【ti so bóng đá】Hàng loạt cựu cán bộ bị truy tố vì sai phạm đền bù dự án hồ thủy lợi
Hàng loạt cựu cán bộ bị truy tố vì sai phạm đền bù dự án hồ thủy lợi
Phạm Hoàng(Dân trí) - Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai đã truy tố 7 bị can liên quan tới sai phạm trong việc đền bù tại dự án hồ thủy lợi Ia Mơr, huyện Chư Prông.
Gian dối trong lập hồ sơ đền bù dự án
Ngày 3/7, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai cho biết đã ban hành cáo trạng truy tố các bị can liên quan đến sai phạm trong thực hiện thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư ở xã Ia Mơ, huyện Chư Prông.
Ông Hà Ngọc Thẩn (SN 1962, nguyên Trưởng ban đền bù giải phóng mặt bằng huyện Chư Prông) bị truy tố tội Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và Sử dụng trái phép tài sản.
Nguyễn Thị Luyên (SN 1984, kế toán của ban đền bù huyện Chư Prông) bị truy tố về tội Tham ô tài sản và Sử dụng trái phép tài sản.
Quách Văn Lực (SN 1987, nhân viên ban đền bù huyện) và Bùi Đình Hiếu (SN 1986, địa chính xã Ia Mơ) cùng bị truy tố về tội Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Nguyễn Tiến Tạo (SN 1981, nguyên Phó trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) huyện Chư Prông), Nguyễn Ngọc Ánh (SN 1986, chuyên viên Phòng TN-MT), Rơ Lan Chim (SN 1979, nguyên Chủ tịch UBND xã Ia Mơ) cùng bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trịnh Minh Hòa (SN 1983, làm nông ở xã Ia Mơ) bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó năm 2016, huyện Chư Prông được tỉnh Gia Lai giao nhiệm vụ triển khai thực hiện việc thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ tái định cư trong dự án đầu tư hệ thống kênh nhánh thủy lợi Ia Mơ.
Với cương vị là trưởng ban đền bù, Thẩn đã giao trách nhiệm cho Quách Văn Lực đi kiểm kê thực tế diện tích đất và tài sản trên đất của người dân dọc hệ thống kênh Đông - Tây (thuộc Dự án công trình thủy lợi Hồ chứa nước Ia Mơr, xã Ia Mơ).
Trong quá trình thực hiện, Lực biết các thửa đất của 10 hộ dân được Trung đoàn 710 bố trí ở tạm vào năm 2010, 2011 để ổn định đời sống, không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bồi thường, chuyển đổi nghề, đào tạo việc làm theo quy định.
Tuy nhiên, Lực vẫn xin ý kiến Thẩn để lùi thời điểm sử dụng đất của 10 người dân này về trước năm 2008 nhằm đủ điều kiện bồi thường, hỗ trợ.
Sau đó, Lực cùng Bùi Đình Hiếu (địa chính xã Ia Mơ) lùi thời gian của 10 hộ dân này về các năm 2004, 2006, 2007, ghi thêm nguồn gốc đất là nhận chuyển nhượng để hợp thức hóa giấy tờ.
Với thủ đoạn tương tự, Lực còn làm thêm bộ hồ sơ để ông Rơ Mah Nheng đủ điều kiện bồi thường, hỗ trợ của nhà nước.
Không kiểm tra vì... tin tưởng cấp dưới
Nhận hồ sơ từ cán bộ địa chính xã, ông Rơ Lan Chim (nguyên Chủ tịch UBND xã Ia Mơ) không kiểm tra lại nguồn gốc đất, thành phần hồ sơ mà ký xác nhận trong tờ khai nguồn gốc đất, không đúng với thực tế để các hộ dân được nhận hỗ trợ, đền bù.
Các hồ sơ sau khi ký ở xã Ia Mơ được chuyển lên Phòng TN-MT huyện Chư Prông để kiểm tra, thẩm định. Tại đây, Nguyễn Tiến Tạo và Nguyễn Ngọc Ánh vì tin tưởng nên kiểm tra sơ sài, không phát hiện sự gian dối trong các hồ sơ của các hộ dân. Sau đó, Tạo đã ký đồng ý với phương án đền bù dẫn đến việc hỗ trợ trái quy định gần 1 tỷ đồng.
