【kingston city】Thấy gì trong "cơn lốc" khủng hoảng tại Hy Lạp?
Thứ nhất, các chủ nợ của Hy Lạp và bản thân nước này hiểu rõ rằng tình hình ngặt nghèo về tài chính và kinh tế của quốc gia này sẽ không sớm được cải thiện. Trước mắt, Hy Lạp vẫn sẽ chỉ là một "con nợ khát nước" với khoản nợ chồng chất. Nợ mới đến hạn phải trả trong khi nợ cũ vẫn chưa trả xong. Chỉ có thể tiếp tục vay, với những điều khoản bất lợi cho Chính phủ Athens, mới có thể giúp cho Hy Lạp tồn tại được và từ đó tìm cách thoát khỏi những khó khăn hiện tại. Việc người dân bỏ phiếu chống lại các biện pháp mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Eurogroup đưa ra không giúp gì cho việc Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng, mà chỉ như một phản ứng bản năng cưỡng lại cái chết, và chỉ khiến nước này "chết" nhanh hơn.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras hiểu rõ rằng việc chấm dứt các cuộc thương lượng với các chủ nợ châu Âu và đưa đất nước tới cuộc trưng cầu dân ý là cách duy nhất để kéo dài thêm thời gian tiến hành những cuộc đàm phán mới nhằm giảm bớt tính khắc nghiệt của các điều kiện mà châu Âu đưa ra. Ông cũng biết rõ nếu không có những khoản tiền "cấp cứu" của ECB thì chỉ trong thời gian ngắn nữa, người dân Hy Lạp sẽ không có thuốc men, lương thực, xăng dầu và tiền mặt để chi tiêu. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Hy Lạp có thể đề xuất những gì với các chủ nợ để đổi lấy sự hỗ trợ ấy? Việc thực hiện các chính sách cải cách kinh tế, thắt chặt chi tiêu - nghĩa là phải hà khắc hơn nữa đối với các khu vực gây tốn kém cho ngân sách - cũng đồng nghĩa với việc phải hy sinh nhiều hơn nữa trong một chương trình dài hạn (ít nhất 10 năm) mới có thể đưa nền kinh tế Hy Lạp thoát khỏi tình trạng nguy cấp hiện tại. Tuy nhiên, ra khỏi khu vực đồng tiền chung euro (eurozone) hoặc sử dụng song song hai đồng tiền euro và drachma cũng không giúp Hy Lạp tránh khỏi thảm họa này, thậm chí còn đẩy Hy Lạp rơi nhanh hơn vào "địa ngục" đói nghèo. Cách duy nhất để Hy Lạp "chữa bệnh" cho chính mình là vẫn tiếp tục ở lại EU.
Tuy nhiên, vấn đề thứ hai là sau "cuộc phiêu lưu Hy Lạp", châu Âu sẽ không còn như trước. Hy Lạp hiện rơi vào tình trạng mà trước đây các nền kinh tế bị khủng hoảng chưa từng mắc phải và vì vậy cần một cách "chữa trị" chưa từng có. Giải quyết vấn đề Hy Lạp không thể chỉ bằng các biện pháp cứng rắn và hà khắc theo kiểu "quan liêu và giáo điều", mà cần thay đổi với hướng tiếp cận nhân văn hơn. Cuộc khủng hoảng Hy Lạp diễn ra đúng vào thời điểm châu Âu đánh mất vai trò quan trọng ở trung tâm của nền kinh tế toàn cầu, khi trọng lượng của kinh tế thế giới chuyển dịch từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Bài học từ sự phá sản của Hy Lạp là không nhỏ.
Đa số cử tri Hy Lạp đã bỏ phiếu bác bỏ những đòi hỏi của các chủ nợ của nước này về việc áp đặt thêm những biện pháp thắt lưng buộc bụng để đổi lấy những khoản cứu nguy mới cho Chính phủ Athens. Liệu các chủ nợ có sẵn sàng rút lại những đòi hỏi kiệm ước và chấp thuận cấp thêm khoản tiền cứu nguy cho Hy Lạp hay không? Câu trả lời hiện vẫn còn để ngỏ, nhưng có một điều mà ai cũng biết, đó là cuộc khủng hoảng này đang xảy ra đối với đồng tiền chung của nhóm 19 quốc gia eurozone và ảnh hưởng lớn tới tương lai của cả khối gồm 28 nước, vì vậy, không có lợi cho cả Hy Lạp lẫn EU. Thực tế này còn tạo một ấn tượng xấu rằng quá trình mở rộng của EU cũng như eurozone cần phải được xem xét một cách kỹ càng để khối này không đi theo hướng hiện tại - một nền kinh tế lỏng lẻo, chia rẽ, với một nhóm các nước giàu chi phối mọi quyết định về kinh tế và tài chính của cả khối.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Muốn giành quyền nuôi con khi đã ly hôn được 6 năm
- ·Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ kỳ vọng phục hồi nửa cuối năm 2023
- ·Xúc động về Pác Bó
- ·Xử lý vụ xâm hại học sinh ở Thanh Sơn, Phú Thọ
- ·Con gái ung thư, cha mẹ bán bò mẹ bê con vẫn không lo đủ tiền
- ·Kiên trì mục tiêu lọt vào tốp ASEAN 4 vào năm 2021
- ·Thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc, toàn diện các nhiệm vụ giai đoạn tới
- ·Quản lý tài khóa hiệu quả giúp Việt Nam ứng phó cú sốc Covid
- ·Người đàn ông bị vỡ sọ não đón nhận 30 triệu đồng
- ·Tưng bừng Ngày hội Chủ nhật Đỏ 2019
- ·Xót cảnh mẹ già 80 tuổi nuôi con tàn tật
- ·Ngành Tài chính thi đua vượt khó, xứng đáng là huyết mạch của nền kinh tế
- ·Diện mạo hạ tầng giao thông tiếp tục được cải thiện
- ·Bộ trưởng Y tế nói gì về nhiệm vụ năm 2019 của ngành?
- ·Cụ bà cô độc nằm chờ chết trong ‘căn nhà hoang’
- ·Bộ Tài chính vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
- ·Mặt hàng sầu riêng đẩy kim ngạch xuất khẩu rau quả 6 tháng năm 2023 gần bằng cả năm 2022
- ·Bộ Y tế cho phép ứng dụng rộng rãi trí tuệ nhân tạo trong điều trị ung thư
- ·Luật bầu cử Đại biểu quốc hội 2015 và những điểm mới
- ·Quyết tâm thư của Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tài chính