【panama vs costa rica】Hãy bay lên thật cao, con Rồng Việt Nam!
Không có con đường nào khác,ãybaylênthậtcaoconRồngViệpanama vs costa rica Việt Nam chỉ có một lựa chọn duy nhất với lịch sử là bằng mọi cách phải tăng trưởng và tăng trưởng cao liên tục. |
Nếu không chuẩn bị tiến tới, hãy chuẩn bị tiến tới “không”
Định đề nổi tiếng Herbert Stein phát biểu: “Chênh lệch giữa tăng trưởng 1% và 2% là 100%” (đặt trong bối cảnh của kinh tếMỹ). Tại sao 1 - 2% bằng 100%? Với 1% tăng trưởng, mất 70 năm để thu nhập bình quân đầu người tăng gấp đôi; với 2% tăng trưởng, mất 35 năm tăng gấp đôi. Nghĩa là, với 1% tăng trưởng, phải mất đến 2 thế hệ để thu nhập tăng gấp đôi; trong khi với 2% tăng trưởng, chỉ mất có một thế hệ. Sự khác biệt quá lớn cho thấy những hệ luỵ nghiêm trọng nếu có những sai lầm trong các nhận thức về tăng trưởng và các chính sách kinh tế vĩ mô.
Đối với Việt Nam, để trở thành quốc gia phát triển có thu nhập bình quân đầu người cao vào năm 2045 như tầm nhìn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, phải mất bao nhiêu thế hệ? So sánh mang tính ước lệ với định đề Herbert Stein để thấy, nếu không bứt tốc ngay từ bây giờ, với tốc độ tăng trưởng 5-6%/năm, ít nhất phải mất đến 2 thế hệ, Việt Nam mới có thể đẩy tăng trưởng lên gấp đôi 10-12%. Đối với một quốc gia có xuất phát điểm thấp như Việt Nam, con số có thể lên đến nhiều hơn, chứ không phải chỉ 2 thế hệ.
Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, nếu không bứt tốc, thì chẳng mấy chốc dân số chưa giàu đã già, chỉ có các cụ ông, cụ bà, làm sao gánh nổi cơ đồ? Lúc đó, con cháu sẽ suy nghĩ gì về trách nhiệm của ông cha? Tầm nhìn của Thủ tướng đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao thậm chí còn khiêm tốn, không có gì là phi hiện thực, viển vông. Đó là nguyện vọng hoàn toàn chính đáng.
Không có con đường nào khác, Việt Nam chỉ có một lựa chọn duy nhất với lịch sử là bằng mọi cách phải tăng trưởng và tăng trưởng cao liên tục. Đúng như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói, không thể chấp nhận tư tưởng bàn lùi vào lúc này. Nhưng đó cũng không thể là căn bệnh thành tích mang tính nhiệm kỳ. Đó cũng không thể là cảm hứng nhất thời, đến vào những thời khắc vui nhất khi Việt Nam là tia nắng hiếm hoi toả sáng trên bầu trời đầy mây đen của kinh tế toàn cầu, lại được cộng hưởng bởi những điều thần kỳ mà đội tuyển bóng đá Việt Nam đạt được ở đấu trường châu lục.
Đó phải là một sự tăng trưởng ngoạn mục và liên tục. Đó là khát vọng mãnh liệt, bất tận của toàn dân tộc. Mọi thứ phải được chuẩn bị thật chi tiết, bài bản cho khát vọng hoá Rồng. Ngược lại, nếu không chuẩn bị tiến tới, cũng hãy chuẩn bị tiến tới “không”.
Không đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế, môi trường, văn hoá, văn minh
Dường như đã từ lâu rồi, không nói ra, nhưng hầu như ai cũng ngầm hiểu rằng, tăng trưởng kinh tế cao, nhưng có cái giá phải trả chứ! Lạm phát phải cao thêm, phải hy sinh chút đỉnh môi trường, phải mất chút ít đất đai cho người nước ngoàithuê mướn, nợ công phải tăng lên, chi tiêu chính phủ phải mở rộng.
Những thành quả phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá của Việt Nam là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh kinh tế đầy màu xám của kinh tế toàn cầu, khiến những ai khó tính nhất cũng đầy thán phục. Tuy nhiên, nếu bình tâm lại, không ít điều cần phải được nhận diện thấu đáo.
Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động ở 2 thành phố lớn. Một nguy cơ khủng khiếp khác đang dần hiện hữu là biến đổi khí hậu và thảm họa môi trường mà Việt Nam là quốc gia bị tác động nặng nề nhất. Tăng trưởng kinh tế sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn nếu môi trường sống bị huỷ hoại nghiêm trọng. May thay, Thủ tướng mới đây đã khẳng định điều mà toàn thể người dân chờ đợi từ rất lâu: “Không đánh đổi môi trường, văn hóa và văn minh xã hội lấy kinh tế”.
