【lịch chung kết cúp c1】Nâng hạng tín nhiệm quốc gia: Nỗ lực cải thiện quản lý kinh tế vĩ mô được ghi nhận
* PV: Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P vừa nâng hệ số tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức "BB-" lên mức "BB" với triển vọng “ổn định”. Đồng thời,ânghạngtínnhiệmquốcgiaNỗlựccảithiệnquảnlýkinhtếvĩmôđượcghinhậlịch chung kết cúp c1 S&P cũng khẳng định xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn cho Việt Nam ở mức "B". Ông có nhận định gì về xếp hạng tín nhiệm quốc gia này của Việt Nam?
- Ông Sebastian Eckardt: Tôi nghĩ rằng, việc thăng hạng tín nhiệm quốc gia là một sự công nhận xứng đáng đối với việc quản lý kinh tế vĩ mô được cải thiện của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong vài năm qua. Việc thăng hạng này cùng với sự nâng hạng của 2 cơ quan quốc tế khác là Moody’s và Fitch năm ngoái nhấn mạnh đến hiệu quả kinh tế vững chắc của Việt Nam: tăng trưởng mạnh mẽ với lạm phát thấp, tỷ giá hối đoái tương đối ổn định và dự trữ ngoại hối tăng. Ổn định kinh tế vĩ mô đã trở nên chắc chắn hơn nhiều, kết quả là nền kinh tế ít rủi ro và trở nên kiên cường hơn. Cũng đã có một số tiến bộ trong việc giải quyết rủi ro tài khóa dài hạn và một số điểm yếu của ngành ngân hàng, mặc dù S & P nhấn mạnh trong bản xếp hạng của họ rằng còn nhiều vấn đề dang dở cần giải quyết.
Ông Sebastian Eckardt |
Với việc thăng hạng này, xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam cùng nhóm với các thị trường mới nổi lớn như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi nhưng vẫn thấp hơn Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Philippines – đều đang ở cấp độ tín nhiệm “có thể đầu tư được”.
* PV: Một trong những lý do để S&P nâng hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam là do nợ nước ngoài, nhất là nợ chính phủ Việt Nam đã cải thiện, chính sách tài khóa tốt. Ông đánh giá như thế nào về đóng góp của ngành Tài chính đối với việc Việt Nam được nâng hạng tín nhiệm quốc gia?
- Ông Sebastian Eckardt: Việc Việt Nam khôi phục kỷ luật tài khóa sau vài năm thâm hụt tài khóa tương đối cao chắc chắn đã góp phần thăng hạng tín nhiệm quốc gia. Tỷ lệ nợ công/GDP bắt đầu ổn định trong năm 2017. Cơ cấu nợ công của Việt Nam đã chuyển dần sang cơ cấu có trái phiếu Chính phủ trong nước cao hơn, với thời hạn lâu hơn, và nợ nước ngoài chủ yếu là các nguồn ưu đãi chính thức. Tất cả điều này giúp Việt Nam kiểm soát rủi ro nợ.
Tuy vậy, S&P có lưu ý rằng một số rủi ro tài chính vẫn còn. Thắt chặt tài khóa cho đến nay phụ thuộc rất nhiều vào việc cắt bảo lãnh và đầu tư của Chính phủ cũng như cổ phần hóa. Mặc dù điều này có hiệu quả trong ngắn hạn, nhưng đảm bảo tính bền vững tài khóa dài hạn sẽ đòi hỏi phải cải cách sâu hơn để tăng cường hiệu quả chi tiêu của cả đầu tư và chi thường xuyên, cũng như cải cách thuế để duy trì hiệu quả nguồn thu. Điều này sẽ giảm thâm hụt tài khóa trên một lộ trình bền vững, đồng thời tạo không gian tài chính cho các khoản đầu tư cần thiết vào nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cần thiết để duy trì tiềm năng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam.
* PV: Theo ông, việc xếp hạng tín nhiệm lần đầu tiên được nâng lên sau 9 năm sẽ giúp Việt Nam thu về những hiệu ứng tích cực gì cho nền kinh tế cũng như tăng trưởng kinh tế?
- Ông Sebastian Eckardt: Việc nâng hạng rõ ràng là một tín hiệu tích cực và quan trọng đối với thị trường. Nó sẽ tiếp tục củng cố niềm tin của nhà đầu tư và dẫn đến đầu tư lớn hơn vào Việt Nam. Các quốc gia có xếp hạng tín nhiệm tốt hơn thường hưởng chi phí tài chính thấp hơn và tiếp cận thị trường rộng lớn hơn. Cũng vì xếp hạng tín nhiệm quốc gia đóng vai trò là chuẩn mực cho rủi ro quốc gia, nó không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của Chính phủ mà còn của các doanh nghiệp và ngân hàng của Việt Nam, đặc biệt là các tổ chức phụ thuộc vào thị trường vốn quốc tế. Việc nâng hạng tín nhiệm quốc gia lần này vào thời điểm tốt khi Việt Nam là một nền kinh tế có thu nhập trung bình mới nổi và sẽ ngày càng dựa nhiều hơn vào thị trường vốn để đáp ứng nhu cầu tài chính nói chung. Trong bối cảnh đó, đảm bảo tín nhiệm tín dụng là quan trọng hơn bao giờ hết.
* PV: Theo ông, Việt Nam cần làm gì để có thể duy trì và nâng cao hơn nữa xếp hạng tín nhiệm của mình?
- Ông Sebastian Eckardt: Xếp hạng của Việt Nam hiện đứng ở 2 bậc dưới “mức tín nhiệm đầu tư”. Vì vậy, rõ ràng nâng mức tín nhiệm lên mức độ “đầu tư” là trong tầm tay và tôi nghĩ rằng Việt Nam nên cố gắng để đạt được điều đó. Đạt được mức độ tín nhiệm đầu tư sẽ thu hút các nhà đầu tư tổ chức toàn cầu, sẽ mang lại thanh khoản đáng kể. Ví dụ, các quỹ hưu trí lớn tìm kiếm cơ hội đầu cơ ít mang tính đầu cơ hơn và thường quy định không đầu tư vào các tài sản được xếp hạng dưới mức độ tín nhiệm đầu tư.
Để đạt được điều đó, cần tập trung vào 3 ưu tiên. Đầu tiên, tiếp tục cải cách tài khóa là rất quan trọng để tiếp tục củng cố bền vững tài khóa dài hạn, nhưng cũng để đảm bảo chính sách tài khóa tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng thông qua hệ thống thuế hiệu quả, cũng như hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng và vốn, nhân lực. Thứ hai, các rủi ro trong ngành ngân hàng, bao gồm những khoản nợ xấu còn lại và khoảng đệm vốn còn thấp hơn ở một số ngân hàng gây ra một số rủi ro kéo dài cần được giải quyết. Thứ ba, tăng cường hơn nữa tính minh bạch, ví dụ báo cáo kịp thời hơn về ngân sách, ngân hàng và khu vực bên ngoài sẽ góp phần quản trị hợp lý, tăng cường uy tín và niềm tin thị trường.
* PV: Xin cảm ơn ông!
-------------------------------------------------------------------
Ý kiến chuyên gia:
*Ông Phạm Hoàng Hải - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Ý tại Việt Nam:
Tạo sự “đảm bảo” dài hạn để thu hút các dự án đầu tư lớn
Sau Fitch và Moody’s, bây giờ S&P cũng nâng hạng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên sau 9 năm. Khi cả 3 tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới đồng loạt nâng hạng cho Việt Nam thì chúng ta có quyền hy vọng thu hút được thêm các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) quan trọng.
Xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn là một tiêu chí đánh giá vô cùng quan trọng với các nhà đầu tư. Một quốc gia có xếp hạng tín nhiệm cao đồng nghĩa với rủi ro quốc gia thấp và sẽ an toàn hơn cho dòng vốn của nhà đầu tư. Triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2019 cũng khá khả quan khi các chuyên gia dự đoán Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng khoảng 6,8%. Các doanh nghiệp (DN) đang hoạt động tại Việt Nam đều hoạt động khởi sắc, đặc biệt đối với các DN xuất khẩu đang đứng trước cơ hội có thêm được các khách hàng mới tiềm năng do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung mang lại. Tôi tin rằng, trong 3 năm tới sẽ có thêm nhiều dự án lớn đầu tư về cơ sở hạ tầng, năng lượng, về dịch vụ cho người dân.
Các dự án đầu tư lớn thường có quy mô vài trăm triệu USD đến một vài tỷ USD và thời điểm hoàn vốn của họ thường sau tối thiểu là 10 năm. Do đó, 1 sự "đảm bảo" về ổn định kinh tế quốc gia dài hạn và không có những rủi ro về mặt chính trị cũng như kinh tế vĩ mô là điều vô cùng quan trọng trong quyết định của nhà đầu tư. Đây cũng chính là một lợi thế mà Việt Nam có, so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.
* Ông Hoe Ee Khor - Chuyên gia Kinh tế trưởng của AMRO (Văn phòng Cơ quan nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3):
Nâng hạng tín nhiệm quốc gia thể hiện rõ nỗ lực kiểm soát nợ công
Việc cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia phản ánh tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam và vị thế trên thị trường quốc tế được tăng cường. Việc cải thiện xếp hạng này cũng là kết quả của tăng trưởng kinh tế cũng như các nỗ lực củng cố tài khóa mà Chính phủ đang thực hiện để kiểm soát nợ công. Việc nâng hạng này cũng do những tiến bộ đáng kể đạt được trong việc củng cố thị trường tài chính, như giải quyết các khoản nợ xấu và các quy định chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Mặc dù hệ thống ngân hàng có bộ đệm vốn tương đối thấp và nợ xấu vẫn còn lớn, nhưng thị trường đã cảm nhận rõ ràng rằng chính quyền đang nỗ lực thực hiện các bước để giải quyết các lỗ hổng. Thật vậy, một số ngân hàng đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết nợ xấu trong vài năm qua và Việt Nam cũng đang chuẩn bị triển khai tuân thủ Hiệp ước về vốn Basel II trong năm 2020. Hai tín hiệu đáng mừng này cũng có thể đóng góp vào việc Việt Nam được tăng xếp hạng tín nhiệm.
Việc nâng hạng tín nhiệm quốc gia sẽ hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư và khuyến khích dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ vào nền kinh tế Việt Nam, điều này sẽ có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Điều cần thiết là khung pháp lý phải được phát triển phù hợp với sự tăng trưởng của thị trường tài chính để đảm bảo sự mở rộng các hoạt động kinh tế bền vững.
Luyện Vũ (thực hiện)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Viêm đại tràng nặng do tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
- ·Ceremony marks 70th anniversary of day of volunteer soldiers
- ·Kazakhstan’s lower house leader starts official visit to Việt Nam
- ·Party official receives New Zealand finance minister
- ·Chính phủ dự kiến phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh
- ·Party official receives IMF guest
- ·NA concerned over security risks as Gov't mulls visa exemption for foreigners
- ·NA concerned over security risks as Gov't mulls visa exemption for foreigners
- ·Có nên đăng ký 4G Viettel gói cước ST90K hay không?
- ·National Assembly begins important discussion on socio
- ·Hà Nội: Thành lập đoàn kiểm tra công vụ ngay sau kỳ nghỉ Tết
- ·Environmental violations and property scams focus of NA discussion
- ·PM attends ASEAN
- ·Reluctance to act biggest threat to VN's development: PM
- ·Cần quan tâm bố trí vốn thực hiện các công trình giao thông kết nối
- ·Việt Nam assumes ASEAN Chairmanship
- ·Prime Minister hosts new Lao ambassador
- ·Việt Nam rejects China’s statement on sovereignty over Trường Sa islands
- ·Giá vàng trong nước đi ngang khi giá thế giới bật tăng
- ·PM Nguyễn Xuân Phúc holds meetings at ASEAN Summit