【nhận định trận paris saint germain】Giải ngân vốn đầu tư công năm 2020: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục
Quyết liệt triển khai các giải pháp ngay từ đầu năm
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, tạo đà cho phát triển kinh tế, ngay từ đầu năm 2020, Chính phủ đã rất chú trọng đến công tác này. Nếu như ở các năm trước, việc giao vốn chậm đã khiến cho công tác giải ngân “ì ạch”, thì trong năm 2020, Chính phủ đã thực hiện giao kế hoạch vốn từ rất sớm cho các bộ, ngành, địa phương và chỉ thực hiện giao một lần (không giao bổ sung). Đây chính là một bước cải cách lớn giúp các bộ, ngành, địa phương sớm phân bổ kế hoạch vốn cho các đơn vị trực thuộc để làm căn cứ, chủ động triển khai sớm các dự án được giao thực hiện trong năm 2020.
Đồng thời, Luật Đầu tư công 2019 (thay thế cho Luật Đầu tư công năm 2014) nhanh chóng được áp dụng từ ngày 1/1/2020 có nhiều quy định được cho là tiến bộ hơn giúp cho công tác giải ngân vốn đầu tư thuận lợi hơn.
Cụ thể, quy trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đã được phân cấp triệt để cho các bộ, ngành, địa phương. Điều này đã góp phần cải thiện, tháo gỡ một số điểm còn hạn chế trong việc phân bổ, giải ngân vốn thường gặp khi thực hiện theo luật cũ.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tháng 1/2021 đạt trên 3% kế hoạch
Báo cáo từ Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 1/2021, nguồn vốn đầu tư công năm 2021 ước giải ngân được 15.000 tỷ đồng, đạt trên 3% kế hoạch vốn được giao. Tỷ lệ giải ngân hiện còn thấp do hầu hết các bộ, ngành, địa phương đang tập trung triển khai công tác phân bổ kế hoạch vốn và nhập dự toán chi cho các dự án. Hơn nữa, Luật Đầu tư công năm 2019 đã phân cấp cho người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh điều chỉnh kế hoạch đầu tư hàng năm vốn ngân sách trung ương giữa các dự án thuộc danh mục đã được cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không vượt quá tổng mức vốn đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch. Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động hơn trong việc điều chỉnh vốn thuộc phạm vi quản lý.
Ngoài ra, luật đã bổ sung quy định về quy trình điều chỉnh vốn nên đã rút ngắn thời gian điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công so với quy trình tại Luật Đầu tư công năm 2014.
Đặc biệt, ngay từ những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 lan rộng với những diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Nhiều dự án, công trình do thực hiện giãn cách xã hội nên thiếu nhân lực, thiếu nguồn nguyên vật liệu vì thế không có khối lượng hoàn thành để giải ngân.
Trước thực tế này, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn dịch bệnh. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT- TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và ứng phó với dịch Covid-19; Chính phủ ban hành Nghị quyết số 84/NQ- CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Cùng với đó, Chính phủ còn thành lập các đoàn công tác do đích thân Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng hoặc bộ trưởng các bộ chức năng liên quan làm trưởng đoàn nhằm trực tiếp nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải ngân nguồn vốn để đưa ra giải pháp kịp thời giúp cho công tác giải ngân vốn đầu tư được đẩy nhanh…
Với các giải pháp đưa ra và được thực hiện đồng bộ, dịch Covid-19 đã tạm thời được khống chế, hoạt động xã hội trở lại trạng bình thường, góp phần tạo đà bứt phá cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản, tỷ lệ giải ngân từ đó đã tăng lên.
Cả hệ thống kho bạc cùng vào cuộc
Là cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm soát khâu cuối cùng của dự án là thanh toán vốn, Kho bạc Nhà nước (KBNN) cũng rất “sốt ruột” khi nguồn vốn nằm đó mà không thể giải ngân. Với trách nhiệm được giao, KBNN đã nhanh chóng triển khai thực hiện hàng loạt những cải cách, đổi mới trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư theo quy định của Bộ Tài chính. Theo đó, thời gian kiểm soát, thanh toán vốn đã được rút gọn xuống còn 3 ngày làm việc (trước đây là 7 ngày). Đồng thời, thời gian thanh toán cũng đã được rút ngắn tối đa xuống còn 1 ngày làm việc kể từ khi KBNN nhận đủ hồ sơ, chứng từ hợp lệ của đơn vị sử dụng ngân sách. Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi tối đa cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, toàn hệ thống KBNN đã tích cực áp dụng phương thức “thanh toán trước, kiểm soát sau” đối với hợp đồng thanh toán nhiều lần theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ- CP quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc.
Ngoài ra, KBNN đã thực hiện cơ chế một cửa một giao dịch viên trong kiểm soát chi NSNN. Với cơ chế này, người tiếp nhận hồ sơ cũng chính là người xử lý công việc cho đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS), từ đó đã rút ngắn thời gian thanh toán, giảm bớt được đầu mối kiểm soát chi.
Trong năm 2020, toàn hệ thống KBNN đã hoàn thành việc “phủ sóng” dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). DVCTT của KBNN được đánh giá là bước cải cách đột phá khi tạo thêm được một kênh giao dịch điện tử để khách hàng có thể tự do lựa chọn giao dịch, giảm chi phí đi lại, chờ đợi cho khách hàng. Hơn nữa, việc sử dụng DVCTT với chữ ký số đã tăng cường tính bảo mật, tránh việc giả mạo chữ ký, con dấu của đơn vị SDNS. Thêm vào đó, DVCTT đã giúp đơn vị SDNS cũng như KBNN giám sát quá trình xử lý hồ sơ và kiểm soát chi NSNN; nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch trong công tác kiểm soát chi NSNN nói riêng và giao dịch với khách hàng nói chung…
Tại các KBNN địa phương, ngoài việc thực hiện các cải cách trong kiểm soát chi nguồn vốn đầu tư công theo các quy định của Bộ Tài chính, KBNN thì công tác đôn đốc chủ đầu tư, ban quản lý dự án hoàn thành hồ sơ gửi đến Kho bạc thanh toán khi có khối lượng được nghiệm thu cũng được các đơn vị hết sức coi trọng. Do đó, các KBNN địa phương đã bám sát tiến độ xây dựng của các công trình, dự án để đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án hoàn thành hồ sơ gửi đến Kho bạc ngay khi có khối lượng để thanh toán, không để dồn vào cuối năm.
Đồng thời, các KBNN địa phương đã thực hiện nghiêm các quy định về công khai quy trình, hồ sơ và thời gian kiểm soát thanh toán; hướng dẫn, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư khi đến giao dịch tại kho bạc; nghiêm cấm các hành vi sách nhiễu, gây chậm trễ, khó khăn cho các chủ đầu tư trong quá trình thực hiện giải ngân nguồn vốn.
Với những giải pháp quyết liệt đã triển khai đồng bộ từ trung ương đến địa phương, kể từ tháng 6/2020, công tác giải ngân vốn đầu tư đã có nhiều khởi sắc. Dự kiến đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm 2020 (ngày 31/1/2021), tỷ lệ giải ngân nguồn vốn năm 2020 đạt gần 97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Đây là tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 (năm 2016 giải ngân đạt 92%; năm 2017 giải ngân đạt trên 82%; năm 2018 giải ngân gần 83%; năm 2019 giải ngân 85%).
Theo đánh giá từ KBNN, công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đã cơ bản cán đích thành công, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đa phần các doanh nghiệp. Đây được coi là nền tảng vững chắc, tạo đà cho việc thực hiện tốt kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nói chung và kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 nói riêng.
Tỷ lệ giải ngân đạt gần 97% kế hoạch Dự kiến đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 (ngày 31/1/2021), tỷ lệ giải ngân nguồn vốn năm 2020 đạt gần 97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Đây là tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 (năm 2016 giải ngân đạt 92%; năm 2017 giải ngân đạt trên 82%; năm 2018 giải ngân gần 83%; năm 2019 giải ngân 85%). |
Vân Hà
(责任编辑:World Cup)
- ·Tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm
- ·Bàn giải pháp nâng tầm giá trị nông sản Việt
- ·Giao tranh ác liệt sang ngày 5, Ukraine bác tin thủ đô bị bao vây
- ·Pháp tăng cường cứu hộ và hỗ trợ y tế hậu bão Chido
- ·Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp
- ·“Quả ngọt” từ trảng cát
- ·Video người dân Ukraine nhận hàng viện trợ từ Nga
- ·Vì một Đông Ba xanh
- ·Giá vàng hôm nay 11/12/2023: SJC đắt hơn thế giới gần 15 triệu đồng/lượng
- ·Phát hiện hơn 2 kg ma túy giấu trong máy hát đĩa
- ·Lan tỏa cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'
- ·Chị Liên và bước ngoặt đổi đời khi tìm được công việc ổn định tại Huế qua Vieclamnhamay.vn
- ·Hợp tác độc quyền bancassurance tiếp tục tăng trưởng
- ·Thành phố Kharkiv của Ukraine tan hoang sau khi bị oanh tạc
- ·Giá vàng hôm nay 3/9: Vàng thế giới giảm mạnh ở mức 1939,6 USD/oz
- ·Trưởng thôn La Tưng “hai giỏi”
- ·Tỷ lệ giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động mới đạt khoảng 5,4%
- ·Đức: Thủ tướng Olaf Scholz bước vào cuộc chiến chính trị quyết định
- ·Liên kết hợp tác
- ·ĐH Huế giảm học phí cho sinh viên năm 1 ở 4 tỉnh miền Trung