【bình định vs hà nội】Đề xuất giảm kinh phí công đoàn còn 1% với doanh nghiệp trên 3.000 lao động
Sáng 24/10,Đềxuấtgiảmkinhphícôngđoàncònvớidoanhnghiệptrênlaođộbình định vs hà nội Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Báo cáo tiếp thu, giải trình dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trong quá trình thảo luận có nhiều ý kiến đề nghị tiếp tục duy trì mức kinh phí công đoàn 2%. Một số ý kiến chưa đồng tình với mức phí này và đề nghị kinh phí công đoàn do tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng góp theo tinh thần tự nguyện.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng kể từ khi có Luật Công đoàn năm 1957, kinh phí công đoàn được thực hiện liên tục. Việc duy trì nguồn thu 2% kinh phí công đoàn nhằm chăm lo cho người lao động và bảo đảm bộ máy hoạt động công đoàn, thể hiện sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nguồn kinh phí này cũng giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc bảo đảm nguồn tài chính để Công đoàn Việt Nam, nhất là công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chăm lo phúc lợi xã hội cho người lao động; đặc biệt là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Để phù hợp với thực tiễn, dự thảo Luật đã bổ sung một số nhiệm vụ chi mới như chi cho công đoàn cơ sở mà tại đó tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn được miễn, giảm đóng kinh phí công đoàn.
Kinh phí công đoàn cũng được dành để chi xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân thuê, xây dựng công trình công cộng cho đoàn viên, người lao động, thiết chế công đoàn chủ yếu từ số tài chính công đoàn tích lũy của cấp tỉnh, TP và tương đương và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Thảo luận tại hội trường, đại biểu Trần Nhật Minh (đoàn Nghệ An) đề nghị tiếp tục duy trì mức kinh phí công đoàn 2% và quy định như dự thảo Luật.
Đại biểu cho rằng nguồn kinh phí công đoàn đã được duy trì và phát huy có hiệu quả hơn 60 năm qua. Nguồn kinh phí này được sử dụng tại công đoàn cơ sở chủ yếu để chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động.
Ngoài ra, dự thảo Luật đã bổ sung một số nội dung để phù hợp với thực tiễn, như quy định tạm dừng, miễn giảm đóng kinh phí công đoàn với các tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn. Vì vậy, khi thực hiện chính sách này nguồn thu từ kinh phí công đoàn dự kiến sẽ giảm.
Tuy nhiên, khi đó công đoàn cấp trên vẫn thực hiện hỗ trợ và bảo vệ duy trì quyền lợi cho đoàn viên, người lao động tại công đoàn cơ sở thuộc trường hợp tạm dừng, miễn giảm đóng kinh phí công đoàn.
Do đó, ông Minh nhấn mạnh việc luật hóa và tiếp tục duy trì kinh phí công đoàn 2% là hết sức cần thiết, bảo đảm công đoàn thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
Tranh luận sau đó, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) khẳng định kinh phí công đoàn 2% được duy trì giai đoạn trước đây là hợp lý, khi đó người lao động thời kỳ này chủ yếu là cán bộ, nhân viên làm việc trong cơ quan nhà nước.
Khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ông cho rằng thu kinh phí này không còn hợp lý. Bởi vì hiện nay số lượng doanh nghiệp Việt Nam rất lớn; số lượng người lao động từ vài trăm, vài nghìn, thậm chí cả vạn người.
Nếu đóng phí công đoàn 2%, ông Trí cho rằng sẽ là gánh nặng với doanh nghiệp có nhiều người lao động. Ông đề nghị với doanh nghiệp dưới 500 lao động thì kinh phí là 2%; doanh nghiệp từ 500 đến dưới 3.000 người đóng kinh phí 1,5%; doanh nghiệp trên 3.000 người chỉ đóng 1%.
Giải trình sau đó, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho hay, về kinh phí công đoàn, đại đa số các đại biểu đồng tình với mức 2% và trong quá trình soạn thảo đã báo cáo tiếp thu giải trình những ý kiến có liên quan về kinh phí công đoàn.
Ông nói kinh phí công đoàn được để lại công đoàn cơ sở hiện nay là 75% để chăm lo cho người lao động. Ông hoan nghênh các doanh nghiệp có chế độ phúc lợi cao hơn, có lợi cho người lao động.
Với vấn đề doanh nghiệp khó khăn, ông Khang nêu rõ ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã thiết kế điều khoản mới so với luật cũ là về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·4 món mỹ phẩm càng dùng sớm càng trẻ lâu
- ·Tấm huy chương lịch sử của kình ngư Ánh Viên
- ·VFF tính đưa U23 Việt Nam đi tập huấn ở châu Âu
- ·Nỗ lực tăng thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu
- ·Các bộ vào cuộc làm rõ vụ xe chở cây 'khủng' có dấu hiệu vi phạm pháp luật
- ·Trước thềm vòng chung kết EURO 2012: Đội tuyển Ý bị đánh giá thấp!
- ·Kiểm soát, bình ổn thị trường xăng dầu
- ·SEA Games 28 tại Singapore có tối đa 36 môn thi đấu
- ·Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: 'Muốn về đích, không thể đi một mình'
- ·Đại hội học sinh Đông Nam Á: Việt Nam dẫn đầu với 16 HCV
- ·Thi công chưa đúng bản vẽ thiết kế, cầu gần 1 tỷ đang xây dựng bỗng đổ sập
- ·Thu ngân sách tháng 8 giảm, nhưng 8 tháng năm 2022 vẫn tăng 19,4%
- ·Nông dân thời 4.0
- ·Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư
- ·Khoa học và Công nghệ năm 2020
- ·HCV của cô gái vượt bệnh tim, chạy chân trần Việt Nam
- ·Người nuôi dê sống khỏe nhờ giá ổn định
- ·Việt Nam vô địch Giải bóng đá U21 Quốc tế Báo Thanh Niên 2013
- ·Hà Nội: Tài xế chạy xe ba gác bị đánh tử vong sau va chạm giao thông
- ·Đồng Phú đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh