án chưa xong thủ tục…
Nếu mà chất lượng chuẩn bị dự án thấp, quản lý đất đai không tốt nữa sẽ dẫn tới phải điều chỉnh dự án nhiều lần, tăng chi phí, đội vốn, có khi phải điều chỉnh quyết định đầu tư, chủ trương đầu tư liên tục. Thủ tục vì thế sẽ kéo dài thêm, do vậy, khó mà triển khai và giải ngân nhanh được.
Vậy theo ông, phải làm thế nào để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công?
Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn đang khó khăn và chúng ta đang thực thi các giải pháp để phục hồi kinh tế. Xác định rõ điều này, thời gian qua, Chính phủ đã quyết liệt thực thi nhiều giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công, không thể chỉ quan tâm giải quyết trước mắt, mà phải được giải quyết căn cơ, lâu dài, thông qua việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, thay đổi cách tiếp cận, quản lý, sử dụng nguồn vốn này phù hợp với yêu cầu phát triển.
Chúng ta cũng không chỉ cần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Luật Đầu tư công, mà còn phải quan tâm sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật khác liên quan. Bảo đảm hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, liên tục là điều kiện tiên quyết để thực hiện dự án đầu tư công thuận lợi.
Bên cạnh đó, một yếu tố rất quan trọng, đó là phải chuẩn bị dự án từ sớm, từ xa, chuẩn bị dự án thật tốt, nghiên cứu và bổ sung quy định về một số hành động trước được thực hiện trong quá trình chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án để bảo đảm tính khả thi, tính sẵn sàng, nhất là về mặt bằng, để nếu được phân bổ vốn có thể đưa vào thực hiện, giải ngân sớm.
Liên quan đến vấn đề này, Chính phủ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để báo cáo Quốc hội cho phép tách giải phóng mặt bằng thành một dự án độc lập, được thực hiện với các quy định đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế, tạo thuận lợi hơn cho công tác chuẩn bị, nâng cao tính sẵn sàng và triển khai dự án.
Cùng với đó, bên cạnh yêu cầu chung là quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư công hiệu quả, tiết kiệm, không lãng phí, đúng mục tiêu, đối tượng, tuân thủ quy định về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn…, cũng cần tiếp cận thẳng ngay vào nguyên nhân của những điểm nghẽn đang cản trở, làm chậm tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công. Nếu từng điểm nghẽn, hạn chế nêu trên được giải quyết thì giải ngân vốn đầu tư công nhất định sẽ được cải thiện.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giá heo hơi hôm nay 15/8/2023: Lập sàn giao dịch thịt heo
- ·Tiền gửi ngân hàng có phải xuất hóa đơn?
- ·Giá vàng hôm nay 16/10: Tiếp tục giảm nhẹ
- ·Chấp nhận đi làm xa cả trăm km vì không mua nổi nhà Hà Nội giá cao ngất
- ·Giá chanh không hạt giảm, nông dân vẫn có lợi nhuận
- ·Chiều nay, giá xăng trong nước có thể giảm
- ·Thương lái bất ngờ không mua tôm hùm to, thủ phủ Phú Yên, Khánh Hòa điêu đứng
- ·Giá vàng hôm nay 19/10: Tăng dựng đứng vượt 2.700 USD/ounce, đắt nhất lịch sử
- ·Hệ sinh thái y tế “lấy sự hài lòng của người bệnh làm mục tiêu đổi mới
- ·Chậm nhất 20/10, TP.HCM sẽ ban hành bảng giá đất phục vụ cho năm 2025
- ·Ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel: đòn bẩy tăng cường quan hệ hợp tác hai nước
- ·BIDV và HFIC hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế
- ·Lập đỉnh mới 85 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn đắt nhất lịch sử
- ·Thanh Hóa tiêu hủy hơn nửa tấn măng khô không rõ nguồn gốc
- ·Giá heo hơi hôm nay 12/6/2023: Giậm chân tại chỗ
- ·Những lô dừa tươi Việt Nam đầu tiên có mặt tại thị trường Trung Quốc
- ·Có 500 triệu đồng, nên đầu tư bất động sản thế nào?
- ·Cửa hàng SJC Đà Nẵng mở cửa trở lại, khách vẫn phải thất vọng quay về
- ·Tour Đà Nẵng đi Măng Đen của DANAGO có giá bao nhiêu?
- ·Chủ tịch TP.HCM yêu cầu chốt bảng giá đất mới vào chiều mai 16/10