【soi keo chile】Tái cơ cấu ngành hàng chủ lực
(CMO) Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến 2030; huyện Ngọc Hiển đã chọn 3 ngành hàng chủ lực là tôm, cua biển và ngành hàng gỗ… Đây là những ngành hàng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân, tạo nội lực cho huyện khởi sắc.
Huyện có lợi thế về diện tích mặt nước thuận lợi trong nuôi tôm, cua và có diện tích trồng rừng đảm bảo tỷ lệ che phủ theo quy định. Vài năm trở lại đây, những mặt hàng này đem lại nguồn thu nhập cao cho nhân dân, là ngành mũi nhọn của địa phương được đánh giá có ưu điểm nổi trội hơn các ngành hàng khác. Đặc biệt về lợi thế tôm, cua giống được sản xuất tại địa phương. Hằng năm, từ mô hình nuôi tôm, cua thu nhập trên 100 triệu đồng; cây rừng đến tuổi khai thác (khoảng 10 năm) hộ dân thu nhập trên 500 triệu đồng/ha.
Phát triển làng nghề truyền thống còn là mục tiêu quan trọng để Ngọc Hiển cơ cấu lại các làng nghề gắn liền với phát triển du lịch. |
Để phát huy hiệu quả kinh tế đối với những ngành hàng chủ lực, huyện tiếp tục chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nhân dân, quản lý chặt chẽ tình hình ô nhiễm môi trường, tiến đến việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, hình thành các HTX để tăng sản lượng, giảm giá thành đầu tư trên các mặt hàng tôm, cua biển, gỗ, đảm bảo giá cả ổn định, nhân dân không bị tư thương ép giá.
Theo chủ tịch UBND huyện Lý Hoàng Tiến, đến nay, huyện Ngọc Hiển đã phát triển được gần 8.000 ha nuôi tôm được thế giới chứng nhận sinh thái, năng suất nuôi đạt khoảng 230-250 kg/ha/vụ nuôi (tăng hơn so với nuôi truyền thống từ 30-50 kg/ha). Mặt hàng cua nuôi đã được nâng lên sản lượng, tạo thế mạnh của huyện. Trong tổng số 13 HTX đa ngành nghề, có 4 HTX chuyên nuôi tôm đạt hiệu quả, trên 35 tổ hợp tác nuôi sinh thái, 217 cơ sở chuyên sản xuất giống tôm sú. Huyện sẽ mời gọi các nhà khoa học nghiên cứu để áp dụng hiệu quả trên lĩnh vực sản xuất tôm, cua biển, hướng đến ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Cũng theo ông Tiến, khó khăn hiện nay của huyện là diện tích nuôi thuỷ sản trên 23.000 ha, nhưng ngành nghề nuôi tôm luôn tác động, ảnh hưởng môi trường, dịch bệnh phát triển mạnh, chưa có doanh nghiệp, nhà đầu tư để bao tiêu sản phẩm cho nông dân, phần lớn sản phẩm làm ra phụ thuộc vào tư thương, điệp khúc trúng mùa, rớt giá năm nào cũng có, nhưng huyện vẫn chưa có giải pháp khắc phục. Do vậy, huyện sẽ tiếp tục liên kết với các nhà sản xuất để bao tiêu sản phẩm, nâng giá thành cho nông dân, kiên quyết không để tôm bị nhiễm tạp chất, kháng sinh, xây dựng thương hiệu, thế mạnh mặt hàng tôm sú đối với các thị trường khó tính như: Mỹ, EU… tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của huyện, nâng cao đời sống cho hộ dân.
Theo kế hoạch, đến 2020 huyện sẽ tập trung phát triển 18.810 ha nuôi trồng thuỷ sản được thế giới chứng nhận đạt chuẩn sinh thái. Đối với tôm sú, phấn đấu đạt năng suất bình quân 250 kg/ha. Đối với ngành hàng cua, hình thành những khu vực nuôi tập trung kết hợp với diện tích nuôi tôm sinh thái, đạt sản lượng từ 35.000-40.000 tấn/năm, diện tích cây rừng đảm bảo tỷ lệ che phủ 55%. Huyện sẽ tập trung thay đổi tư duy, canh tác của nông dân, hướng đến những mô hình sản xuất hiệu quả, đạt sản lượng cao.
Theo ông Đào Văn Tươi, ấp Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, phát triển ngành hàng chủ lực là hướng đi phù hợp. Bởi việc xác định đúng đối tượng nuôi giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất, áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào canh tác, hạn chế việc sản xuất theo truyền thống, lạc hậu như trước đây. Riêng gia đình ông Tươi, với diện tích đất khoảng 3,5 ha được chứng nhận nuôi sinh thái năm 2017, gia đình thả nuôi tôm sú, kết hợp nuôi thêm cua thu nhập cao hơn trước từ 7-10 triệu đồng/ha.
Trưởng Ban Quản lý rừng Phòng hộ Kiến Vàng Huỳnh Văn Xê chia sẻ: “Cơ cấu ngành hàng gỗ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển giúp nông dân nâng cao ý thức trồng, bảo vệ rừng, hạn chế việc chặt phá cây rừng trái phép. Cây rừng còn giúp nông dân làm giàu nhờ việc trồng và kết hợp nuôi thuỷ sản dưới tán rừng”.
Theo đề án, huyện sẽ phát triển ít nhất 3 HTX trên lĩnh vực nuôi tôm sú hiệu quả, 2 HTX nghề gắn liền với ngành hàng gỗ, tiếp tục hình thành, phát triển nhãn hiệu cua biển Ngọc Hiển. Huyện sẽ trích ngân sách hằng năm khoảng 1 tỷ đồng để thí điểm, phát triển mô hình hiệu quả trên các lĩnh vực cơ cấu./.
Chí Hiểu
(责任编辑:Thể thao)
- ·Dọn về nhà ngoại ở vì cả nhà chồng quá 'mê tín'
- ·Bắt đối tượng người Trung Quốc vận chuyển hơn 2,5 tấn pháo nổ vào Việt Nam
- ·Nhận bảo hiểm xã hội một lần gây sức ép lên hệ thống an sinh xã hội
- ·Địa chỉ nâng mũi uy tín được nhiều chị em lựa chọn
- ·Nhà anh giàu, em không có quyền yêu sao?
- ·Ngã từ ban công tầng 3, đại sứ Italia tại Australia tử vong
- ·Hè phố Sài Gòn xưa qua ống kính nhiếp ảnh gia Đức
- ·Đưa chính sách đến với người lao động tự do
- ·Cảm giác xấu hổ vì người yêu
- ·Tỷ giá Euro hôm nay 13/8/2023: Giá Euro tăng
- ·Anh chuẩn bị rồi, không yêu thì cùng 'chết'
- ·Biển người vây quanh xe chở ông Kim Jong Un
- ·Giá heo hơi hôm nay ngày 13/8/2023: Ghi nhận mức cao nhất 63.000 đồng/kg
- ·Làm giả lý lịch và đút lót, quan tham tiến thân vùn vụt
- ·Nhà phân phối kí hợp đồng vô thời hạn với đại lý được không?
- ·Hàng loạt lãnh đạo thế giới lên án Nga tấn công Ukraine
- ·Tìm hướng kéo giảm tảo hôn, sinh con thứ 3 ở A Lưới
- ·Lan tỏa giá trị sống bằng tình yêu ẩm thực
- ·Bố có nhân tình, đau lòng con gái!
- ·Chiến sự Ukraine ngày thứ hai: Ông Putin nêu điều kiện đàm phán