Một mặt, Thủ tướng yêu cầu phải liên tục tăng trưởng cao, mặt khác cũng đòi hỏi không hy sinh môi trường và các yếu tố văn hoá xã hội. Định hướng của Thủ tướng có thể xem là điều đáng mừng và đáng chờ đợi nhất trong năm 2020. Tầm nhìn và sự kiên định trong chiến lược phát triển kinh tế không đánh đổi môi trường, văn hoá, văn minh là điều kiện tiên quyết bậc nhất để chuyển sang bước ngoặt mới là tăng trưởng liên tục để đưa dân tộc Việt đến bến bờ thịnh vượng.
Tăng trưởng kinh tế cao không thể đánh đổi bằng lạm phát tăng tốc
Nhiệm kỳ Chính phủ vừa qua liên tục chứng kiến hàng loạt chỉ tiêu kinh tế - xã hội bị phá vỡ. Tăng trưởng kinh tế cao gấp 2-3 lần lạm phát giờ không còn là hiện tượng lạ. Lượng tăng cung tiền liên tục ở mức thấp khoảng 13%/năm, bất chấp tăng trưởng kinh tế cứ ngày càng tốt dần lên. Vậy lượng tiền có mối quan hệ mạnh với tăng trưởng hay đã yếu đi nhiều như nhiều thập niên trước? Liệu có cần bơm tiền thêm phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế cho các năm sau?
Có thể có những nhân tố khách quan bên ngoài, như giá cả hàng hoá thế giới, nhất là giá xăng dầu đang ở mức thấp, khiến cho lạm phát cũng ở mức thấp. Và tất nhiên, đó cũng là thành công trong chính sách tài khoá, tiền tệ và sự kết hợp giữa 2 chính sách này đang ở mức tốt nhất. Nhưng nếu thế, sẽ không thể có tăng trưởng cao liên tục. Nguyên nhân cốt lõi phải đến từ những thành quả của cải cách thể chế và môi trường đầu tưđang ngày càng tốt dần lên. Đây phải là điểm bắt đầu tốt nhất đầu tiên, chứ không phải là tiền, để bàn thảo đến chiến lược hoá Rồng.
Các công cụ tiền tệ và tài khoá chỉ có hiệu lực ngắn hạn trên hành trình biến Việt Nam thành cường quốc thịnh vượng. Sở dĩ đặt vấn đề như thế, bởi vì có một vài suy nghĩ, nhân cơ hội này cho rằng, Việt Nam cần phải có những đại công trình lớn, những dự áncơ sở hạ tầng khổng lồ mới có thể đáp ứng được các chiến lược tăng trưởng đầy tham vọng. Luận điểm này không sai. Và rằng, Ngân hàngNhà nước có thể tự tạo ra các công cụ quyền năng, trong số đó có vai trò tạo tiền để “hỗ trợ” cho tăng trưởng. Điều này cũng phù hợp với vai trò của một ngân hàng trung ương. Nhưng 2 mệnh đề này không thể liên kết với nhau.
Gần đây, đã có những lập luận cho rằng, nguồn tài chínhcho các dự án quốc kế dân sinh phải đến từ sự mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Và Ngân hàng Nhà nước, với vai trò tạo tiền, phải luôn sẵn sàng bơm thanh khoản để hỗ trợ các ngân hàng thương mại. Đúng là Ngân hàng Nhà nước tạo tiền, nhưng làm điều đó để hệ thống tài chính vận hành trơn tru, chứ không có chức năng bơm vốn cho các dự án BOT để đẩy mạnh tăng trưởng.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Các đơn vị dịch vụ taxi Nội Bài cần làm gì để cạnh tranh với các hãng taxi công nghệ?
- ·Hơn 370 học viên chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú và thạc sĩ nhận bằng tốt nghiệp
- ·Sáng 30/9, tỷ giá trung tâm tăng 7 đồng
- ·Con gái có nên học nuôi trồng thủy sản?
- ·Tập đoàn An Nông trao 300 phần quà trị giá 150 triệu đồng cho hộ nghèo
- ·Nga đặt Hạm đội Thái Bình Dương trong tình trạng báo động cao
- ·Kiểm tra công tác ôn tập và chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2024
- ·Tây Ban Nha ‘dậy sóng’ vì vụ mẹ dùng người đẻ thuê cho con trai đã mất
- ·Samsung thu hồi hơn 660.000 máy giặt ở Mỹ vì nguy cơ cháy
- ·MB trao 90 tấn gạo hỗ trợ nhân dân TP.Hồ Chí Minh vượt khó chống dịch
- ·Lễ hội xoài Đồng Tháp nâng tầm vị thế và thương hiệu
- ·Chung kết cuộc thi tranh biện tiếng Anh trung học phổ thông cấp tỉnh
- ·Giải quyết chính sách lãi vay và hoàn thuế VAT của dự án BOT
- ·Giải ngân nhanh để đón quà tặng bình an từ BAC A BANK
- ·Cuối ngày, giá vàng SJC lại tăng mạnh
- ·Đăng ký thi thử trực tuyến trên hệ thống
- ·VietinBank SME Stronger 2021: Chi lương vượt khó, gắn bó dài lâu
- ·Cha mẹ cần theo sát và định hướng con trên không gian mạng
- ·Hublot: Thương hiệu đồng hồ hội tụ những nét tinh tế trong từng chi tiết
- ·Ngân hàng gò bó vì được trao nhiều “quyền” khi mua bán trái phiếu