Đồng thời, từ tháng 6 đến tháng 12/2018, với cương vị là trưởng ban đền bù, giải phóng mặt bằng của huyện, Thẩn đã chỉ đạo bằng miệng cho Nguyễn Thị Luyên sử dụng tiền đền bù của 3 công trình để gửi trái phép vào 29 sổ tiết kiệm cá nhân mang tên Nguyễn Thị Luyên tại một số ngân hàng với tổng số tiền hơn 41 tỷ đồng, lãi phát sinh hơn 200 triệu đồng.
Trong quá trình chi trả tiền cho các hộ dân bị giải phóng mặt bằng, Luyên còn chiếm đoạt hơn 160 triệu đồng tiền của ngân sách nhà nước.
Theo cơ quan chức năng, bị can Thẩn, Tạo, Lực, Hiếu, Chim và Ánh có hành vi Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư và thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho nhà nước tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Bị can Thẩn và Luyên sử dụng trái phép hơn 41 tỷ đồng tiền đền bù của các công trình để gửi tiết kiệm. Luyên còn có hành vi lập chứng từ khống để chiếm đoạt hơn 161 triệu đồng.
Trịnh Minh Hòa có hành vi gian dối lập giả giấy đổi đất cho ông Rơ Mah Nheng để ông Nheng đứng tên đi nhận hộ tiền nhằm chiếm đoạt gần 649 triệu đồng của nhà nước.
Trước đó, tháng 6/2021, tiểu dự án đầu tư xây dựng 12 tuyến kênh nhánh (thuộc dự án hồ thủy lợi Ia Mơr) nhằm phục vụ tưới tiêu cho khoảng 1.000ha đất canh tác tại xã Ia Mơ.
Tại dự án có nhiều công trình không phép mọc lên trên các tuyến kênh nhằm nhận tiền đền bù; nhiều căn nhà bằng ván cũ, mái lợp tôn được dựng trên đường quy hoạch tuyến kênh. Mỗi căn nhà có diện tích khoảng 100m2 nhưng chỉ có bộ khung nhà, bên trong trống trơn.
Dự án hồ thủy lợi Ia Mơr được đầu tư với kinh phí khoảng 3.000 tỷ đồng, nhằm phục vụ cấp nước tưới cho khoảng 14.000ha đất canh tác.
(责任编辑:World Cup)
- ·Thủ tướng: Trong khó khăn phải cải cách mạnh mẽ, đưa đất nước tiến lên
- ·Nhiều địa phương nói không với quà tặng ngày 20/11
- ·Một nữ sinh Việt Nam xuất sắc cùng đội tuyển Australia vô địch INC
- ·Trả lời nhanh như chớp, 10X trường Quốc học Huế giành vòng nguyệt quế Olympia
- ·Toàn văn Báo cáo Thủ tướng trình bày trước Quốc hội
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Trập trùng' hay 'chập chùng'?
- ·Thư tay đặc biệt của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa hơn 1.700km
- ·Khai trương tủ sách EVNNPC 'Năng lượng từ tri thức'
- ·Tin tức mới nhất vụ cô giáo lùi xe khiến 2 học sinh thương vong
- ·Khai trương tủ sách EVNNPC 'Năng lượng từ tri thức'
- ·Đức có 156 tỷ euro vay mới, ủy quyền nợ 200 tỷ euro vì Covid
- ·Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia trở thành tiến sĩ hàng không tại Pháp
- ·Nước lũ lên cao, Thừa Thiên
- ·Hồ nước nào rộng nhất thế giới?
- ·Câu chuyện đằng sau bức ảnh chụp Bác Hồ và Chủ tịch Kim Nhật Thành
- ·Trường đại học đầu tiên của Việt Nam do ai làm hiệu trưởng?
- ·Cứ 10 giáo viên thì 3 người dạy thêm
- ·Thầy giáo Hàn Quốc trượt tuyết đi làm nhanh như ô tô gây sốt mạng
- ·Hà Nội: Tập trung phát triển lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định
- ·ĐH Trà Vinh trao học bổng khuyến khích học tập hơn 3,5 tỷ đồng