【bảng xếp hạng nữ anh】Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đầu tư các ngành công nghệ cao
17 doanh nghiệp công nghiệp Hàn Quốc giao thương với nhà nhập khẩu Việt Nam | |
Kết nối thành công gần 30 doanh nghiệp Việt và 8 đối tác Hàn Quốc | |
Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư hơn 9 tỷ USD vào Hải Phòng |
Samsung là một trong những doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong thời gian qua. Ảnh: Trần Ngọc |
Thu hút nguồn đầu tư lớn
Hàn Quốc là một trong những đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua và cả hiện tại, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế của Việt Nam.
Nói đến doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam phải nhắc đến dự án đầu tư của Samsung với tổng giá trị đầu tư vượt ngưỡng 20 tỷ USD khi mới đây (tháng 6/2022), Samsung quyết định tăng vốn đầu tư thêm 841 triệu USD cho Samsung Complex HCMC – SEHC (nhà máy sản xuất các sản phẩm tivi, thiết bị điện tử gia dụng lớn nhất toàn cầu của Samsung). Một dự án khác của Samsung ở Thái Nguyên - Samsung Electro-mechanics Việt Nam (SVMC) cũng đã tăng vốn thêm 267 triệu USD vào tháng 6 vừa qua. Với những khoản đầu tư mới này, Samsung tiếp tục giữ vững vị thế là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam hiện nay.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng năm 2022, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam trên 2,66 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch giao thương Việt Nam - Hàn Quốc đạt 500 triệu USD vào năm 1992, đến năm 2021 đã tăng lên 78 tỷ USD. Hai bên đang hướng đến tăng trưởng xuất nhập khẩu song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030. |
Nhiều tập đoàn lớn khác của Hàn Quốc cũng đã và tiếp tục chọn Việt Nam làm điểm đầu tư với các dự án lớn. Có thể kể đến Tập đoàn Hanwha mới đây đã liên doanh với Tập đoàn T&T của Việt Nam để đầu tư Dự án Điện khí Hải Lăng (Quảng Trị), vốn đầu tư giai đoạn I là 2,3 tỷ USD. Hay như tập đoàn LG với 2 lần tăng vốn trong năm 2021 cho LG Display đưa tổng vốn đầu tư của LG Display tại Việt Nam lên 4,65 tỷ USD. Amkor cũng đã đầu tư một dự án sản xuất bán dẫn tại Bắc Ninh, với quy mô giai đoạn I là 500 triệu USD.
Ông Kwon Sung-Taek, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Kinh tế Hàn-Việt (KOVECA) cho biết, trong khu vực ASEAN, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Hàn Quốc bằng tổng kim ngạch thương mại song phương của Hàn Quốc với 9 quốc gia còn lại. Về đầu tư sản xuất, các doanh nghiệp Hàn Quốc đóng góp khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp Hàn Quốc có thế mạnh về công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm và vốn. Còn Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào. Trước đây, doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam với nhiều ngành thâm dụng lao động, tuy nhiên thời gian tới xu hướng đầu tư sẽ có sự thay đổi với nhiều ngành công nghiệp chế tạo, công nghệ cao.
Hàn Quốc đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng, bền vững, trong đó tăng lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc; khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn song song với chuyển giao công nghệ cho Việt Nam; tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực khoa học công nghệ, trong đó có việc triển khai giai đoạn hai dự án Viện khoa học công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST), ông Kwon Sung-Taek thông tin.
Tạo môi trường thuận lợi
Mặc dù đánh giá cao tiềm năng đầu tư tại Việt Nam nhưng chia sẻ tại Hội nghị xúc tiến đầu tư FDI Hàn Quốc vào Việt Nam diễn ra cuối tuần qua, một số doanh nghiệp Hàn Quốc phản ánh hệ thống văn bản pháp luật đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam thay đổi liên tục khiến không ít nhà đầu tư gặp vướng mắc. Do đó, nhà đầu tư Hàn Quốc mong muốn Việt Nam cần có sự thống nhất và minh bạch hơn trong hệ thống quy định chính sách, đặc biệt là chính sách thu hút đầu tư.
