【marinos – júbilo】Vươn lên từ “Chỉ thị 40”
Mô hình nuôi bò thương phẩm của ông Duy |
Ông Nguyễn Ngọc Duy ở xã Phong Bình (Phong Điền) trước đây thuộc diện hộ nghèo, khó khăn. Ông Duy luôn có ý thức, ý chí phấn đấu vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên đất quê hương mình. Nhưng mấy sào ruộng lúa hàng năm của gia đình ông may ra chỉ đủ ăn, trong khi tiềm năng chăn nuôi, trồng trọt tại địa phương còn rất lớn, nhưng không có khả năng về vốn để đầu tư.
Trong khi loay hoay, trăn trở thì được Đảng ủy, chính quyền địa phương, Hội Nông dân xã Phong Bình thông tin có nguồn vốn vay ưu đãi từ Chỉ thị 40, ông Duy mạnh dạn tiếp cận và vay vốn. Được vay một số vốn từ chính sách ưu đãi, cộng với nguồn vốn tiết kiệm, ông Duy quyết định chăn nuôi bò thương phẩm. Từ vài con ban đầu, đến nay đàn bò của ông Duy sinh sản lên hàng chục con. Mỗi năm cho nguồn thu nhập bình quân ổn định 50-60 triệu đồng từ bán bò thương phẩm.
Ông Duy tâm sự: “Nguồn vốn vay từ chính sách ưu đãi thật sự tạo điều kiện, động lực cho gia đình tôi phát triển kinh tế. Từ khi có vốn đầu tư chăn nuôi bò, gia đình bắt đầu có cơ hội thoát nghèo và vươn lên khấm khá, có điều kiện nuôi con ăn học, phát triển kinh tế gia đình...”.
Ông Hoàng Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH huyện Phong Điền thông tin, sau 10 năm Chỉ thị số 40 được triển khai thực hiện, với sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã chuyển sang NHCSXH huyện nguồn vốn 11,6 tỷ đồng từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn vay. Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trên địa bàn huyện cùng các tổ chức hội, đoàn thể các cấp trong hoạt động tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn... nên chất lượng tín dụng ngày càng được củng cố và nâng cao.
Điều đặc biệt, từ nguồn vốn này cùng với sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nên nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo... trên địa bàn huyện Phong Điền được tiếp cận nguồn vốn để thực hiện phương án, mục đích sản xuất, kinh doanh của mình, tạo công ăn việc làm ổn định, thu nhập được cải thiện và vươn lên trong cuộc sống. Từ đó đã hiện thực hóa mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong tiến trình giảm nghèo bền vững.
Ông Hoàng Văn Thái cho biết, đến nay tổng dư nợ nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt gần 570 tỷ đồng với 11 ngàn khách hàng được vay vốn. Cùng với sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác đã đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến gần hơn với người dân. Nhờ đó mà chất lượng tín dụng cũng đã được nâng cao; nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi được nhân rộng, đặc biệt là hàng năm đã giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động. Nhiều hộ có điều kiện thoát nghèo, vươn lên khá giả.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chủ tịch nước gặp 100 chuyên gia nghe hiến kế tiếp cận 4.0
- ·Nâng chất sản phẩm để tạo vị thế
- ·Ngành Tài chính cải cách toàn diện thủ tục hành chính
- ·Bàn giao tuyến đường “Ánh sáng biên cương”
- ·Vụ lật tàu tại Thanh Hóa: Vợ lái tàu kể về chuyến tàu định mệnh
- ·Lúa đông xuân trúng mùa, được giá
- ·Theo dấu những con tàu
- ·Đồng hành với hộ nghèo vùng biên
- ·Thủ tướng chỉ ra ‘đôi cánh’, ‘đường bay’ đến đích thịnh vượng, hùng cường
- ·Cùng làm giàu trên đất quê hương
- ·Hội nghị Trung ương 7: Tăng tuổi nghỉ hưu hướng đến nhiều mục tiêu
- ·Hủ tiếu vào OCOP
- ·“Cú hích” cho sản phẩm OCOP
- ·“Du phượt” chào xuân
- ·dự báo thời tiết dịp thi tốt nghiệp THPT: Nhiều nơi mưa rào và dông mạnh
- ·Người đàn ông tử vong chưa rõ nguyên nhân
- ·Cà Mau tham dự hội chợ nhập khẩu lớn nhất Trung Quốc
- ·Truyền hình trực tiếp khai mạc Festival Tôm Cà Mau trên sóng VTV1 vào 20h10 ngày 10 tháng 12
- ·Điều kỳ lạ và bí mật thú vị của 'Tháp Quỷ' nổi tiếng của Mỹ
- ·Trung tâm phát sóng phát thanh