Ông Phạm Hữu Thắng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài, nguyên Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận, Việt Nam đã sẵn sàng để chào đón các nhà đầu tư Hàn Quốc đến hợp tác, về phía đối tác cũng có nhu cầu và mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư. Bên cạnh những thuận lợi vẫn có những thách thức nhất định, do đó hai bên cần trao đổi thường xuyên để chia sẻ, cập nhật thông tin, nhu cầu của nhau để tiến tới hợp tác cụ thể và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Trước lo ngại về thủ tục đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc, lãnh đạo nhiều địa phương đang có số lượng lớn dự án đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc như Bắc Ninh, Long An, Đồng Nai, Khánh Hòa cho biết, các địa phương này sẵn sàng chào đón và tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư Hàn Quốc đến tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Là một trong những địa phương thu hút nhiều đầu tư của các doanh nghiệp FDI, trong đó có các doanh nghiệp Hàn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng cho biết, hiện tỉnh có 590 dự án với tổng mức vốn khoảng 14 tỷ USD. Trong đó, Samsung là nhà đầu tư lớn vào tỉnh cùng chuỗi các doanh nghiệp vệ tinh, đang đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu lớn, khoảng 45 tỷ USD, tạo việc làm và thu ngân sách địa phương. Đó là sự thành công của tỉnh trong việc thu hút đầu tư FDI, nhất là doanh nghiệp Hàn Quốc.
Bắc Ninh đã tập trung đầu tư hạ tầng cho các khu công nghiệp (hiện Bắc Ninh có 36 khu công nghiệp sẵn sàng đón thêm các nhà đầu tư mới), mở rộng và đầu tư mới các tuyến đường giao thông, bảo đảm nguồn điện cho các khu công nghiệp. Đặc biệt, tỉnh Bắc Ninh đã có cảng thông quan là Cảng cạn ICD Tân Cảng - Quế Võ và thành lập tổ liên ngành sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp, thường xuyên tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp FDI.
Bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện tỉnh Đồng Nai thu hút được hơn 1.500 dự án FDI với tổng vốn đầu tư khoảng 33 tỷ USD, trong đó riêng các nhà đầu tư Hàn Quốc có 426 dự án với số vốn đầu tư đạt 7 tỷ USD. Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Đồng Nai chủ yếu là công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện điện tử. Để tiếp tục thu hút FDI, Đồng Nai tiếp tục quy hoạch thêm 8 khu công nghiệp mới với tổng diện tích 8.500 ha. Khác với trước đây, những năm tới Đồng Nai sẽ thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án khoa học công nghệ cao, đổi mới sáng tạo.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thủ tướng: Ngành tài chính phải tận tâm, phải lắng nghe
- ·'Giải mã' sức hút từ 'thung lũng Silicon' của Đài Loan
- ·Giá vàng hôm nay 22/10: Vàng miếng SJC tiếp tục tăng thêm 1 triệu đồng/lượng
- ·Sở Công Thương Long An tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử
- ·Nhà thầu sửa cầu chui bị thấm nước trên cao tốc 34.000 tỷ đồng
- ·Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng SJC
- ·4 resort đẳng cấp tại miền Trung được yêu thích trên Traveloka
- ·Tiến Phát
- ·Hà Nội chính thức hoãn chặng đua F1 vì dịch Covid
- ·Gỡ vướng, đẩy nhanh tiến độ bồi thường dự án Đường tỉnh 830E và khu tái định cư
- ·Phạt 300 triệu đồng đối với hành vi ép buộc trong kinh doanh
- ·Khảo sát mô hình điểm thuộc đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- ·Giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả trong canh tác cây ăn trái trên vùng đất nhiễm phèn
- ·VNtre.vn cùng nữ sinh Đại học Luật viết lên hành trình rực rỡ tại Charm Of Law 2024
- ·Giải cứu đội bóng Thái Lan: Vì sao HLV phải ở lại một mình trong hang tối lạnh lẽo
- ·Tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng phiên thứ 9, giá tham chiếu 88,9 triệu đồng
- ·Long An phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng
- ·Đóng điện công trình các lộ ra 110kV trạm 220kV Bến Lức
- ·Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tăng cường hợp tác nội khối, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng ASEAN
- ·Đất nông nghiệp suy kiệt trong khi hơn 150 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp bị lãng phí